Khởi tố 10 người liên quan đến sai phạm tại Trung tâm đăng kiểm có Giám đốc mới học hết lớp 3
Ngày 4/1, Công an huyện Nhà Bè và Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ nhiều tình tiết, thủ đoạn của các Trung tâm đăng kiểm (TTĐK), trong đó có TTĐK 50-17D (huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh).
Động thái này liên quan trực tiếp vụ án “Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Giả mạo trong công tác” xảy ra tại các TTĐK phía Nam mà Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan đang thụ lý điều tra, xử lý.
Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xác định bị can Hồ Hữu Tài, Giám đốc TTĐK 50-17D, huyện Nhà Bè chỉ học đến lớp 3 cách đây khoảng 50 năm.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Nhà Bè đã khởi tố 10 người liên quan sai phạm tại TTĐK 50-17D, huyện Nhà Bè, về các tội “Môi giới hối lộ”, “Nhận hối lộ”.
Bị can Hồ Hữu Tài, Giám đốc TTĐK 50-17D bị khởi tố, bắt tạm giam.
Những người bị khởi tố gồm: Nguyễn Thanh Phong (SN 1980, Chủ tịch HĐQT Công ty An Phát); Hồ Hữu Tài (SN 1970, Giám đốc TTĐK 50-17D); Trần Thanh Vinh (SN 1971, Phó giám đốc TTĐK 50-17D); Tào Huyên Thanh (vợ Phong, Thủ quỹ TTĐK 50-17D); Phan Hữu Minh (SN 1993, đăng kiểm viên); Phạm Công Danh (SN 1973, đăng kiểm viên); Lê Tấn Thiện (SN 1996, đăng kiểm viên); Nguyễn Trung Tín (SN 1994, đăng kiểm viên); Dương Minh Khánh (SN 1994, đăng kiểm viên), Đinh Thành Trung (SN 1992, nhân viên). Trong số này, 9 người bị bắt tạm giam, riêng Tào Huyên Thanh được tại ngoại do nuôi con nhỏ.
Theo cơ quan điều tra, ông Phong là Chủ tịch HĐQT Công ty An Phát, thành lập TTĐK 50-17D từ năm 2019. Sau đó, Tào Huyền Thanh (vợ Phong) được Phong đưa vào làm thủ quỹ của TTĐK này. Tuy nhiên, hoạt động được một thời gian thì do dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động của trung tâm này bị đình trệ dẫn đến nợ nần.
Bị can Nguyễn Thanh Phong và vợ Tào Huyên Thanh.
Một trong số chủ nợ của ông Phong là ông Hồ Hữu Tài. Để trả nợ cho ông Tài, ông Phong đã đưa người này lên làm Giám đốc TTĐK 50-17D rồi trả nợ dần.
Quá trình làm việc ở TTĐK 50-17D, Tài đã đưa Đinh Thành Trung (con rể của Tài) vào làm nhân viên tại TTĐK 50-17D nhưng không có hợp đồng lao động.
Về phần ông Tài, khi bị bắt giữ, người này khai học tới lớp 3. Tuy nhiên, qua xác minh tại địa phương, lực lượng chức năng nắm được người này không đi học và không biết chữ.
Trung tâm đăng kiểm 50-17D là của tư nhân.
Video đang HOT
Trước khi làm Giám đốc TTĐK 50-17D, ông Tài cho biết hoạt động kinh doanh cá nhân, kiêm san lấp mặt bằng. Là người đứng đầu, nhưng mọi hoạt động của TTĐK được ông Tài giao lại hết cho cấp dưới Trần Thanh Vinh (Phó Giám đốc TTĐK 50-17D), thậm chí việc ký giấy xác nhận đăng kiểm cũng do ông Vinh phụ trách.
Theo cơ quan điều tra, ông Phong và ông Tài có chủ trương và Vinh là người chỉ đạo cho phép các đăng kiểm viên bỏ qua lỗi vi phạm, ký giấy xác nhận đăng kiểm để nhận tiền hối lộ, kéo doanh thu về cho công ty. Khi đó, ông Trung là người trực tiếp liên hệ nhận tiền hoặc thông qua kiểm định viên báo lỗi để nhận tiền hối lộ. Số tiền thu lợi hàng ngày, ông Trung sẽ đưa lại cho Thanh để phân chia cho những người khác.
Thượng tá Trần Thị Kim Lý, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, cho biết ngoài việc môi giới, nhận hối lộ, TTĐK 50-17D còn móc nối, cấp giấy chứng nhận cho khoảng 120 phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cho một trung tâm đào tạo sát hạch lái xe trên địa bàn huyện Nhà Bè.
Thượng tá Trần Thị Kim Lý cho rằng việc đưa các xe không đủ điều kiện này được vào hoạt động dạy lái xe sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho hoạt động đào tạo, cũng như là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học viên và chất lượng học viên được cấp bằng.
Công an khám xét Trung tâm đăng kiểm 50-17D thu giữ nhiều tài liệu.
Ngoài các hành vi mà Cơ quan CSĐT đã khởi tố, cơ quan Công an sẽ làm rõ thêm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của những cơ quan, đơn vị có liên quan. Công an TP Hồ Chí Minh sẽ xác định tính chất mức độ, sai phạm tới đâu, kiên quyết xử lý đến đó.
Liên quan đến vụ việc này, theo đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, 50-17D là TTĐK tư nhân và ông Hồ Hữu Tài không phải đăng kiểm viên và chỉ là giám đốc trên giấy tờ. Ông Tài cũng không phải người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của trung tâm và ký giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT). Ông Tài cũng không nắm vai trò trong hoạt động kiểm định ATKT&BVMT tại trung tâm này.
TTĐK 50-17D hiện có 6 đăng kiểm viên và người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận ATKT&BVMT xe cơ giới là Phó Giám đốc Trần Thanh Vinh
Bất ngờ với lời khai của giám đốc trung tâm đăng kiểm "mù chữ"
Hồ Hữu Tài vay mượn tiền Phong nhưng không có tiền trả. Phong đưa Tài về làm Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-17D để "hùn vốn", góp cổ phần... trả nợ dần. Qua xác minh ở địa phương, Tài lại không có đi học và không biết chữ.
Liên quan vụ Sai phạm ở các Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới ở TPHCM và nhiều tỉnh thành, như báo SGGP đã thông tin, đến nay, Công an huyện Nhà Bè và các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM đã làm rõ nhiều tình tiết, thủ đoạn, trong đó có TTĐK 50-17D.
Phong và vợ là Thanh tại cơ quan điều tra. Ảnh: CHÍ THẠCH
Công an xác định Nguyễn Thanh Phong (sinh năm 1981, ngụ quận 1) lập Công ty An Phát rồi xin giấy phép lập TTĐK 50-17D năm 2019. Vợ của Phong là Tào Huyền Thanh (sinh năm 1985, ngụ quận 1) được Phong đưa vào làm thủ quỹ TTĐK.
Phong quen biết, chơi thân với Hồ Hữu Tài (sinh năm 1971, ngụ huyện Nhà Bè). Và, Tài có vay mượn tiền Phong nhưng không có tiền trả. Sau đó, Phong đưa Tài về làm Giám đốc TTĐK 50-17D để "hùn vốn", góp cổ phần... trả nợ dần.
Công an thi hành lệnh bắt giữ Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-17D. Ảnh: CHÍ THẠCH
Về làm tại đây, Tài đưa Đinh Thành Trung (sinh năm 1993, ngụ huyện Nhà Bè, là con rể) làm nhân viên tại TTĐK nhưng không có hợp đồng lao động.
Đáng nói, Tài khai với công an là có đi học nhưng qua xác minh ở địa phương, Tài lại không có đi học và không biết chữ. Tài có thời gian làm công việc san lấp mặt bằng ở địa phương.
Công an khám xét TTĐK 50-17D thu giữ nhiều tài liệu. Ảnh: CHÍ THẠCH
Từ năm 2021 đến nay, Tài và Phong "có chủ trương" cho phép các đăng kiểm viên gồm: Phan Hữu Minh, Nguyễn Trung Tín, Dương Minh Khánh (cùng sinh năm 1995), Phạm Công Danh (sinh năm 1974), Lê Tấn Thiện (sinh năm 1996) bỏ qua các lỗi vi phạm như: thắng, đèn... để nhận tiền hối lộ, kéo doanh thu về cho công ty.
Khi xe vào đăng kiểm có lỗi, các đăng kiểm viên sẽ báo cho Trung. Sau đó, Trung trực tiếp gặp chủ xe "nói chuyện" hòng bỏ qua các lỗi vi phạm và nhận tiền. Ngày 19-12, khi công an ập vào bắt giữ, Trung khai là đã nhận 19,7 triệu đồng từ các chủ xe tới đăng kiểm có lỗi.
Công an khám xét TTĐK 50-17D. Ảnh: CHÍ THẠCH
Số tiền này, Trung đưa cho Thanh (vợ của Phong). Sau đó, Thanh lấy một nửa và đưa lại Trung giao cho Trần Thanh Vinh (sinh năm 1972, ngụ quận Bình Thạnh, là Phó Giám đốc TTĐK 50-17D).
Qua điều tra, Vinh là người chỉ đạo cho phép đăng kiểm viên bỏ qua các lỗi vi phạm cho các phương tiện để nhận tiền, chấm "Đạt" và ký giấy xác nhận đăng kiểm.
Khi nhận được tiền, Vinh chia cho Trung từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/ngày. Số tiền còn lại, Vinh chia đều cho Minh, Tín, Khánh, Danh, Thiện.
Công an đã khởi tố Phong, Tài và 8 bị can khác về tội Nhận hối lộ và tội Môi giới nhận hối lộ. Riêng vợ của Phong, là Thanh, được cho tại ngoại chờ điều tra xử lý theo quy định.
Liên quan vụ án này, lãnh đạo Công an TPHCM cho biết, đơn vị đang tiếp tục điều tra làm rõ sai phạm xảy ra tại các TTĐK và trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra. Trường hợp nếu có sai phạm thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Công an khám xét Cục Đăng kiểm
Theo điều tra ban đầu, từ việc phát hiện nhiều xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật (cơi nới thùng, không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn) nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, Công an TPHCM đã điều tra phát hiện dấu hiệu tội phạm tại nhiều TTĐK ở TPHCM và một số tỉnh, thành.
Từ đó, công an đã khám xét tại các TTĐK ở tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang và các TTĐK ở TPHCM.
Công an đã khởi tố hàng chục bị can là giám đốc, phó giám đốc và đăng kiểm viên của các TTĐK về các tội: Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Giả mạo trong công tác.
Công an xác định, giám đốc các TTĐK trên chỉ đạo nhân viên trong quá trình kiểm định chất lượng, đo tiêu chuẩn khí thải, cố ý bỏ qua lỗi vi phạm của hơn 70.000 phương tiện giao thông, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.
Khởi tố tổng cộng 43 bị can liên quan đến các Trung tâm Đăng kiểm Tính đến 17 giờ chiều nay 28-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 43 bị can liên quan đến vi phạm tại các Trung tâm Đăng kiểm ở phía nam. Thêm 10 bị can đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố liên quan đến sai phạm của ngành...