Khởi tố cựu thanh tra nhận hối lộ liên quan vụ ‘bảo kê’ mặt biển ở Kiên Giang
Thông qua quen biết, các đối tượng móc nối, đưa hối lộ cho Trần Thanh Liêm – thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang – để chi phối lực lượng kiểm ngư.
Ngày 13/7, liên quan hoạt động “bảo kê” trên vùng biển Kiên Giang, mở rộng điều tra vụ án, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện An Minh đã khởi tố bổ sung vụ án “Đưa, nhận và môi giới hối lộ”.
Bị can Phạm Minh Quyết bị khởi tố bổ sung về tội đưa hối lộ. Ảnh: CTV
Cụ thể, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bổ sung tội “Đưa hối lộ” đối với bị can Phạm Minh Quyết (40 tuổi, ngụ huyện An Minh). Đối tượng này trước đó đã bị khởi tố, tạm giam về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Đồng thời, lực lượng chức năng cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng, gồm: Trần Thanh Liêm – thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh – về tội “Nhận hối lộ”; Nguyễn Tấn Dũng (ngụ xã Bình An, Kiên Lương) và Nguyễn Thái Ngạn (ngụ xã Đông Hòa, An Minh) về tội “Môi giới hối lộ”.
2 bị can Dũng và Ngạn (từ phải sang) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội môi giới hối lộ. Ảnh: CTV
Theo cơ quan công an, Quyết biết Ngạn quen với Trần Thanh Liêm nên nhờ Ngạn kết nối, tạo mối quan hệ với người này.
Mục đích của Quyết là nhằm lợi dụng sự ảnh hưởng của Liêm để chi phối lực lượng kiểm ngư trong việc tuần tra kiểm soát, giúp các tàu cào lụa có thể khai thác trái phép.
Video đang HOT
Sau khi được Liêm đồng ý giúp đỡ, Quyết cùng một số người khác gom tiền, sau đó thông qua Ngạn và Dũng trực tiếp đưa hoặc chuyển tiền vào tài khoản của Liêm nhiều lần, tổng số tiền là 50 triệu đồng.
Bị can Liêm bị khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ. Ảnh: CTV
Liên quan đến hoạt động “bảo kê” trên vùng biển, trước đó, Công an tỉnh Kiên Giang đã bắt tạm giam 7 đối tượng. Trong đó, Phạm Minh Quyết là đối tượng cầm đầu.
Theo cơ quan công an, từ tháng 7/2023 đến nay, Quyết cùng một số đối tượng khác đã cấu kết với nhau, tự ý bao chiếm mặt nước biển trên vùng khai thác tự do ven biển từ An Minh đến Kiên Lương.
Khi người dân đến đánh bắt, thu mua hải sản trên vùng biển nói trên bị các đối tượng này đánh đuổi, hoặc cho đánh bắt nhưng phải bán cho chúng với giá thấp.
Nếu người dân không đồng ý, các đối tượng này lập tức uy hiếp, đe dọa, thậm chí dùng hung khí rượt đuổi, đánh trọng thương người dân.
Vụ án Trương Mỹ Lan: Luật sư bị cáo Trần Văn Tuấn 'không có bị cáo, tội phạm vẫn diễn ra'
Bào chữa cho bị cáo Trần Văn Tuấn (thanh tra viên Vụ II Thanh tra Chính phủ), luật sư cho rằng không có thân chủ mình thì tội phạm vẫn diễn ra.
Tuấn bị truy tố do nhận tiền để bưng bít sai phạm của Trương Mỹ Lan.
Ngày 26.3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tiếp tục với nội dung bào chữa cho 48/86 bị cáo còn lại trong vụ án.
Trong vụ án, có 84 bị cáo đồng phạm giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt khoảng 498.000 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sau khi trừ đi tài sản đảm bảo.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh THẢO NHÂN
Liên quan sai phạm của đoàn thanh tra, tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước tại SCB và lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), trong sáng nay 26.3, luật sư đã bào chữa cho bị cáo Trần Văn Tuấn (thanh tra viên Vụ Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp - Vụ II Thanh tra Chính phủ).
Theo cáo trạng, với vai trò Tổ trưởng Tổ thanh tra số 4 (đợt 1), thành viên tổ 1 (đợt 2), Tuấn đã nhận 6.000 USD, và 40 triệu đồng từ SCB để không báo cáo đúng, đủ, trung thực, khách quan về các sai phạm của SCB về 18 khách hàng vay vốn tại Dự án Chợ Vải.
Đồng thời, đồng ý thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với nhóm 71 khách hàng địa chỉ tại 4 Nguyễn Thị Minh Khai. Bị cáo biết rõ sai phạm của 52/71 khách hàng tại 4 Nguyễn Thị Minh Khai phải chuyển cơ quan điều tra (CQĐT) để làm rõ nhưng thống nhất ký báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra không chuyển hồ sơ sai phạm sang CQĐT xử lý.
Quá trình điều tra, Trần Văn Tuấn nộp lại đủ 6.000 USD, 40 triệu đồng để khắc phục.
Luận tội, Viện kiểm sát đánh giá bị cáo Tuấn thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội, đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền vụ lợi; không có tiền án, tiền sự; có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công tác. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, s, t, v khoản 1 và khoản 2 điều 51 bộ luật Hình sự 2015.
Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị Tuấn từ 3 - 4 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành công vụ".
Tại tòa, luật sư bào chữa cho rằng thân chủ mình chỉ có vai trò thứ yếu, làm công ăn lương, không có bị cáo Tuấn thì tội phạm vẫn diễn ra.
Tự bào chữa bổ sung, bị cáo Tuấn trình bày hiện nay, bị cáo tuổi cao, có mẹ già cao tuổi, mong HĐXX xem xét tình hình cụ thể để có mức án phù hợp.
Liên quan nhóm lãnh đạo, cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận tiền để bưng bít sai phạm tại SCB, ngoài bị cáo Tuấn còn 16 bị cáo khác.
Gồm bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) bị Viện kiểm sát đề nghị tù chung thân.
Nhóm tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" còn có bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bị đề nghị từ 14 - 15 năm tù, do đã nhận 390.000 USD từ SCB; 14 bị cáo khác bị đề nghị từ 3 năm tù treo đến 12 năm tù.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.
Vụ thanh tra viên tỉnh Cà Mau: Sáng đối thoại, chiều thông báo cho nghỉ việc Thanh tra tỉnh Cà Mau đã triển khai quyết định khôi phục vị trí công tác cho thanh tra viên bị cho nghỉ việc sai. Liên quan thông tin Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau chỉ đạo bố trí lại việc làm cho thanh tra viên bị cho nghỉ việc sai, ngày 26.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Thanh tra...