Khởi tố 6 cán bộ ‘biến’ 85 môtô khủng thành xe vô chủ
Vụ án được phát hiện, khi Xuân và Huệ móc nối với 6 cán bộ trên tạo dựng hồ sơ 85 môtô phân khối lớn biến thành xe không rõ nguồn gốc, vô chủ.
Theo tin tức nhận được, ngày 25/7 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, thay đổi tội danh đối với 8 bị can trong vụ án “biến” 85 xe mô tô phân khối lớn do nước ngoài sản xuất thành xe vô chủ.
Ban đầu cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố các bị can về tội danh Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng quá trình điều tra đã xác định rõ hành vi của từng bị can nên quyết định thay đổi tội danh.
Theo đó, các bị can: Huỳnh Văn Xuân (còn gọi Công “mô tô”), Giám đốc Công ty TNHH DV-TM Thành Công Sài Gòn có trụ sở tại TP.HCM; Vũ Thị Huệ (trú tại đường Lê Thanh Nghị, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) bị khởi tố về tội đưa hối lộ.
Ngoài ra, truy tố vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với Ngô Văn Tới (đội phó đội QLTT số 2); Phạm Đình Quang (đội phó đội QLTT số 3), Phạm Đăng Duyên (đội phó đội QLTT số 5, chi cục QLTT Hải Dương), Bùi Mạnh Hùng (nguyên phó phòng tài chính – kế hoạch, trưởng phòng kinh tế – hạ tầng huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Văn Thắng (đội trưởng đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc chi cục thuế huyện Ninh Giang, Hải Dương).
Cơ quan công an cũng điều tra tội Nhận hối lộ đối với Trần Quốc Huy, đội trưởng đội quản lý thị trường (QLTT) số 3 – chi cục QLTT Hải Dương.
Video đang HOT
Công “mô tô” trước lúc bị bắt.
Vụ án được phát hiện cuối tháng 8/2013 khi cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an phát hiện Xuân và Huệ móc nối với 6 cán bộ trên tạo dựng hồ sơ 85 môtô phân khối lớn biến thành xe không rõ nguồn gốc, vô chủ. Sau đó, Xuân mua đấu giá và bán cho người khác sử dụng.
Theo hồ sơ, Công ty TNHH DV-TM Thành Công Sài Gòn có trụ sở chính ở đường 3 Tháng 2 (P.2, Q.11, TP.HCM) chuyên mua bán, ký gửi các loại xe mô tô phân khối lớn.
Từ năm 2007 – 2008, Công “mô tô” đã trực tiếp tìm gặp Vũ Thị Huệ và được Huệ đồng ý đứng ra làm thủ tục, hợp đồng hợp thức hóa 85 xe mô tô phân khối lớn do nước ngoài sản xuất không rõ nguồn gốc mà Công “mô tô” đã mua gom trên thị trường (xe gian, xe lậu).
Sau đó, Huệ móc nối với Trần Quốc Huy thỏa thuận về giá cả hợp thức hóa mỗi xe. Để tránh bị phát hiện, các đối tượng đã đạo diễn các vụ bắt giữ xe mô tô cũ vận chuyển trên đường.
Theo đó, mỗi khi cần hợp thức hóa 1 lô xe mô tô phân khối lớn theo yêu cầu của Công “mô tô”, Huệ chở một số xe gắn máy cũ nát đi trên địa bàn H.Ninh Giang rồi báo cho Huy để tổ chức bắt giữ xe, lập biên bản thu giữ, sau đó tổ chức bán đấu giá; Công “mô tô”là người đấu trúng và đã đưa số xe mô tô phân khối lớn trên đi đăng ký ở TP.HCM. Đổi lại, Công “mô tô” đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho Huệ để đưa cho Huy thực hiện kịch bản trên.
Trong 2 năm này, đội QLTT số 3 Hải Dương đã lập hồ sơ xử lý 34 vụ việc, tịch thu 85 môtô không rõ nguồn gốc, phạt cảnh cáo 8 trường hợp, phạt tiền 26 trường hợp 13,5 triệu đồng, đồng thời ra quyết định tịch thu 85 môtô nói trên.
Toàn bộ số xe này được đội QLTT số 3 bạn giao cho phòng tài chính – kế hoạch huyện Ninh Giang làm thủ tục định giá và bán đấu giá tài sản.
Tất cả các xe tịch thu đều có giá 2 – 5 triệu đồng/xe, tổng số tiền thu được từ bán đấu giá là hơn 291 triệu đồng. 85 chiếc môtô phân khối lớn được Huỳnh Văn Xuân trưng bày chào bán tại salon trên đường Trần Phú, quận 5, TP.HCM với giá từ 6000 – 21.000USD/chiếc tùy theo loại xe có dung tích xilanh. Giá trị 85 chiếc xe này theo bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ là 20 tỷ đồng, trong số xe nói trên có 83 chiếc bán cho khách hàng ở TP.HCM, 2 chiếc bán ở ngoại tỉnh.
Theo_Người Đưa Tin
Xử lý gần 400 xe biển xanh vi phạm giao thông
- Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), trong đợt cao điểm kiểm tra vi phạm của xe được quyền ưu tiên, xe biển xanh, lực lượng chức năng đã xử lý 370 trường hợp xe biển xanh, 1.620 trường hợp xe biển trắng.
Ảnh minh hoạ.
Báo cáo cho thấy, thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm chuyên đề lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, xe biển xanh vi phạm TTATGT, từ ngày 20/7/2013 đến 31/5/2014, Cục CSGT đường bộ đường sắt đã tăng cường lực lượng, phương tiện phối hợp với Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ TTKS phát hiện lập biên bản, ra quyết định xử lý VPHC 1.990 trường hợp xe ô tô vi phạm (trong đó có 370 trường hợp xe biển xanh, 1.620 trường hợp xe biển trắng).
Trong đó, có 32 trường hợp (30 xe biển xanh, 02 xe biển trắng) vi phạm lắp đặt, sử dụng thiết bị còi, đèn ưu tiên không đúng quy định (tịch thu 26 bộ còi đèn ưu tiên); 49 trường hợp xe biển trắng vi phạm không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên; 1.819 trường hợp xe ô tô vi phạm tốc độ (303 trường hợp xe biển xanh, 1.516 trường hợp xe biển trắng);
90 trường hợp (37 trường hợp xe biển xanh, 53 trường hợp xe biển trắng) vi phạm đi không đúng làn đường, phần đường; dừng đỗ không đúng quy định, không chấp hành hiệu lệnh biển báo hiệu;
70 trường hợp xe ô tô vi phạm không có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (60 trường hợp xe biển xanh, 10 trường hợp xe cứu thương biển trắng).
Nhật Lâm
Theo_VnMedia
Đăng ký xe máy điện: Soạn luật "trên mây", đánh đố dân Việc đăng ký xe máy điện phải nhiều giấy tờ nhưng lại không siết chặt đầu vào thể hiện sự làm luật thiếu thống nhất trong cơ quan quản lý nhà nước. Ý kiến của ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp về việc đăng ký xe máy điện. PV: Thưa...