Khởi tố 4 người nhận tiền để nâng điểm cho sinh viên
Bốn người đã bị bắt vì nhận tiền để nâng điểm cho sinh viên Trường CĐ Kinh tế-kế hoạch Đà Nẵng.
Sáng 7-7, Thượng tá Phạm Ngọc Nguyên, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra – PA92 (Công an TP Đà Nẵng), cho hay vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với bốn người liên quan đến việc nhận tiền để nâng điểm cho sinh viên xảy ra tại Trường CĐ Kinh tế-kế hoạch Đà Nẵng (thuộc Bộ KH&ĐT).
Bốn người này gồm: Nguyễn Đức Thắng, nhân viên hợp đồng phụ trách quản trị mạng của Trường CĐ Kinh tế-kế hoạch, La Văn Huỳnh, Hoàng Thị Kim Dung (sinh viên nhà trường) và Trần Văn Kiên (chủ tiệm photocoppy gần trường). Trong đó, Thắng bị khởi tố về tội giả mạo giấy tờ trong công tác, ba người còn lại là đồng phạm.
Trường CĐ Kinh tế-kế hoạch Đà Nẵng nơi xảy ra việc mua điểm. Ảnh: TT
Video đang HOT
Theo điều tra ban đầu, biết một số sinh viên có nhu cầu nâng điểm, Huỳnh, Dung và Kiên đã chủ động gặp những người này đề nghị “chung tiền” nhằm sửa điểm. Sau khi thỏa thuận xong, Huỳnh dẫn các sinh viên này đến gặp Thắng.
Thắng là người được nhà trường giao mật khẩu phần mềm quản lý điểm của sinh viên nên có thể lợi dụng sơ hở trong quản lý để tự ý vào nâng điểm. Mỗi lần nâng điểm như vậy, Thắng thu từ 1,5-1,7 triệu đồng/môn, ba người còn lại thu 200.000-300.000 đồng/sinh viên.
PA92 xác định Thắng chủ yếu sửa điểm trung bình học kỳ hoặc điểm tổng kết cuối năm (cả năm học). Theo đó, những người nào xếp loại yếu sẽ lên trung bình và từ trung bình lên loại khá…
Tổng cộng, Thắng đã sửa điểm cho 19-20 sinh viên, thu lợi bất chính hơn 130 triệu đồng, còn Huỳnh thu 8 triệu đồng, Duy thu 2,3 triệu đồng và Kiên là 3 triệu đồng. Tại cơ quan điều tra, tất cả đều thừa nhận hành vi của mình và thành khẩn khai báo.
Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
TẤN TÀI
Theo PLO
Triệt phá nhóm lừa đảo thầu đề bằng phần mềm
Ngày 2.11, Cơ quan CSĐT Công an H.Phước Long (Bạc Liêu) đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 5 nghi phạm, gồm: Võ Văn Phương (50 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp); Nguyễn Hữu Cường (40 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang); Ngô Hồng Thảnh (53 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre); Phạm Quốc Việt (43 tuổi) và Dương Thành Luân (24 tuổi, cùng ngụ H.Phước Long, Bạc Liêu) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đồng bọn của Luân tại cơ quan công an - Ảnh: Lê Cang
Theo cơ quan CSĐT, ngày 18.10.2015, Luân dùng điện thoại nhắn tin cho thầu đề Trương Văn Son (72 tuổi, ngụ ấp Thọ Tiền, xã Phước Long, H.Phước Long) để mua con đề số 62 (dựa theo kết quả xổ số kiến thiết tỉnh Hậu Giang - gọi tắt là đài Hậu Giang), với số tiền 800.000 đồng.
Chiều cùng ngày, đài Hậu Giang cho kết quả xổ con số 61, nhưng Luân lại đến yêu cầu ông Son chung tiền. Ông Son kiểm tra lại tin nhắn trong điện thoại của mình thì thấy tin Luân nhắn đặt mua số 62 trước đó đã biến mất, thay vào đó là con số 61 nên chấp nhận chung cho Luân số tiền trúng thưởng là 60 triệu đồng.
Tuy nhiên, do nghi ngờ bị lừa nên giữa ông Son và Luân xảy ra tranh cãi dữ dội. Sự việc đã được Công an H.Phước Long vào cuộc, kiểm tra và phát hiện hành vi lừa đảo của Luân.
Tại cơ quan công an, Luân khai nhận đã cùng đồng bọn thực hiện hành vi lừa đảo ông Son nhằm chiếm đoạt tài sản bất chính. Theo đó, Luân cùng đồng phạm thường dùng thủ đoạn sử dụng phần mềm giả lập tin nhắn Fake SMS để nhắn tin cho các chủ thầu đề mua số. Đợi khi có kết quả xổ số, nếu không trúng thì bọn chúng có thể dễ dàng thay đổi con số đề đã mua thành con số trúng. Bằng cách này, tin nhắn trong hộp thư của chủ thầu đề cũng bị thay đổi theo. Sau đó, đối tượng chỉ cần cầm theo tin nhắn đến lãnh tiền trúng số.
Mặc dù có nghi ngờ nhưng do sợ bị bại lộ việc thầu đề nên chủ thầu số đề đành "ngậm bồ hòn" chung tiền cho bọn chúng.
Lê Cang - Trần Thanh Phong
Theo Thanhnien
Triệt phá sàn vàng ảo IMMS: Mua phần mềm từ nước ngoài để lừa nhà đầu tư Để qua mắt khách hàng và che giấu hành vi phạm tội, Đặng Hữu Trung đã đầu tư 5.000 USD để đặt mua phần mềm giao dịch mua bán vàng từ nước ngoài. Do phần mềm đã được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống điều hành của Công ty IBFX ở Australia nên tất cả khách hàng đều nghĩ mình đang đầu...