Khởi tố chủ quán phở: Tình thế tiếp theo rất khó
Liên quan đến vụ án khởi tố chủ quán phở vì kinh doanh trái phép, LS Phạm Công Út và LS Phạm Hoài Nam cho rằng nên đình chỉ, công khai xin lỗi nếu vụ án còn nhiều oan sai
Vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai
Liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Tấn – chủ quán cà phê Xin Chào bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh, ngày 21/4, TAND huyện Bình Chánh đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra Công an huyện Bình Chánh điều tra bổ sung vụ án.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị cơ quan chức năng dừng ngay việc hình sự hóa vụ việc chủ quán cà phê “Xin Chào” đồng thời làm rõ trách nhiệm, tiến hành kiểm điểm cá nhân, tập thể cơ quan chức năng liên quan.
Trước thông tin này, trao đổi với Đất Việt, LS Phạm Công Út – Đoàn LS TP.HCM cho rằng quyết định của tòa là hợp lý khi dư luận có ý kiến phản đối, không đồng tình với các quyết định của cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh.
LS Phạm Công Út cho rằng việc đình chỉ vụ án là hoàn toàn hợp lý khi có nhiều dấu hiệu oan sai.
Theo LS Út, vụ án khởi tố chủ quán phở “Xin chào” vì tội kinh doanh trái phép có nhiều dấu hiệu oan sai, cần phải được làm rõ.
“Thứ nhất là quyết định của cơ quan tố tụng quá vội vàng, thứ hai là chủ quan, thứ ba là không cập nhật tình hình Bộ luật hình sự bổ sung. Nghị quyết 101 của Quốc hội đã có hướng dẫn với tội danh “kinh doanh trái phép” bỏ từ ngày 1/7/2016, tuy nhiên tính từ ngày công bố vào cuối tháng 12/2015 thì không được khỏi tố. Cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh đã không cập nhật mặc dù thời điểm này các đơn vị đều đã được tập huấn rồi.
Ngoài ra, tôi cũng rất tiếc khi lãnh đạo công an TP.HCM lại khẳng định việc khởi tố, truy tố đó là có căn cứ. Đây là sự khẳng định có phần vội vàng. Nếu buổi sáng lãnh đạo công an TP.HCM khẳng định như vậy thì buổi chiều có thông tin Thủ tướng chính phủ, lãnh đạo Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao vào cuộc yêu cầu dừng vụ án để điều tra, xử lý trách nhiệm các cá nhân”, LS Út nhấn mạnh.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, vị LS cũng tỏ ra bất ngờ khi vụ án của ông Nguyễn Văn Tấn thời gian tiến hành tố tụng diễn ra cực nhanh, như một vụ án rút gọn các thủ tục.
“Tôi không hiểu có phải vì các cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh muốn coi đây là một vụ án trọng điểm hay không mà thời gian từ lúc khởi tố truy tố, đưa ra xét xử, lên lịch xét xử rất là nhanh, thậm chí còn nhanh hơn thủ tục rút gọn thông thường.
Trong trường hợp này cả 3 cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều không kéo dài thời hạn tố tụng theo luật định mà phối hợp xử lý rất gọn gàng, chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên tôi đã từng chứng kiến, nhiều vụ án với cách xử lý vội vàng như vậy đã dẫn đến nhiều oan sai, phải đình chỉ vụ án”, LS Út tâm sự.
Tình thế rất khó
LS Út cho rằng, sau khi có quyết định của toàn án, nếu cơ quan công an huyện Bình Chánh tiến hành đình chỉ vụ án thì sẽ không hợp lý.
“Tôi cho rằng đã quá muộn rồi. Đình chỉ với lý do gì cho hợp lý?
Thứ nhất, với lý do hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa sẽ không thuyết phục. Vì nếu không còn nguy hiểm, vậy tại sao trước đây anh vẫn tiến hành khởi tố vụ án bằng được.
Thứ hai, hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được hành vi phạm tội. Thực tế cơ quan điều tra đã chứng minh được hành vi phạm tội rồi nhưng khi chứng minh sai thì lý do đình chỉ này cũng bị loại trừ.
Thứ ba, lý do đình chỉ do người bị khởi tố đã chết, trường hợp này không xảy ra.
Thứ tư, người bị khởi tố không có hành vi phạm tội. Tức là lúc đó cơ quan tố tụng sẽ đối diện với vấn đề bồi thường, xin lỗi, kiểm điểm, cách chức, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Lý do này cũng sẽ rất khó được đưa ra”, LS Út phân tích.
Vì thế, theo vị LS, vào thời điểm này, để giải quyết êm đẹp mọi chuyện lấy lại niềm tin của người dân, các cơ quan tố tụng nên đưa ra tòa án để xử rồi tiến hành đình chỉ.
“Khi tiến hành phúc thẩm sẽ có 3 phương án giải quyết. Một là y bản án sơ thẩm. Hai là hủy bản án sơ thẩm. Ba là sửa bản án sơ thẩm. Đình chỉ là đúng nhưng sửa lại nội dung cho phù hợp.
Như vậy sẽ nhẹ nhàng hơn. Nếu công an và kiểm sát tự đình chỉ thì sẽ áp lực hơn vì chính công an, viện kiểm sát khởi tố giờ lại tự đình chỉ. Thành ra theo tôi, phương án êm ái nhất là cứ để tòa xét xử và tự đình chỉ”, LS Út nêu quan điểm.
Theo_Báo Đất Việt
Khởi tố chủ quán phở: Bí thư Thăng chỉ đạo nóng
Liên quan đến vụ khởi tố chủ quán phở vì chậm đăng ký kinh doanh, Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng đã có chỉ đạo nóng
Liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê Xin Chào bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh, ngày 20/4, Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng đã yêu cầu Giám đốc công an TP.HCM, Viện trưởng VKSND TP.HCM khẩn trương làm rõ vụ việc.
"Nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm theo đúng quy định của pháp luật", Bí thư Thăng khẳng định.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng nhấn mạnh, nếu có sai phạm thì việc trước tiên là phải xử lý nghiêm, lấy lại niềm tin của nhân dân, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh của TP cho tất cả người dân, doanh nghiệp.
"Nếu sai thì phải sửa sai ngay. Nếu không sai thì phải thông tin cho báo chí và nhân dân được rõ" - Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu.
Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng đã có chỉ đạo nóng xung quanh vụ chủ quán phở bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh. Ảnh: TTO
Cũng liên quan đến sự việc này, trao đổi với báo chí, ông Lê Thanh Tòng, Phó viện trưởng Viện KSND huyện Bình Chánh - người ký quyết định ban hành cáo trạng truy tố ông Tấn tội "kinh doanh trái phép", cho biết ban đầu nhận hồ sơ từ CQĐT Công an huyện Bình Chánh, lãnh đạo Viện đã trả hồ sơ lại nhiều lần với mong muốn không xử lý hình sự. Tuy nhiên CQĐT kiên quyết xử lý, Viện kiểm sát chỉ có 2 cách: phê chuẩn hoặc hủy đề nghị nếu không có căn cứ.
"Ban đầu tôi cũng áy náy vì mức độ kinh doanh của ông Tấn, xét về tình thì cũng làm khó cho ông nhưng xét về lý cơ quan Viện kiểm sát cũng không muốn bỏ lọt tội phạm. Hồ sơ công an đưa qua, nếu đầy đủ chứng cứ mà tôi không đồng ý phê chuẩn, ký quyết định thì lại bị anh em đàm tiếu", ông Tòng cho biết thêm.
Trước đó, ngày 8/8/2015, ông Tấn khai trương cửa tiệm. Ngày 13/8/2015, hai chiến sĩ Công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm "kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh".
Ngay sau đó, ông Tấn lên UBND huyện đăng ký chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể và có giấy hẹn nhận được giấy chứng nhận vào ngày 19/8.
Tuy nhiên, ngày 18/8, Công an huyện Bình Chánh vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 lỗi vi phạm đối với ông Tấn, số tiền phạt 17 triệu đồng.
Sau khi có giấy phép kinh doanh, ông Tấn đã tiến hành đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và được hẹn trả kết quả ngày 29/9.
Khi chưa kịp hoàn tất thủ tục thì ngày 10/9, Công an huyện Bình Chánh tiếp tục kiểm tra lần 2, lập biên bản vi phạm hành chính với các lỗi: khu vực chế biến thực phẩm có côn trùng, sử dụng nước giếng khoan để sơ chế thực phẩm, kinh doanh không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiếp đó công an huyện Bình Chánh lại tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Tấn với tội danh kinh doanh trái phép.
Hoàn Nguyễn(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Công an TP.HCM xác minh vụ chủ quán bị truy tố Công an TP.HCM yêu cầu Công an huyện Bình Chánh báo cáo toàn bộ quá trình liên quan đến việc truy tố đối với ông Nguyễn Văn Tấn. Văn phòng Thành ủy TP.HCM hôm nay truyền đạt ý kiến của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị Giám đốc Công an TP, Viện KSND TP khẩn trương làm rõ vụ ông...