Khối tài sản của Phạm Công Danh có gì sau vụ “hô biến” 9.000 tỷ ở VNCB?
Ngày 21/7, phiên xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bước sang ngày làm việc thứ 3.
Bị cáo Phạm Công Danh.
Theo cáo trạng, chỉ trong vòng 2 năm, Phạm Công Danh và đồng phạm đã làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng của VNCB.
Toàn bộ số tiền bị thất thoát này, Phạm Công Danh dùng để trả nợ nhận chuyển nhượng VNCB, trả nợ thay cho tập đoàn Thiên Thanh và trả tiền hoa hồng cho những người huy động vốn.
Để đảm bảo cho việc khắc phục hậu quả, các cơ quan tố tụng đã kê biên nhiều tài sản có giá trị của Phạm Công Danh cũng như các đồng phạm.
Cụ thể, trong quá trình thực hiện lệnh bắt khám xét đối Phạm Công Danh, cơ quan điều tra đã thu được nhiều tài sản có giá trị như: 217 triệu đồng và 121.900 USD mang theo người; 500.000 USD thu ở phòng 1008 khách sạn Sofitel Hà Nội.
Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ 21 sổ chứng nhận sở hữu cổ phần tại VNCB và các giấy tờ ủy quyền ký sẵn liên quan đến 84% cổ phần VNCB của Phạm Công Danh. Hiện các giấy tờ này chỉ có giá trị chứng minh 84% cổ phần đó là của Phạm Công Danh. Danh nhờ người thân quen đứng tên, chứ không còn giá trị thực tế vì VNCB đã bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng/cổ phần.
Ngoài ra, có 37 bất động sản của Phạm Công Danh hoặc thuộc sở hữu của các công ty thuộc tập đoàn Thiên Thanh đang là tài sản đảm bảo tại một số ngân hàng: Phương Nam; Agribank chi nhánh Tân Phú; Agribank chi nhánh Láng Hạ; Ngân hàng Xây dựng và một số tài sản này dùng để góp vốn với công ty cổ phần PVI.
Trong số 37 bất động sản này: Có 14 bất động sản tại TP.HCM; 1 tại Bình Dương; 1 tại Bà Rịa – Vũng Tàu; 7 bất động sản và 10 lô đất là sân vận động Chi Lăng tại TP.HCM, 1 tại Quảng Nam, 3 tại Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra cho biết, ngoại trừ bất động sản tại Đà Nẵng, tổng số bất động sản còn lại được định giá tài sản là 624 tỷ đồng.
Cũng theo cơ quan điều tra, số dư tài khoản của Phạm Công Danh và các công ty của Phạm Công Danh tại Ngân hàng Á Châu là 3.629 tỷ đồng và số dư còn lại ở VNCB là 1.377 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 19/7, Tòa án Nhân dân TP. HCM mở phiên xử ông Phạm Công Danh (51 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) về các tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo cáo trạng, chỉ trong 2 năm (từ cuối năm 2012 đến đầu 2014) tổng số tiền mà Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB đến thời điểm khởi tố vụ án là hơn 9.000 tỷ đồng.
Đồng phạm tích cực giúp sức cho ông Danh là dàn lãnh đạo cấp dưới của VNCB gồm Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc); Mai Hữu Khương (33 tuổi, nguyên TV HĐQT), Hoàng Đình Quyết (33 tuổi, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn) cùng hơn 30 bị cáo nguyên là cán bộ VNCB, nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và công ty đối tác của VNCB.
Đáng lưu ý, trong số này, nhiều nhân viên đang làm các công việc bảo vệ, rửa xe… đã được đề nghị đứng tên làm giám đốc rất nhiều công ty với mục đích vay tiền VNCB.
Theo Bizlive
Tăng trưởng tín dụng 2016: Mục tiêu 18-20% có thể hoàn thành
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 6/2016, dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng khoảng 7%, khá thấp so với mục tiêu cả năm từ 18-20%, khiến thị trường có những quan ngại mục tiêu này khó hoàn thành trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng cuối năm, nếu mỗi tháng tăng trưởng tín dụng đạt 2%, thì sẽ đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm
Những quan ngại có cơ sở
Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2016 của Trung tâm Nghiên cứu BIDV nhận định, lãi suất huy động sẽ khó giảm (do kỳ vọng lạm phát ở mức khoảng 5%), mà chủ yếu đi ngang, bởi lượng trái phiếu chính phủ đến giữa tháng 6 đã phát hành được khoảng 75% chỉ tiêu năm 2016, nên nhu cầu VND trong thời gian tới bớt áp lực hơn.
Mặt khác, các chính sách gần đây (Thông tư 06 và 07) cũng góp phần làm giảm áp lực tăng huy động vốn trung-dài hạn. Đồng thời, với nhiều biện pháp như cắt giảm chi phí, tăng thời gian trích lập dự phòng rủi ro lên 10 năm đối với nợ xấu bán cho VAMC (Thông tư 08), lãi suất cho vay ít nhất sẽ được giữ ổn định.
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần nêu quan điểm, lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng tại một số nhà băng nhỏ, chưa đáp ứng được các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là lãi suất huy động trung-dài hạn. Hơn thế, mục tiêu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp vẫn có cơ sở triển khai, trong trường hợp không có các cú sốc lớn từ bên ngoài nền kinh tế, đồng thời lạm phát và tỷ giá trong tầm kiểm soát... là những điểm khó lường.
Bên cạnh đó, một số phân tích cho rằng, trong điều kiện các ngân hàng mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối (NHTM nhà nước) đang gặp vấn đề về suy giảm hệ số CAR (tỷ lệ lệ an toàn vốn), nếu không được tăng vốn sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng và có ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống (do khối NHTM nhà nước hiện chiếm 50% dư nợ tín dụng toàn ngành).
Theo tính toán, nếu các NHTM nhà nước không được tăng vốn trong năm 2016 (trong điều kiện khối NHTM cổ phần tăng trưởng bình thường) thì tăng trưởng tín dụng năm 2016 chỉ ở mức 12-13% (giảm 5-7% so với dự kiến), từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP.
6 tháng cuối năm, giai đoạn bơm vốn mạnh
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực LienVietPostBank nhận định, tuy 6 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng mới đạt 7%, so với mục tiêu 18-20% là khá thấp, nhưng thực tế, kết quả như vậy là khả quan. Lý do, theo ông Hưởng là vì áp lực giải ngân phục vụ hoạt động thanh toán và quyết toán thường dồn về các tháng cuối năm. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, nếu mỗi tháng tăng trưởng tín dụng đạt 2%, thì sẽ đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm.
"Qua thời gian khó khăn vừa qua, các doanh nghiệp còn tồn tại được ví như &'vàng đã được thử lửa', nên sức khỏe của doanh nghiệp cơ bản đã khá lên, chứ không còn yếu kém như những năm trước", ông Hưởng nhấn mạnh.
Ông Trần Ngọc Tâm, Phó tổng giám đốc NamA Bank cho biết: "Theo thông lệ, 6 tháng cuối năm là giai đoạn bơm vốn mạnh, nên tôi tin chắc sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN đề ra, song việc hỗ trợ doanh nghiệp cần đồng bộ các giải pháp".
Cũng theo Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu BIDV, tín dụng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan từ nay đến cuối năm và có thể đạt mức 16-18%. Bởi, thứ nhất, các cơ chế, chính sách (Nghị quyết 35, Nghị quyết 19, Thông tư 06 và 07) bắt đầu đi vào cuộc sống; thứ hai, tính chu kỳ tín dụng thường tăng mạnh vào 2 quý cuối năm.
Chia sẻ với PV, ông Đinh Đức Quang, Phó tổng giám đốc OCB cho biết, năm 2015, tăng trưởng tín dụng cả năm vẫn đạt 18%, cho dù tín dụng 6 tháng đầu năm này chỉ đạt trên 6%. Do đó, với mức tăng khoảng 7% sau 6 tháng đầu năm 2016, có thể tăng trưởng tín dụng sẽ đạt được mục tiêu. Thậm chí, thị trường và các ngân hàng có nhu cầu cấp tín dụng mạnh mẽ hơn, nhưng NHNN rất thận trọng, ưu tiên hàng đầu trong việc giữ lạm phát ở mức kiểm soát.
Vẫn cần thận trọng
Trước những quan ngại về việc tín dụng có thể đổ mạnh vào thị trường bất động sản, ông Quang cho rằng, sẽ có số liệu cụ thể đối với từng danh mục cho vay, nên nếu có đột biến, cơ quan quản lý chắc chắn sẽ có động thái phù hợp. Bên cạnh đó, việc giảm hệ số rủi ro và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trungdài hạn giảm cũng khiến câu chuyện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản không có gì quá nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với cơ cấu kiểm soát hệ số rủi ro, bản thân các ngân hàng đều "đong đếm' rất kỹ càng.
"Việc tăng trưởng tín dụng từ 18-20% đã được NHNN tính toán trên cơ sở khoa học, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có kiểm soát của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đầu tư vốn vào bất động sản hợp lý không những không ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, ngược lại, còn góp phần kích thích sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho xã hội", ông Hưởng nói.
Đối với dự báo lạm phát tăng nếu tăng trưởng tín dụng tăng mạnh, ông Hưởng phân tích, lạm phát tăng ngoài tầm kiểm soát do không kiểm soát được 2 nguyên nhân chính, đó là cầu kéo và chi phí đẩy, cộng thêm tác động của tâm lý đẩy. Chi phí đẩy không phải chỉ có lỗi của tăng trưởng tín dụng, mà còn ảnh hưởng rất lớn từ tài chính công, hiệu quả kinh tế xã hội và sự mất cân đối cung cầu. Nguyên nhân cầu kéo mất cân đối cũng do nhiều yếu tố tạo thành, bao gồm cả nguyên nhân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu bị thiếu vốn, làm nguồn cung bị thiếu hụt, dẫn đến tâm lý đẩy...
"Trong điều kiện 6 tháng cuối năm, mỗi tháng tăng trưởng tín dụng bình quân 2% sẽ không gây áp lực lạm phát, bởi &'điểm rơi' của chi phí hình thành yếu tố gây lạm phát không rơi vào thời điểm cuối năm 2016", ông Hưởng nói.
Cũng theo ông Hưởng, trong việc giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016, Thống đốc NHNN đã có giải pháp đột phá và hiệu quả, đó là không cào bằng chỉ tiêu tăng trưởng cho tất cả các NHTM, tránh tình trạng "kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra".
"Do đó, việc giao kế hoạch tăng trưởng 6 tháng cuối năm nay được Thống đốc chỉ đạo: giao trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động từng NHTM trong 6 tháng đầu năm và bám sát mục tiêu đã đề ra một cách khoa học, có kiểm soát. Đây là tín hiệu mừng của ngành ngân hàng và nền kinh tế", ông Hưởng nhấn mạnh.
Trong cuộc trao đổi với PV, bà Izumi Devalier, Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Việt Nam, Khối Nghiên cứu kinh tế HSBC cho rằng, các nhà điều hành chính sách nên hài lòng với bức tranh tăng trưởng hiện tại, ngay cả khi GDP thấp hơn mục tiêu đề ra. Theo HSBC, tăng trưởng tuy chậm nhưng bền vững, vẫn tốt hơn tăng trưởng mạnh dựa trên tín dụng, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ vĩ mô trong tương lai.
Theo NTD
HSBC dự báo lãi suất sẽ tăng vào quý III/2017 Ngân hàng Nhà nước khả năng sẽ nâng lãi suất ở kênh thị trường mở thêm 0,5% lên mức 5,5% trong quý III/2017 theo báo cáo vĩ mô châu Á tháng 7 của HSBC. Các chuyên gia của Ngân hàng HSBC cho rằng, lạm phát cơ bản tuy vẫn nằm trong vòng kiểm soát, dao động từ 1,6% đến 2% trong suốt một...