Khởi tố bị can 4 công an xã đánh chết người
Công an huyện Đông Anh – Hà Nội đã quyết định khởi tố bị can về tội “Cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người đối với 4 cán bộ Công an xã Kim Nỗ, những người đã tham gia vào vụ bắt giữ và đánh chết ông Nguyễn Mậu Thuận ngày 30/8 vừa qua.
Ngày 4/9, Trung tá Trần Hải Quân – Trưởng công an huyện Đông Anh, Hà Nội – cho biết, cơ quan công an huyện đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 4 cán bộ Công an xã Kim Nỗ theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự.
4 bị can trên gồm: Hoàng Ngọc Tuyên, 32 tuổi, Phó ban công an xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) và 3 công an viên: Nguyễn Trọng Kiên, 21 tuổi, Đoàn Văn Tuyến, 29 tuổi, và Hoàng Ngọc Thức, 24 tuổi. Ngày 31/8, Công an huyện Đông Anh cũng đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người, bắt tạm giam 4 đối tượng này.
Trước đó, ngày 30/8, Công an xã Kim Nỗ nhận được trình báo của ông Nguyễn Mậu Phú (56 tuổi, trú ở thôn Đoài, Kim Nỗ) về việc vợ ông là bà Đoàn Thị Bút (54 tuổi) bị ông Nguyễn Mậu Thuận (cùng thôn) đánh gây thương tích. Công an xã Kim Nỗ đã tổ chức mời ông Thuận (trong trạng thái say rượu) lên trụ sở làm việc.
Video đang HOT
Khi đến trụ sở, các công an viên Nguyễn Trọng Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến đã sử dụng còng số 8 khoá tay ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc. Do ông Thuận có hành vi chửi bới và đe doạ nên Kiên, Tuyến, Thức đã sử dụng 4 còng số 8 khoá 2 chân, 2 tay của ông Thuận vào chân ghế.
Ông Thuận tiếp tục chửi bới, công an viên Nguyễn Trọng Kiên và Phó công an xã Hoàng Ngọc Tuyên đã dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và đùi trái ông Thuận. Ông Tuyên còn bảo công an an viên Kiên dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận và bóp mạnh.
Ông Thuận kêu đau. Hoàng Ngọc Tuyên hỏi ông Thuận và yêu cầu công an viên Nguyễn Trọng Kiên ghi lời khai nhưng ông Thuận không ký biên bản. Ông Tuyên và côn an viên Kiên tiếp tục đánh ông Thuận.
Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, thấy ông Thuận có biểu hiện khó thở, ông Hoàng Ngọc Tuyên yêu cầu 2 công an viên Hoàng Ngọc Thức và anh Đoàn Văn Tuyến tháo khoá số 8, đưa ông Thuận lên giường trong phòng làm việc, dùng tay ép lồng ngực hô hấp nhân tạo cho ông Thuận, đồng thời gọi điện cho chị Nguyễn Thị Hạnh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kim Nỗ, đến cấp cứu.
Sau khi đo nhịp tim của ông Thuận thấy nhịp đập rời rạc, không đo được huyết áp nên chị Hạnh đã yêu cầu đưa ông Thuận đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu nhưng không kịp.
Qua khám nghiệm, pháp y tử thi đã xác định, ông Thuận bị gãy xương sườn số 6,7,8 bên trái. Tài liệu của bác sĩ pháp y cũng cho thấy nạn nhân có bệnh sơ gan, trong tình trạng say rượu và khi bị ngoại lực tác động sẽ gây ngừng tim dẫn đến tử vong.
Vết đỏ bầm trên cổ tay ông Thuận do bị khoá số 8 – Ảnh: Gia đình nạn nhân cung cấp.
Cùng ngày 4/9, đại diện gia đình ông Nguyễn Mậu Thuận cho biết, sẽ có đơn đề nghị Cơ quan điều tra Công an huyện Đông Anh tiếp tục làm rõ trách nhiệm của những cán bộ khác liên quan đến vụ việc này, mà trước hết là Trưởng Công an xã Kim Nỗ Nguyễn Đức Vọng (người chỉ đạo việc mời ông Thuận lên trụ sở và lấy lời khai – PV).
Bên cạnh đó, UBND và công an xã Kim Nỗ chung trụ sở làm việc nên không thể nói việc đánh đập ông Thuận thì những cán bộ, lãnh đạo khác trong xã Kim Nỗ không biết để can ngăn kịp thời.
Thượng tá Trần Hải Quân cho biết, đến thời điểm này vụ án vẫn đang được điều tra, làm rõ và chưa thể đưa ra bình luận nào về trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Vọng.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều ngườib) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhânc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều ngườid) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mìnhe) Có tổ chứcg) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dụch) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuêi) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểmk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.Theo VNE