Khởi tố cán bộ lừa đảo hàng tỉ đồng xin vào ngành công an
Đang là cán bộ biên chế trong một cơ quan nhà nước, Thế Anh luôn nổ mình có thể xin được việc cho nhiều người vào ngành công an. Qua đó, Thế Anh đã lừa đảo nhiều người với số tiền lên đến hơn 4 tỉ đồng.
Thế Anh bị bắt giữ tại cơ quan điều tra.
Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Thế Anh (35 tuổi, trú tại khu 5, xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) về hành vi “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, Phạm Thế Anh là công chức Nhà nước. Với vị trí công tác được giao, Thế Anh có mối quan hệ xã hội rộng và từng xin được việc cho nhiều người. Từ đó, Thế Anh tạo được niềm tin đối với một số người.
Tuy nhiên, bao nhiêu tiền Thế Anh kiếm được đều lao vào các canh bạc đỏ đen rồi chơi lô đề, có thời điểm, mỗi tháng Thế Anh tham gia chơi từ 2-3 tỷ đồng.
Tính đến ngày 16/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ xác định có 12 trường hợp là bị hại của Thế Anh trong các vụ lừa đảo, với số tiền bị chiếm đoạt lên tới hơn 4 tỷ đồng.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, Thế Anh và anh Hiểu (quê Nghệ An) quen biết nhau. Biết Thế Anh đang công tác trong biên chế Nhà nước, anh Hiểu khi đó đang có nhu cầu xin cho con trai là Nguyễn Văn Hải, vào công tác tại lực lượng Công an, nên đã chủ động liên lạc với Thế Anh.
Qua trao đổi, Thế Anh nhận lời và yêu cầu gia đình anh Hiểu, chi trả số tiền là 310 triệu đồng. Mặc dù gia đình anh Hiểu khá hoàn cảnh nhưng anh vẫn cố vay mượn của bạn bè, họ hàng; rồi thế chấp căn nhà cấp 4 là nơi sinh hoạt của gia đình, gom đủ số tiền trên chuyển cho Thế Anh. Anh Hiểu đã 4 lần chuyển tiền vào tài khoản của Thế Anh số tiền trên.
Video đang HOT
Sau đó, anh Hiểu giới thiệu chị gái là Nguyễn Thị Tư (cũng trú tại Nghệ An) liên hệ với Thế Anh, xin cho con trai vào học Trường trung cấp Công an. Thế Anh cũng thu tiền của chị Tư là 350 triệu đồng.
Với trường hợp của anh Hiểu, sau gần 1 năm khất lần, Thế Anh đã trả được 60 triệu đồng; còn chị Tư thì đến thời điểm này Thế Anh chưa trả được đồng nào.
Cùng thời điểm này, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục nhận được đơn, thư của người bị hại, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Thế Anh. Trong đó có nhiều trường hợp có hoàn cảnh rất thương tâm như chị Nguyễn Thị Hiền (trú tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
Theo chị Hiền trình bày thì 3 năm trước, chị có nguyện vọng xin cho con trai đang đi lính nghĩa vụ tại một đơn vị Công an được đi học tại một trường Công an. Qua mối quan hệ xã hội, chị quen Thế Anh nên đặt vấn đề với đối tượng này để xin cho con trai. Chị Hiền đã đưa cho Thế Anh 500 triệu đồng để lo việc.
Đến cuối năm 2015, Thế Anh vẫn không lo được cho con trai chị đi học và thật không may, khi ấy gia đình chị cũng nhận tin dữ, cậu con trai mắc căn bệnh ung thư. Từ đó cho đến nay, người mẹ ấy mòn mỏi mong nhận lại số tiền đã đưa cho Thế Anh để chữa bệnh cho con nhưng đối tượng này không trả.
Căn cứ vào lời khai của người bị hại và các tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Thế Anh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục làm rõ.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Triệt phá đường dây đưa người sang Đài Loan, trị giá hàng trăm nghìn đô
Bằng hình thức đưa người sang tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đi du lịch, Quân câu kết với đối tượng người Đài Loan tổ chức cho những người đi du lịch này trốn sang Đài Loan và làm lao động chui. Trong thời gian dài, Quân đã đưa trót lọt 88 người và thu của mỗi người 6000 - 6200USD.
Đối tượng Triệu Hồng Quân.
Cơ quan điều tra (Công an tỉnh Phú Thọ), vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người trốn sang Đài Loan bằng hình thức đi du lịch sang Trung Quốc rồi trốn sang Đài Loan.
Đường dây này do Triệu Hồng Quân (28 tuổi, trú tại khu 7, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) điều hành, và đã thực hiện trót lọt 8 phi vụ với tổng cộng 88 người. Theo cơ quan chức năng, các trường hợp xuất cảnh trái phép này thuộc tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nam...
Cũng theo cơ quan chức năng, đường dây này có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong và ngoài nước, thực hiện việc giao dịch bằng điện thoại và mạng xã hội, thu hút được số đối tượng là người Việt Nam từng sang Đài Loan lao động, đã bị trục xuất trở về nước.
Cơ quan điều tra đã làm rõ: Vào tháng 8/2010, Quân đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan, theo hợp đồng lao động, đến tháng 9/2011, Quân trốn ra nước ngoài. Tháng 6/2014, Quân đến Sở di dân Đài Loan đầu thú và bị trục xuất về nước.
Khoảng một năm sau, Quân xuất cảnh sang Trung Quốc theo hình thức du lịch. Sau đó, đi bằng đường tàu biển, trốn sang Đài Loan lao động, thông qua một người tên là Tuấn ở Vĩnh Phúc,
Đến tháng 9/2015, do có việc riêng của gia đình, Quân từ Đài Loan sang Phúc Kiến - Trung Quốc để về Việt Nam. Trong chuyến đi này, Quân đã làm quen và nói chuyện với một chủ tàu người Đài Loan.
Qua trao đổi, người này nói với Quân, về Việt Nam nếu có ai muốn sang Đài Loan thì gọi cho anh ta. Theo thỏa thuận, đối tượng người Đài Loan sẽ thu 5000 USD/ người từ Phúc Kiến sang Đài Loan. Còn từ Việt Nam sang Phúc Kiến, Quân thu của họ bao nhiều thì tùy ý.
Sau khi về nước, Quân đăng số điện thoại cá nhân lên Facebook, nick là "Henny Họ Triệu" với mục đích thông báo cho mọi người việc Quân đã về Việt Nam để tiện liên lạc. Do vậy, nhiều người trước đây đã đi Đài Loan nhưng bị trục xuất về nước, không đi được nữa và người quen của những người này đã liên lạc với Quân nhờ đưa đi.
Sau đó, Quân nói cho những người này biết Quân có thể đưa họ sang Đài Loan bằng hình thức du lịch sang Trung Quốc, rồi xuống tàu biển trốn sang Đài Loan. Chi phí từ 6000 - 6200 USD/người. Nếu đi thì nộp trước cho Quân từ 1000 - 1200 USD, hộ chiếu và bản photo copy chứng minh nhân dân để Quân làm Visa du lịch và mua vé tàu hoặc máy bay để sang Trung Quốc. Số tiền còn lại là 5000 USD, khi xuống tàu biển sang Đài Loan thì nộp cho chủ tàu. Khi sang Đài Loan thì họ phải tự tìm việc làm.
Tính đến ngày 30/4, trong số các trường hợp do Quân tổ chức mới có 2 người về nước. Trong đó, có trường hợp của Nguyễn Thị Nhan (trú tại Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) bị Đài Loan trục xuất về nước vào cuối năm 2016 và trường hợp của Nguyễn Văn Tuấn (thị trấn Thanh Lê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Được biết, số tiền mà Nhan và Tuấn kiếm được trong những ngày sống và làm bất hợp pháp nơi ở Đài Loan vẫn chưa bù lại được chi phí họ đã bỏ ra để đi xuất cảnh trái phép.
Ngoài ra, còn có trường hợp của Lương Quang Thế, (trú tại Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ) là một trong những trường hợp đi hụt, trên chuyến tàu trốn sang Đài Loan do Quân tổ chức. Nguyên trước đó, Thế bị cấm nhập cảnh trở lại Đài Loan do đã vi phạm nhập cư trái phép. Tuy nhiên sau một thời gian, Thế đã liên lạc với Quân và tiếp tục trốn sang Đài Loan, cũng trong lần này, Thế đã không gặp may, nên đã hụt chuyến trốn sang Đài Loan, khi đường dây xuất nhập cảnh trái phép này bị triệt phá.
Hiện vụ án đang được cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục làm rõ.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Lão bà "sở hữu" độc chiêu lừa từ nông dân đến chủ đại lý Mặc dù không hề sở hữu một công ty nào, ngay cả đến nhà ở cũng chẳng có, thường xuyên đi lang thang, vậy nhưng "siêu lừa" Tạ Thị Kim Thanh đã tạo dựng cho mình một vỏ bọc vô cùng hoàn hảo. Theo đó, "nữ quái" gần 70 tuổi này "nổ" mình là giám đốc doanh nghiệp "bự", chuyên đi thu mua...