Khởi tố, bắt tạm giam 7 lâm tặc “tàn sát” gỗ nghiến trong VQG Ba Bể
Công an tỉnh Bắc Kạn vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam có thời hạn 4 tháng đối với 7 đối tượng lâm tặc đã trực tiếp tham gia vào việc sử dụng cưa lốc chặt hạ 16 cây gỗ nghiến đại thụ trong VQG Ba Bể.
Trao đổi với PV Dân trí vào chiều nay (25/12), Thượng tá Nông Đình Thiệp – Trưởng Công an huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Vụ án 16 cây gỗ nghiến bị “lâm tặc” chặt hạ tiêu thụ trong VQG Ba Bể rất nghiêm trọng. Tiếp nhận chỉ đạo nhanh chóng vào cuộc làm rõ để đưa các đối tượng coi thường pháp luật ra xử lý của lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn. CQĐT Công an huyện Ba Bể đã phối hợp với trinh sát điều tra công an tỉnh xác định 7 đối tượng liên quan trực tiếp sử dụng phương tiện và công cụ là cưa lốc đốn hạ 16 cây gỗ nghiến, trong đó có 1 cây đã bị các đối tượng xẻ thịt, mang đi tiêu thụ trót lọt.
CQĐT Công an huyện Ba Bể đã chính thức tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng theo Điều 175 Bộ luật hình sự về hành vi: “vi phạm các qui định về quản lý và bảo vệ rừng” đối với 7 đối tượng gồm: Triệu Kim Phượng (SN 1962) Triệu Kim Thắng (SN 1969) Lý Kim Tiến (SN 1970) Triệu Long Thọ (SN 1992), Đặng Tòn Khách (SN 1991) Đặng Dư Tiến (SN 1986) và Đặng Dương Hoa (SN 1980), đều là người của dân tộc Dao, trú tại bản Lồm – Nam Cường – Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Gỗ nghiến bị đốn hạ tại VQG Ba Bể.
Khai nhận bước đầu, các đối tượng đã thừa nhận hành vi chặt hạ trái phép gỗ nghiến trong vườn quốc gia Ba Bể. Các lâm tặc này đã cắt được hơn 30 cục dạng thớt mang đi tiêu thụ. Ngoài ra, các đối tượng đã sử dụng phương tiện và cưa lốc từ đầu tháng 11/2012, nhanh chóng ngụy trang, trà trộn vào các tiểu khu 83, cột mốc 50 thuộc rừng đặc dụng VQG Ba Bể để cưa hạ gỗ nghiến quý. Theo ước tính khoảng 65 khối và thực hiện việc cưa xẻ, “tuồn” ra được khỏi rừng một lượng gỗ nghiến thành phẩm khác, hiện chưa được xác định rõ.
Theo thông tin được Giám đốc VQG Ba Bể Nông Thế Diễn cung cấp thì 16 cây gỗ nghiến bị lâm tặc chặt hạ trong thời gian trước ngày 18/11. Đến ngày 20/11 sự việc được Ban giám đốc VQG phát hiện, tại hiện trường lúc này còn lại 15 cây đã bị chặt hạ được xác định thuộc khu vực Trạm Kiểm lâm Quảng Khê và Trạm Kiểm lâm Bản Quá quản lý, nằm trong VQG. Một phần gỗ trên 5 thân cây đã được xẻ thành thớt, thành tấm để chuẩn bị vận chuyển đi tiêu thụ, còn lại 10 thân gỗ chưa bị xẻ thịt thành phẩm.
Đến ngày 17/11, Ban giám đốc VQG Ba Bể báo cáo sự việc lên lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn. Cũng theo ông Diễn, đây là lần thứ 2 trong năm nay, VQG bị lâm tặc chặt hạ. Dù Ban giám đốc VQG và các đơn vị liên quan đã thực hiện kế hoạch bố trí, phối hợp bảo vệ rừng nhưng vẫn bị các đối tượng lâm tặc là người dân thuộc huyện khác đến chặt hạ gỗ nghiến trong rừng già.
VQG Ba Bể “chảy máu” gỗ nghiến.
“Tôi đã nhận khuyết điểm do báo cáo sự việc lên cấp trên muộn. Một phần là kiểm tra cụ thể để báo cáo, một phần là… lấy công chuộc tội. Hơn nữa, do thông tin từ người dân xì xào rằng, có người mua gỗ nghiến thì vẫn còn lâm tặc. Thế nên, việc bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay của chúng tôi vẫn đang còn phải đương đầu với khó khăn” – ông Diễn giải thích.
Liên quan đến trách nhiệm của cán bộ VQG trong vụ án nghiêm trọng này, ông Diễn cho biết: “Ban giám đốc đã yêu cầu 2 ông trạm trưởng gồm Nguyễn Văn Quốc – Trạm kiểm lâm Quảng Khê, ông Dương Xuân Tứ – Trạm kiểm lâm Bản Quá và một số cán bộ kiểm lâm viên thuộc VQG làm bản giải trình báo cáo rõ về sự việc để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc gỗ nghiến bị lâm tặc chặt hạ.
Cùng sự việc, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn khẳng định, xác định vụ việc nghiêm trọng nên đã giao Công an tỉnh làm rõ để xử làm án điểm của địa phương, sẽ yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để siết chặt việc quản lý rừng, bảo vệ rừng khỏi sự tàn phá của lâm tặc nhằm mục đích răn đe và tuyên truyền đến mọi tầng lớp người dân tham gia việc bảo vệ tài nguyên rừng.
Video đang HOT
Đã từng khởi tố 4 lâm tặc
Trước đó, ngày 11/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ba Bể đã khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra tại khu rừng núi đá hang Diễn thuộc xã Hoàng Trỹ (Ba Bể). Trong vụ án này, 32 cây gỗ nghiến tương đương 186m3 gỗ bị đốn hạ. CQĐT đã tống đạt quyết định khởi tố bị can 4 đối tượng gồm: Trần Văn Hoàng (SN 1980), Trần Văn Huy (SN 1986), Ma Văn Ích (SN 1986), La Văn Phúc. Cả 4 đối tượng đều trú tại xã Hoàng Trỹ (Ba Bể). 3 bị can đã bị bắt tạm giam và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can.
Theo Dantri
Điều kỳ lạ sau những vụ tàn sát voi rừng
Điều rất lạ là từ năm 2009 đến nay, tất cả các vụ án liên quan đến cái chết của voi, tung tích hung thủ giết hại voi rừng vẫn luôn là..."ẩn số"!?
Theo thống kê từ Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk, chỉ tính từ năm 2009 đến nay, đã có 14 con voi rừng lìa đời, trong đó có 4 con voi trưởng thành được xác định bị bắn giết để lấy ngà, lông đuôi 10 con chết không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, đàn voi nhà bị chết cũng không thua kém khi có đến 10 con vĩnh viễn ra đi.
Những vụ tàn sát dã man
Chắc dư luận vẫn còn nhớ, vào cuối tháng 8/2012, người ta cùng lúc phát hiện 2 cá thế voi trưởng thành bị bắn chết tại Vường Quốc gia Yok Đôn. Hai con voi rừng, một đực, một cái nằm chết cách nhau khoảng 5m giữa rừng mỗi con có trọng lượng lên đến hàng tấn, khắp mình đầy vết thương.
Voi được khai thác du lịch triệt để
Khi được phát hiện, hai con voi đang trong quá trình phân hủy, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Trong đó, thân thể con voi đực không còn nguyên vẹn khi bị thợ săn đục tung phần đầu để lấy ngà, vòi bị cắt đứt lìa, nhiều bộ phận khác cũng bị lấy mất.
Theo nhận định của Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk: đây là 2 cá thể thuộc đàn voi rừng khoảng 30 con thường xuyên sinh sống tại VQG Yok Đôn, sau khi di chuyển từ Campuchia về Vườn để kiếm ăn theo tập quán sinh sống thì bị thợ săn "phục kích" giết hại.
Trước đó, vào tháng 3/2012, một cá thể voi đực trưởng thành khác cao 2,4m, dài 4,3m, nặng khoảng 1,5 - 2 tấn, cũng thuộc đàn voi này đã bị thợ săn bắn hạ tại tiểu khu 283, thuộc địa bàn xã Ea Bung (huyện Ea Súp) khi được phát hiện, xác voi cũng đang trong tình trạng phân hủy.
Điều đáng nói là cách thức giết hại voi lần này không khác gì 2 con voi bị giết vào tháng 8/2012, với phần xương đầu bị đục tung, các bộ phận như ngà, đuôi, vòi và đế bàn chân cũng bị đánh cắp.
Lùi lại thời điểm tháng 8/2009, người ta cũng phát hiện một con voi đực nặng 2,5 tấn nằm chết tại tiểu khu 138 - thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea H'mơ (xã Ia J'lơi, huyện Ea Súp). Khi vào cuộc điều tra, công an xác định con voi bị bắn giết để lấy ngà.
Điều rất lạ là từ năm 2009 đến nay, tất cả các vụ án liên quan đến cái chết của voi, tung tích hung thủ giết hại voi rừng vẫn luôn là..."ẩn số"!?
Một ngày voi nhà cõng trên mình cả chục lượt khách
Không chỉ voi rừng bị sát hại, voi nhà được nuôi nhốt, chăm sóc cẩn thận cũng không thoát khỏi tay "voi tặc". Nhiều con may mắn thoát chết, nhưng cũng có con phải bỏ mạng đau đớn, oan uổng.
Đó là trường hợp voi đực Pắk Kú thuộc sở hữu của Khu du lịch Thanh Hà (Buôn Đôn). Vào một đêm cuối mùa mưa tháng 10/2010, voi Pắk Kú được xích ăn trong rừng và đã bị những kẻ xấu tưới xăng đốt và chém trên 200 nhát nhằm cướp đi mạng sống của nó để lấy ngà, lông đuôi.
Dù bứt đứt xích chạy thoát, nhưng voi Pắk Kú vẫn phải bỏ mạng oan uổng ở tuổi 30, sau hơn 2 tháng chống chọi với những vết chém ác hiểm. Hung thủ giết voi Pắk Kú đến nay vẫn được tìm ra tung tích ?
Voi bị cấm... "yêu"!
Một con số thống kê cho thấy sự sụt giảm đến chóng mặt đàn voi nhà Đắk Lắk. Nếu như vào năm 1980, đàn voi nhà có 502 con, thì đến năm 1990 đã sụt giảm gần một nửa khi chỉ còn 298 con, đến năm 2000 chỉ còn 96 con và hiện tại chỉ còn 51 con.
Bị vắt kiệt sức nhưng voi nhà được cho ăn rất hạn chế.
Số voi nhà còn lại hiện chủ yếu tập trung phục vụ trong các khu du lịch và bị bóc lột thậm tệ.
Không chỉ ít đi về số lượng, đàn voi nhà cũng đang kém đi về chất lượng, khi khoảng 30% đã trở thành "voi cụ", và khả năng "yêu" để cho ra thế hệ tiếp theo là rất hạn hữu.
Điều này được chứng minh, khi trong khoảng 20 năm qua, đàn voi nhà Đắk Lắk không đón nhận thêm được chú voi con nào chào đời. Điều này thật dễ hiểu - đó là voi không có môi trường, thời gian để "yêu nhau".
Hiện nay, voi chỉ tập trung vào việc phục vụ du lịch, các chủ voi thường quản lý voi độc lập, ít thả cùng nhau, nên voi cái, voi đực không có cơ hội gặp gỡ. Nói cách khác, voi đang bị "cấm yếu".
Trong chuyện sinh sản của voi, thường chủ voi đực không được hưởng lợi, thậm chí còn phải "chịu vạ" nếu như voi đực giao phối làm voi cái bị thương, điều này khiến chủ voi đực rất ngại khi thả voi của mình chung với voi cái của chủ khác.
Đàn voi nhà suy giảm nhanh đến chóng mặt, không có voi rừng thì không thể có voi nhà, tuy nhiên, đàn voi rừng cũng chỉ còn khoảng trên 100 cá thể, mà việc săn bắt voi rừng về thuần dưỡng hiện nay đã bị nghiêm cấm, việc bổ sung đàn voi nhà coi như đã khép lại.
Chỉ còn trên 100 cá thể, nhưng trong tự nhiên đàn voi rừng cũng đang bị "truy sát" ráo riết, khả năng sinh sản cũng rất hạn chế, hoặc nếu có sinh sản được, voi con cũng gặp rất nhiều mối nguy hiểm.
Trong số 14 con voi rừng bị chết được phát hiện từ năm 2009 đến nay, ngoài 4 con voi trưởng thành bị bắn chết như đã nói ở trên, đa số còn lại là voi con mới lớn, chúng bị chết vì rất nhiều nguyên nhân.
Việc những con voi đực trưởng thành bị giết hại, khiến nhiều chuyên gia đặt lo ngại về một quần thể voi rừng không còn bền vững, khả năng sinh sản do đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài giờ cõng khách du lịch, voi bị xích chân không còn thời gian chơi và "yêu đương" theo quy luật.
Theo các nhà khoa học, để một đàn voi phát triển ổn định, có thể sinh sản, tăng đàn được phải có khoảng từ 50 cá thể trở lên nhưng tại Đắk Lắk hiện nay, theo ghi nhận có khoảng 10 đàn voi rừng, đàn nhiều nhất cũng chưa tới 30 con.
Cùng với đó, môi trường tự nhiên để voi sinh sống đang bị thu hẹp, thức ăn ngày một ít, voi liên tục phải tìm về các khu dân cư tìm thức ăn, gây nên sự xung đột người - voi dữ dội. Thực tế này khiến cả đàn voi rừng Đắk Lắk lẫn người dân tại các buôn làng gặp rất nhiều nguy hiểm.
Với việc bảo tồn vẫn ì ạch như hiện nay, đàn voi Đắk Lắk đang đặt trong tình trạng báo động và điều này khiến người ta đặt nghi ngại rằng một ngày không xa, đại ngàn Tây Nguyên rồi sẽ vắng bóng voi là có cơ sở.
Theo Dantri
Công ty CP xi măng Fico nói về vụ phá rừng làm nhà máy: "Đổi rừng để phát triển công nghiệp" Ông Mai Ngọc Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xi măng Fico Tây Ninh "Muốn phát triển công nghiệp, thì phải đánh đổi nguồn tài nguyên rừng để lấy tài nguyên khoáng sản...", ông Mai Ngọc Liêm (ảnh), Chủ tịch HĐQT Công ty CP xi măng Fico Tây Ninh, đã trả lời PV Thanh Niên vào sáng 11.10. Ông Liêm cho biết,...