Khói than nguy hiểm khôn lường
Trung tâm Tox của Thụy Sỹ, chuyên về vấn đề ngộ độc vừa đưa ra khuyến cáo chống lại việc sử dụng các lò sưởi và lò nướng than trong nhà.
Đặc biệt khi lò than củi được đốt trong phòng đóng kín cửa. Các con số thống kê cho thấy, tại những quốc gia ở châu Âu đã có nhiều nạn nhân thiệt mạng oan uổng, chỉ vì muốn ăn đồ nướng trong những ngày vì thời tiết xấu nên không thể nướng ở ngoài trời, hoặc mang lò than vào nhà để sưởi ấm trong những ngày mùa đông lạnh giá mà đã mang họa vào thân.
Theo những giải thích của Trung tâm Tox, các lò than củi đốt trong nhà vẫn có thể trở thành cái bẫy chết người kể cả khi mở toang cửa sổ hoặc cửa chính, vì chỉ cần với nồng độ carbon monoxide (CO) rất thấp tỏa ra từ khói than cũng đủ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
CO là một khí rất độc, nhưng vì nó không có mùi lại không màu nên chúng ta không cảm nhận được sự có mặt của khí CO trong bầu không khí.
Nên nhớ rằng chỉ cần 0,1% khí CO trong không khí cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi, CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO, do đó máu không thể vận chuyển oxy đến tế bào, gây tổn thương cho hệ thần kinh.
Những triệu chứng ngộ độc CO là nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, nôn ọe, khó thở, tim đập mạnh, chân tay đờ đẫn dần, bị hôn mê. Người hít phải CO, bị hôn mê nên không thể đi thoát ra khỏi căn phòng đó, tiếp tục hít thêm khí CO nên dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
Theo Phụ nữ/DPA
Nhận biết thiếu máu ở trẻ
Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết tuy nhiên bệnh vẫn có các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng cầu (HC) (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên HC). HC đóng vai trò như "chiếc xe tải", dùng để chở oxy trong máu. Khi ta hít vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của HC và HC chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể. Khi trẻ bị thiếu máu có thể sẽ không được nhận biết, bởi vì nó không gây ra một triệu chứng nào. Các dấu hiệu thiếu máu mà cha mẹ bé khó nhận thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác. Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu HC chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của "xe" chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.
Cần khám cho trẻ để tìm nguyên nhân gây thiếu máu.
Tại sao trẻ bị thiếu máu?
HC được sinh ra từ tủy xương. Đời sống HC trung bình 120 ngày. Do đó, tủy xương liên tục sinh ra hồng cầu để bù đắp số HC già bị chết. Vì vậy, các nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm: HC sinh ra không đủ, HC chết quá nhiều, mất máu do chảy máu.
HC sinh ra không đủ: thường gặp nhất là do thiếu sắt. Trong thức ăn, sắt có nhiều trong thịt, đậu, các loại rau có lá màu xanh. Khi không có sắt, cơ thể không tạo được hemoglobin, nên cũng không tạo được HC, không tạo được HC thì không có "xe" để chở oxy.
Acid folic và vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần thiết để tạo HC. Có thể bổ sung vitamin B12 từ trong thức ăn (thịt, sữa, trứng) và acid folic có nhiều trong các loại thịt cá, rau đậu, ngũ cốc. Những người ăn chay (không ăn thịt) sẽ bị thiếu vitamin B12, bởi loại vitamin này không có trong rau xanh.
Thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh HC không phù hợp. Những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh HC ít hơn bình thường. Những trường hợp rất hiếm gặp, tủy xương không có khả năng sản sinh HC. Một số thuốc như: thuốc chống ung thư, cũng ức chế tủy xương tạo HC.
HC chết quá nhiều: có nhiều lý do làm cho đời sống của HC ngắn hơn bình thường, làm cho HC chết nhiều hơn gây ra thiếu máu. Một trong những lý do đó là bệnh lý làm thay đổi hình dạng HC. Nếu chúng ta nhìn qua kính hiển vi, HC bình thường có hình tròn và dẹt. Đó là hình dạng tốt nhất để HC có thể di chuyển qua những nơi hẹp như là các mạch máu nhỏ để đi khắp cơ thể.
Một bệnh lý di truyền làm biến đổi hình dạng HC thường gặp là bệnh HC hình liềm. HC hình liềm khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ gây thiếu máu. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong những bệnh lý thay đổi hình dạng HC.
Mất máu do chảy máu: khi chúng ta bị mất một ít máu như bị đứt tay, chảy máu mũi thì tủy xương có thể tạo máu để bù lại. Nhưng nếu chúng ta mất nhiều máu như: ói ra máu, bị tai nạn nặng nề thì tủy xương không thể tạo ra đủ HC để bù lượng máu mất một cách nhanh chóng.
Nếu một người nào đó bị chảy máu kéo dài, cũng dẫn đến thiếu máu. Bởi vì lượng sắt mất đi (do mất máu) nhiều hơn lượng sắt ăn vào, cơ thể thiếu sắt gây ra thiếu máu. Một số trường hợp thường gặp là: kinh nguyệt nhiều ở nữ, bị giun sán hút máu trong ruột, các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính đường tiêu hóa.
Điều trị thiếu máu như thế nào?
Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.
Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.
Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi HC được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.
Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.
Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.
Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi HC được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.
Theo Sức khỏe đời sống