Khởi tố, bắt giam ông chủ nhốt công nhân
Làm việc nặng nhọc, đồng lương eo hẹp nhưng ông chủ không cho công nhân nghỉ việc. Tối nào ông cũng nhốt công nhân trong phòng, khóa trái cửa để khỏi trốn. Chịu không nổi một công nhân đã trốn và thiệt mạng.
Chiều 4/7, lãnh đạo Công an huyện Dầu Tiếng – Bình Dương đã ký quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Trần Tấn Phong (50 tuổi, chủ một cơ sở gỗ ở xã Thanh An) do hành vi “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Theo điều tra, do chịu không nổi sự hà khắc của ông Phong nên thời gian qua nhiều công nhân trong xưởng gỗ của đã bỏ trốn. Do xưởng gỗ nằm biệt lập, tiếp giáp với Hồ Cần Nôm nên nhiều công nhân đào thoát bằng cách bơi qua hồ nước rộng hàng trăm mét vuông này. Một công nhân đã chết đuối khi cố bơi để trốn khỏi xưởng gỗ. Cụ thể, trưa 26/5, công nhân Bồ Sơn Rót (25 tuổi, quê Sóc Trăng) rủ một công nhân khác là Vũ Minh Đương (17 tuổi, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) trốn. Tuy nhiên, lúc vượt hồ anh Rót đã chết vì đuối sức.
Theo phản ánh, một công nhân đã chết đuối khi bơi qua hồ này để trốn khỏi xưởng
Video đang HOT
Theo phản ánh, cái chết của anh Rót đã khiến người dân quanh xưởng gỗ ông Phong căm phẫn ông và đồng loạt tố cáo sự hà khắc của ông này với cơ quan chức năng. Theo các công nhân làm việc tại xưởng của ông Phong, họ đến xưởng ông Phong làm việc thông qua sự dẫn dắt, giới thiệu của một tay cò ở TPHCM.
Tuy nhiên, khi vào làm công nhân đã muốn nghỉ việc vì lương thấp, ăn uống kham khổ, làm việc nặng nhọc, không có hợp đồng lao động…. Do đã tốn tiền cho người môi giới nên ông Phong không cho công nhân bỏ việc. Để đề phòng công nhân trốn, sau giờ làm, từ 20 giờ đến 5 giờ sáng, ông Phong khóa nhốt công nhân vào một nơi chật hẹp. Công nhân phải dùng bô để đi vệ sinh ngay tại nơi ngủ.
Theo 24h
Chủ 'cơ sở ngược đãi' bị bắt
Ông Phong được cho là có dấu hiệu Giữ người trái pháp luật khi cơ quan điều tra xác định hàng chục công nhân làm việc trong xưởng gỗ của ông này có cuộc sống "như tù binh".
Ngày 4/7, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã bắt giam ông Trần Tấn Phong (51 tuổi, chủ cơ sở gỗ Tấn Phong ở ấp Cà Tong, xã Thanh An) để điều tra về hành vi Giữ người trái pháp luật.
Ông Trần Tấn Phong bị bắt chiều 4/7. Ảnh: Nguyệt Triều
Thiếu tá Hồ Văn Dũng, Phó trưởng Công an huyện Dầu Tiếng cho biết, bước đầu điều tra xác định, cơ sở sản xuất của ông Phong nằm trên khu đất rộng hàng nghìn m2. Hầu hết lao động làm tại cơ sở Tấn Phong đều là người dân tộc Kh'mer và không được học hành. Họ được nhận vào làm thông qua môi giới từ TP HCM với mức phí 500.000- 800.000 đồng. Số tiền này sẽ được cơ sở trừ vào lương của họ. Khi nhận vào làm, ông Phong thường câu nhử bằng việc hứa hẹn "tạo công ăn việc làm thoải mái, nuôi cơm 2 bữa, lo cho chỗ ăn ở chu đáo".
Tuy nhiên, trong suốt thời gian làm việc, công nhân không được tự do ra vào cơ sở, mọi sinh hoạt, lưu trú ăn ở đều bị chủ khóa cửa. Mỗi ngày họ bị đánh thức lúc 4h, ăn sáng bằng mì gói để bắt đầu một ngày làm việc cho đến 12h. Sau khi ăn uống sơ sài, họ lại bắt đầu quay lại công việc lúc 13h rồi kéo dài đến 17h mới kết thúc.
Để ngăn lao động bỏ trốn, ông Phong quy định không được xài điện thoại, ban đêm ngủ bị khoá cửa, công nhân muốn đi vệ sinh phải tranh thủ đi trước. Chủ cơ sở cũng lắp đặt 8 camera chĩa vào nơi ăn ở của công nhân để theo dõi. Vì không chịu được cảnh hà khắc, rất nhiều người đã phải bỏ trốn.
Do khu vực cơ sở được bao quanh 3 phía bằng tường rào, chó béc giê được huấn luyện canh giữ nên công nhân không thể đi ra ngoài bằng ngả trước. Trưa 26/5, công nhân Sơn Bồ Rót (25 tuổi, ngụ Sóc Trăng) và Vũ Minh Đương (17 tuổi, ngụ Cà Mau) quyết định bơi vượt hồ Cần Nôm phía sau cơ sở để bỏ trốn. Tuy nhiên mới ra đến giữa hồ, hai người chới với. Những người làm cùng phát hiện nhưng chỉ cứu được Đương.
Công nhân xưởng gỗ phải ăn ở trong khu vực luôn bị khoá trái cửa và luôn có 8 camera theo dõi mọi động tĩnh. Ảnh: Nguyệt Triều
"Kể từ khi các công nhân Sơn Bồ Rót và Vũ Văn Đương đến làm ở cơ sở gỗ đều bị ông Phong khoá trái cửa nhốt. Ban đêm ông ta cho họ chiếc bô để đi vệ sinh ngay tại chỗ ngủ nghỉ. Qua quá trình điều tra, đủ căn cứ để xác định ông Phong đã có hành vi Giữ người trái pháp luật. Dường như các công nhân đều lo sợ "thế lực nào đó của ông Phong "tại địa phương", thiếu tá Hồ Văn Dũng nói và cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ để xử lý những người có vai trò liên đới và đồng phạm với các hành vi phạm pháp của chủ cơ sở này.
Vài ngày trước tại địa bàn xã Thanh An xuất hiện tờ rơi có nội dung phản bác lại những thông tin liên quan đến hành vi vi phạm của chủ xưởng gỗ Tấn Phong mà các nhân chứng và người dân đã cung cấp cho công an, bày tỏ sự bênh vực khi cho rằng "ông Phong là người tốt và đang bị oan". "Cơ quan điều tra sẽ làm rõ động cơ của tác giả, người phát tán bài viết đã gây hoang mang, phẫn nộ trong dư luận", thiếu tá Dũng cho biết thêm.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung cũng đã có công văn chỉ đạo giao Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công an huyện Dầu Tiếng khẩn trương điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của ông Trần Tấn Phong; đồng thời cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền, cơ quan chức năng liên quan vụ việc.
Theo VNE
Bình Dương: Sự thật "địa ngục trần gian" Những ngày qua, nhiều tờ báo viết về một cơ sở mộc tại tỉnh Bình Dương bóc lột, đánh đập lao động khiến một công nhân bỏ trốn và chết đuối, chủ cơ sở cấm người khác cứu... Thế nhưng sự thật không phải vậy. Mấy ngày gần đây, gia đình ông Trần Tấn Phong, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương...