Khói thuốc lá sẽ gây ức chế enzyme kháng viêm
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, khói thuốc lá sẽ ức chế một enzyme quan trọng trong cơ quan hô hấp có vai trò điều khiển cơ chế miễn dịch.
Theo nghiên cứu được đăng trên mạng Science Express, khói thuốc lá ức chế enzyme có tên Leukotriene A4 Hydrolase (LTA4H).
Việc enzyme này bị mất khả năng hoạt động đồng nghĩa với việc tế bào bạch cầu sẽ không dừng lại sau khi đã đáp trả thành công với chứng viêm nhiễm.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama ở Birmingham đã xác định được một chất nền của enzyme LTA4H chưa từng được biết tới, có tên gọi là proline-glycine-proline (PGP).
PGP giữ vai trò điều khiển các bạch cầu trung tính thâm nhập và tấn công căn nguyên gây viêm nhiễm. Khi việc này kết thúc, LTA4H sẽ cô lập PGP và chấm dứt sứ mệnh vừa nêu của bạch cầu.
J. Edwin Blalock cho biết: “Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy khói thuốc đã kiềm chế LTA4H, ngăn cản nó bất hoạt PGP. Sự hiện diện tiếp tục của PGP có nghĩa là đáp ứng miễn dịch của bạch cầu trung tính vẫn còn và quá trình không bao giờ dứt này sẽ chỉ càng khiến viêm nhiễm trở nên mãn tính.”
Nhà nghiên cứu Blalock cho biết PGP là một chỉ số sinh hóa cho một số bệnh phổi liên quan đến viêm mãn trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và chứng xơ hóa phế nang.
Việc xác định được vai trò thực sự của PGP có thể đặt ra những hướng đi quan trọng tiến tới bào chế thế hệ thuốc kháng viêm mới.
Theo Vietnamplus
Video đang HOT
Những thói quen và tình trạng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
1. Nghe tai phone âm lượng lớn
Bạn rất thích nghe nhạc bằng tai phone? Nghe nhạc khi ăn uống, đi xe buýt, khi đi ngủ...Vấn đề đáng lo ngại ở chỗ bạn nghe với một âm lượng khá lớn. Khi gắn tai nghe vào, bạn chẳng thể nghe bất cứ âm thanh gì khác ngoài tiếng nhạc đập đì đùng. Nhưng bạn đã quen với cường độ âm thanh ấy rồi. Mỗi lần nghe nhạc, nếu không chỉnh tối đa âm lượng như thế thì cảm thấy rất khó chịu.
Tại sao thói quen này xấu?
Nghe nhạc bằng tai phone với một âm lượng lớn trong một thời gian dài có thể gây tổn thương cho thính giác vĩnh viễn. Bởi vì tai bạn đã quen với âm thanh cường độ cao nên mất đi cơ chế tự vệ với tiếng ồn. Tai bạn không cảm thấy đau khi âm thanh chưa lớn.
Tuy nhiên, tai đã thật sự tổn thương dù âm thanh chưa đạt ngưỡng đó. Bạn cũng không thể nghe rõ những âm thanh nhỏ, lí nhí. Việc ù tai là tình trạng rất dễ gặp trong trường hợp này. Chỉ cần bạn tiếng xúc với âm thanh vượt quá 85 decibel trong thời gian dài đã có nguy cơ mất thính lực.
Thay đổi thói quen này thế nào?
Vấn đề khó khăn là làm sao biết nhạc bạn đang nghe bao nhiêu decibel? Giọng trò chuyện bình thường của chúng ta khoảng 60 decibel. Nếu bạn nghe nhạc mà không nghe giọng nói mọi người xung quanh có nghĩa là đã bắt đầu cao hơn 60 decibel rồi đấy.
Bạn cần phải tập luyện thói quen nghe nhạc bằng tai phone ở cường độ thấp hơn. Hạ thấp âm lượng cho đến khi bạn có thể nghe được âm thanh của môi trường xung quanh. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Hãy yên tâm nhé. Sau khoảng một tuần điều chỉnh âm lượng, tai bạn sẽ quen với cường độ âm thanh mới.
2. Xem ti vi hơn 19 giờ/tuần
Chiếc TV là một người bạn vô cùng thân thiết. Bạn thu thập kiến thức từ nó, thư giãn cũng nhờ nó, ngắm thần tượng, học cách làm đẹp, mua sắm, nghe nhạc...
Đối với bạn, chiếc TV là công cụ giải trí rẻ tiền và thuận tiện. Bất cứ khi nào rảnh là bạn bật TV lên. Thời gian xem TV của bạn có khi còn nhiều hơn thời gian đi ngủ.
Tại sao thói quen này xấu?
Con người có thể tiêu thụ nhiều hơn 71% lượng thực phẩm so với bình thường khi đang dán mắt vào chiếc màn hình TV. Theo một nghiên cứu tại Bỉ cho thấy, xem truyền hình hơn 19 giờ/tuần làm tăng khả năng béo phì lên đến 97%. Truyền hình cũng không phải là cách giải trí hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu tại Đại học Case Western Reserve - Mỹ, xem TV quá 80 phút mỗi ngày có thể làm tăng 30% khả năng mắc bệnh Alzheimer khi bạn về già.
Thay đổi thói quen này thế nào?
Điều chỉnh lại thời gian xem TV bạn nhé! Hạn chế các món ăn vặt khi bạn đang chăm chú vào một bộ phim truyền hình.
Thay vì hàng đêm rảnh rỗi ngồi nhà xem TV, hãy tìm một việc gì đó để làm. Lôi đống bài tập ra giải quyết, ra phố với lũ bạn hay đăng kí một lớp học năng khiếu nào đó. Ngoài ra, nên nhớ xem truyền hình nhiều còn có hại cho mắt nữa đấy.
3. Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá
Dù bạn không hút thuốc lá nhưng bạn thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Nào là đi cà phê với một tên bạn thân phì phèo điếu thuốc. Bố thường xuyên hút thuốc trong nhà. Hay một số lý do khác nào đó để bạn hay tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá...
Tại sao thói quen này xấu?
Khói thuốc chứa hàng nghìn hóa chất độc hại đối với cơ thể teen. Một số hóa chất rất độc có thể kể ra như: benzen, cacbon monoxit, crôm, xyanua, fomanđêhyt, chì, niken, poloni...
Các hạt hóa chất nguy hiểm này có thể tồn tại trong không khí nhiều giờ. Nếu bạn hít khói thuốc chỉ trong một thời gian ngắn cũng đủ làm phổi bị kích thích và giảm lượng oxy trong máu. Khói thuốc vẫn có khả năng khiến chúng ta mắc các bệnh về tim và phổi (ung thư phổi, hen suyễn, viêm phế quản..).
Thay đổi thói quen này thế nào?
Chính vì những nguy hiểm của khói thuốc nên chúng ta phải tránh xa chúng. Khuyên người thân xung quanh bỏ thuốc lá hoặc hút thuốc ở những nơi riêng tư. Giữ khoảng cách đối với những người đang hút thuốc nơi công cộng.
Đừng nghĩ không hút thuốc là an toàn, hãy chú ý cả đến khói thuốc đang bay quanh quẩn bạn nữa đấy!
Theo health
7 chức năng của vitamin C Vitamin C không còn xa lạ với chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết rõ hữu ích của vitamin C với sức khỏe. Những chức năng dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vi chất này. Vitamin C còn gọi là acid ascorbic. Nó tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D...