Khôi phục thương cảng Phố Hiến, đầu tư khai thác du lịch Hưng Yên
Nằm ở cửa ngõ Thủ đô, với hệ thống di tích dày đặc (đứng thứ 3 cả nước), cùng truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung đi vào lòng người và một vùng nông nghiệp trù phú, song du lịch Hưng Yên vẫn là ‘nàng công chúa ngủ trong rừng’.
Đền Mẫu mê hoặc lòng người bởi vẻ cổ kính và huyền bí
Cổ kính và quyến rũ
Là quê hương gắn liền với truyền thuyết về một trong tứ bất tử Việt Nam – thánh Chử Đồng Tử, Hưng Yên có nhiều đình, đền lưu dấu ấn về câu chuyện tình yêu lãng mạn của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung. Những di tích lịch sử này vẫn được giữ nguyên trạng với kiến trúc bề thế, cùng hệ thống tượng cổ đẹp và quý giá. Đền Đa Hòa, đền hóa Dạ Trạch với vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm là những minh chứng rõ nét cho sức hấp dẫn và mê say lòng người khi đặt chân tới các di tích tôn vinh tình yêu và khát vọng tự do trong hôn nhân của người Việt.
Với 1.802 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt (khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thái Lạc), 3 bảo vật quốc gia, 172 di tích cấp quốc gia, 250 di tích, cụm di tích cấp tỉnh, những lợi thế này, Hưng Yên có tiềm năng lớn để xây dựng du lịch lễ hội tâm linh. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch đến nay chưa tốt và Hưng Yên chưa có tên trong bản đồ du lịch văn hóa – lịch sử điển hình của miền Bắc.
Theo bà Nghiêm Thúy Hà, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại AADASIA, Hưng Yên nên cố gắng giữ lại các nét cổ kính khi tiến hành bảo tồn di tích, phải giữ bằng được yếu tố truyền thống. Bởi lẽ: “Tôi thấy không hài lòng khi thấy nhiều chi tiết trang trí đèn hiện đại tại các ngôi chùa cổ. Theo tôi nên bỏ các chi tiết hiện đại như đèn nhấp nháy ra khỏi không gian chùa”- bà Nghiêm Thúy Hà nói.
Dưới góc độ là người trực tiếp xây dựng các sản phẩm du lịch, bà Phạm Thanh Tâm, Trưởng phòng Du lịch Nội địa Vietrantour chia sẻ: “Tỉnh Hưng Yên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, đặc biệt là cung cấp cho các đơn vị lữ hành thông tin về điểm đến, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, các tuyến, điểm du lịch có thể liên kết trong một ngày để các hãng lữ hành đưa vào tour cho phù hợp”.
Video đang HOT
Với hệ thống 23 phố, phường cùng thương cảng Phố Hiến, lớn nhất ở Đàng Ngoài thế kỷ 16-17, Hưng Yên là một miền đất mang đậm trong mình những truyền thống văn hóa, văn hiến của đất nước. Dù không có tài nguyên rừng, biển nhưng Hưng Yên có rất nhiều tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch như các làng nghề, các lễ hội truyền thống vào dịp đầu năm, hát trống quân, hát ả đào…
Đồng thời, vị trí địa lý của tỉnh Hưng Yên lại nằm ở cửa ngõ Thủ đô, vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Theo ý kiến đóng góp của các các doanh nghiệp du lịch tại Hội nghị “Xúc tiến điểm đến và kích cầu du lịch tỉnh Hưng Yên năm 2020″, UBND tỉnh nên tập trung khai thác du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, kết hợp du lịch: tâm linh, làng nghề, cộng đồng, khôi phục thương hiệu thương cảng Phố Hiến…
Biến Hưng Yên thành “Hội An thứ 2″ của Việt Nam
Nhưng để làm được điều này, tỉnh Hưng Yên cần tăng cường thu hút đầu tư, hình thành những khu nghỉ dưỡng xứng tầm, trước mắt hình thành các khu homestay, bungalow, biệt thự gia đình… Song hiện tại, hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm nghèo nàn như hiện nay, du lịch Hưng Yên rất khó bứt phá.
Góp ý cho ngành du lịch Hưng Yên, ông Vũ Văn Tuyên, Tổng Giám đốc công ty Du lịch Travelogy Việt Nam cho rằng: “Hưng Yên có lợi thế khi rất gần thị trường nguồn Hà Nội, nằm trên tuyến đường từ Hà Nội đi vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà, do đó việc các hãng lữ hành thiết kế tour nghỉ 1 đêm ở Hưng Yên trước tới những điểm còn lại là rất khả thi. Dù vậy, hiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mảng lưu trú ở Hưng Yên còn rất hạn chế, với vài khách sạn đáp ứng tiêu chuẩn 3-4 sao”.
Ông Vũ Văn Tuyên còn cho rằng, Hưng Yên là vùng đất nông nghiệp có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái, cộng đồng nhưng địa phương chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch tốt. Cần tạo ra các sản phẩm phụ trợ đi kèm như các sản phẩm dinh dưỡng từ cam, mứt cam, hay các sản phẩm làm đẹp, massage da mặt từ cam… để hấp dẫn thêm du khách.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá cao nỗ lực, sự chủ động, tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động của tỉnh Hưng Yên. “Hưng Yên rất giàu tài nguyên du lịch nhưng chưa được khai thác nhiều. Tỉnh cần thu hút các nhà đầu tư, làm sao để có nhiều điểm đến, sản phẩm mới, đặc sản hấp dẫn; tạo chuỗi liên kết giữa các điểm đến trong vùng với nhau và với các tỉnh, thành khác, đặc biệt là với các hãng lữ hành. Cần sớm xây dựng Phố Hiến trở thành khu du lịch quốc gia, trở thành “Hội An thứ hai” Việt Nam. Tỉnh cần đẩy mạnh quảng bá xúc tiến hơn nữa để thu hút cũng như hấp dẫn để du khách lưu lại lâu, sử dụng nhiều dịch vụ, có nhiều cảm hứng hơn”, ông Siêu nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Hưng Yên, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch trong giai đoạn 2015-2019 là từ 10-15%. Năm 2019, Hưng Yên đón khoảng 1 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 220 tỷ đồng. Trong số hơn 1 triệu khách năm 2019, chỉ có trên 20.000 khách quốc tế. Nhìn chung, du lịch Hưng Yên phát triển còn manh mún, chưa xứng với tiềm năng.
Về Hưng Yên nghe hát trống quân
“Hưng Yên rất giàu tài nguyên du lịch nhưng chưa được khai thác nhiều. Tỉnh cần thu hút các nhà đầu tư, làm sao để có nhiều điểm đến, sản phẩm mới, đặc sản hấp dẫn; tạo chuỗi liên kết giữa các điểm đến trong vùng với nhau và với các tỉnh, thành khác, đặc biệt là với các hãng lữ hành. Cần sớm xây dựng Phố Hiến trở thành khu du lịch quốc gia, trở thành “Hội An thứ hai” Việt Nam. Tỉnh cần đẩy mạnh quảng bá xúc tiến hơn nữa để thu hút cũng như hấp dẫn để du khách lưu lại lâu, sử dụng nhiều dịch vụ, có nhiều cảm hứng hơn”.
Một ngày đi 7 chùa ở Hưng Yên
Với các cụm quần thể đền, chùa nằm sát nhau, nếu sắp xếp hợp lý, du khách có thể chiêm bái 7 ngôi chùa trong một ngày không thấy mệt.
Từ Hà Nội, du khách di chuyển theo hướng cầu Thanh Trì về Ecopark hoặc đi thẳng đường đê Bát Tràng. Điểm dừng chân đầu tiên là cụm đền Đa Hòa - Dạ Trạch - Hàm Tử Quan, thuộc huyện Khoái Châu. Trong đó Đền Đa Hòa là nơi thờ Chử Đồng Tử, một trong "tứ bất tử" của tín ngưỡng Việt Nam. Diện tích đền rộng 18.720 m2, bao phủ bởi bốn bề cây cổ thụ sum xuê xanh tốt, toát lên vẻ cổ kính, linh thiêng.
Đền nằm trên một khuôn viên rộng có nhiều đại thụ. Ảnh: Ngọc Diệp
Ngọ môn gồm 3 cửa: cửa chính là tòa nhà ba gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ); hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân là đến tòa ại tế, Thiêu hương, cung ệ nhị, cung ệ tam và Hậu cung.
Tổng thể kiến trúc gồm 18 công trình lớn nhỏ, mái lợp ngói với đầu đao được vát cong tựa như những mũi thuyền, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Toàn bộ phần mái 2 tầng có 8 mái cong, lợp ngói vảy cá. Đầu đao cong được đỡ bởi 8 cột gỗ vuông ở 4 góc nhà. Các đấu kê, xà ngang cách điệu bằng những con kỳ lân.
Nhiều du khách tới đây đã chụp cho mình những tấm ảnh đẹp.Chị Phạm Thị Hồng Thu, Hà Nội chia sẻ rằng rất ấn tượng với hệ thống đền chùa đồ sộ tại Hưng Yên. "Không phải nơi nào cũng có diện tích đền rộng như vậy. Cảm giác trân quý và muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc này nên tôi đã chuẩn bị một bộ áo dài thật phù hợp trước khi tới đây", chị Thu cho hay.
Từ đền thờ Chử Đồng Tử, du khách tiếp tục di chuyển sang thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, cách điểm đầu tiên chưa đến 3 km. Tại đây, du khách có thể cùng lúc tham quan hai ngôi đền nằm sát nhau: Đền Hóa Dạ Trạch và đền thờ Triệu Việt Vương.
Đền thờ Triệu Việt Vương nằm phía sau Đền Hóa Dạ Trạch. Ảnh: Ngọc Diệp
Hai ngôi đền này hấp dẫn khách tham quan bởi kiến trúc "tiền nhất, hậu đinh", tức chia thành 3 khu tiền tế, trung từ, hậu cung. Trong đó, đền thờ Triệu Việt Vương nằm phía sau Đền Hóa Dạ Trạch. Ngôi đền rộng 148 m2, phục dựng trên nền gạch cũ sau nhiều lần bị quân giặc phá hủy. Khuôn viên chia làm 3 phần: dãy tả vu, hữu vu và đền thờ chính, có bài trí bình phong, giếng ngọc, chuông đồng đặc sắc.
Di chuyển về TP Hưng Yên, du khách tham quan tiếp các di tích văn hóa đền chùa như: đền Mây, đền Đào Nương, đền Trần, đền Mẫu... Nếu may mắn, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những làn điệu trống quân đậm đà bản sắc địa phương. Phần lớn di tích đền chùa đều phân bố trong khu vực trung tâm thành phố nên không khó tìm kiếm. Đừng quên kết hợp thưởng thức đặc sản của tỉnh để có trải nghiệm trọn vẹn.
Ẩm thực Hưng Yên khá đa dạng và phong phú. Bạn có thể thưởng thức các món ăn như: gà Đông Tảo, bún thang, nhãn lồng, sen,... Đặc biệt, đến Hưng Yên vào mùa này, bạn đừng quên ghé vườn cam ngọt đang vào mùa, để mua được cam với giá tận gốc.
Vườn cam nằm ở xã Quảng Châu, TP Hưng Yên. Cam Hưng Yên có chất lượng vượt trội, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, mùi thơm mát đặc trưng so với cam trồng ở vùng khác. Ảnh: Ngọc Diệp
Nằm cách Hà Nội 60 km về phía đông, Hưng Yên là vùng đất giàu văn hóa với hàng loạt di tích, đền chùa. Đường đi khá gần và bằng phẳng, nên phương tiện di chuyển hợp lý nhất là ôtô. Hưng Yên có 1.802 di tích trong đó có 2 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 172 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 400 lễ hội truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc như hát trống quân, ca trù...
Du khách có thể tham quan các điểm du lịch và trở về trong ngày từ Hà Nội. Nếu có ý định ở qua đêm, du khách nên dừng chân tại trung tâm thành phố Hưng Yên để được lựa chọn đa dạng về ẩm thực, nơi lưu trú.
Quảng Ninh: Điểm đến "3 an toàn" Với mục tiêu đón 3 triệu lượt khách trong quý IV/2020 và tạo tiền đề thúc đẩy phát triển du lịch trong năm 2021, bên cạnh chính sách kích cầu, tỉnh Quảng Ninh còn đưa ra nhiều cách hấp dẫn, cụ thể nhằm thu hút du khách. Tín hiệu tích cực Ngay sau khi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2 được...