Khôi phục sản xuất sau hạn mặn
Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào giai đoạn cuối. Cùng với việc tiếp tục ứng phó để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương trong vùng đang khẩn trương triển khai những phương án khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống…
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp để chủ động ứng phó với tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt trong thời gian tới.
Bài học từ sự chủ quan
Video đang HOT
Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại tại ĐBSCL, đặc biệt là đối với thủy sản nuôi, lúa và rau màu. Những thiệt hại này nguyên nhân chính do thiên tai nhưng trong đó một phần cũng xuất phát từ sự chủ quan trong sản xuất của bà con nông dân. Ông Trang Lương, ngụ xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Do vụ mùa năm ngoái thu hoạch muộn, vì vậy vụ Đông Xuân 2019-2020 bà con nông dân không thể xuống giống sớm. Huyện Trà Cú thông báo lịch thời vụ gieo sạ dứt điểm trong tháng 12-2019 nhằm tránh bị hạn mặn uy hiếp. Tuy nhiên, nông dân không thể lường trước tình hình hạn mặn năm nay quá khốc liệt, nên nhiều hộ vẫn xuống giống vào thời điểm tháng 1-2020. Do sạ trễ và gặp hạn mặn về sớm, nhiều diện tích bị thiếu nước tưới, lúa chết tràn lan.
Ông Thạch Sô Phal, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, cho biết, vụ này toàn huyện xuống giống hơn 10.310ha lúa. Mặc dù huyện đã chủ động nhiều giải pháp ứng phó, nhưng do hạn mặn khốc liệt đã khiến hơn 5.148ha lúa bị thiệt hại. Trong đó, phần diện tích sạ muộn không theo lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp, bị thiệt hại nặng nhất. “Đây là bài học cần rút kinh nghiệm cho các vụ tiếp theo, bởi thời tiết ngày càng khắc nghiệt”- ông Phal nói.
Ngoài Trà Vinh, nhiều địa phương khác tại ĐBSCL cũng thiệt hại rất nặng với nhiều diện tích lúa, hoa màu chết khô do bà con chủ quan. Tại Sóc Trăng, mặc dù ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo không sản xuất trà lúa Đông Xuân muộn nhưng nhiều nông dân vẫn xuống giống, dẫn đến có khoảng 4.000ha lúa bị thiệt hại, chủ yếu ở các huyện Long Phú, Trần Đề, Châu Thành, Kế Sách. Tại Bến Tre, có hơn 5.000ha lúa thiệt hại do người dân xuống giống tự phát không theo khuyến cáo của ngành chức năng. Cùng với cây lúa, nhiều diện tích rau màu ở ĐBSCL cũng bị thiệt hại do han mặn. Ngoài ra, tại Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh… tôm nuôi và nghêu nuôi bị chết khá nhiều do độ mặn cao, thời tiết bất lợi.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, vụ lúa Đông Xuân ở ĐBSCL xem như hoàn thành tốt với sản lượng đạt 10,7 triệu tấn; nông dân bán có giá nên lời 30-40%. Mặt được là vậy, nhưng vẫn còn một số nơi chủ quan, thiếu phối hợp chặt chẽ, nông dân thiếu thông tin nên xuống giống không theo khuyến cáo; lịch thời vụ chưa được kiểm tra thường xuyên, chưa rà soát kỹ về nguồn nước nên cơ cấu mùa vụ còn lúng túng… Từ đó, toàn vùng ĐBSCL có hơn 33.800ha lúa Đông Xuân bị ảnh hưởng hạn mặn ở các mức độ khác nhau. Dù thấp hơn so với năm 2016, song cần tổ chức sản xuất hợp lý trong thời gian tới.
Nhanh chóng gia tăng sản xuất
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL lúc này là khắc phục hậu quả hạn mặn và ổn định sản xuất trở lại. Ở vùng ven biển Bến Tre, sau khi nghêu bị chết cả ngàn tấn, mất hơn 23 tỉ đồng, các hợp tác xã và người dân dồn sức vệ sinh bãi nuôi sạch sẽ, không để ô nhiễm, theo dõi diễn biến độ mặn, khi điều kiện thuận lợi sẽ gia tăng thả nuôi nghêu thương phẩm phục vụ xuất khẩu.
Ông Võ Văn Chồi, Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), cho biết: “Thời gian qua do độ mặn quá cao nên gần 1.900ha tôm nuôi bị chậm lịch thời vụ. Để tránh thiệt hại, chính quyền khuyến cáo người nuôi thả cầm chừng, rải rác với mật độ thưa; đồng thời theo dõi chờ độ mặn giảm thì sẽ gia tăng xuống giống trong thời gian tới”. Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, cho biết: Hằng năm, toàn tỉnh thả nuôi 25.000ha tôm các loại, nhưng đến nay tỷ lệ xuống giống chỉ bằng 30% so cùng kỳ. Hiện tại, ngành chuyên môn tích cực hỗ trợ người dân các phương án sản xuất và chỉ cần thời tiết ổn định, cộng với giá tôm cải thiện thì diện tích nuôi sẽ nhanh chóng khôi phục…
Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, cuối tháng 4, khả năng độ mặn sẽ giảm nhanh ở các cửa sông Cửu Long… Vì vậy, chính quyền địa phương và ngành Nông nghiệp cần theo dõi chặt diễn biến nhằm chủ động gia tăng sản xuất khi điều kiện cho phép. Tổng cục Thủy lợi lưu ý, để đảm bảo an toàn cho sản xuất 1,5 triệu héc-ta lúa Hè Thu ở ĐBSCL, việc xuống giống có thể thực hiện đồng loạt từ cuối tháng 4, đầu tháng 5-2020 khi nguồn nước ngọt về nhiều; đối với những khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn thì phải rửa mặn thật kỹ trước khi gieo sạ. Riêng các vùng thuận lợi về nguồn nước ngọt, có thể tranh thủ xuống giống sớm hơn.
Bài, ảnh: Phước Bình
ĐBSCL: Gia tăng sản xuất sau hạn, mặn
Hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào giai đoạn cuối. Cùng với việc gồng mình tiếp tục ứng phó giảm thiểu thiệt hại thì các địa phương trong vùng đang khẩn trương triển khai phương án khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống...
Tại vùng ven biển Bến Tre sau khi nghêu chết cả ngàn tấn các hợp tác xã và người dân dồn sức vệ sinh bãi nuôi sạch sẽ, không để ô nhiễm, theo dõi diễn biến độ mặn để khi điều kiện thuận lợi sẽ gia tăng thả nuôi nghêu thương phẩm phục vụ xuất khẩu.
Tại Sóc Trăng, ông Võ Văn Chồi, Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, bộc bạch: "Thời gian qua do độ mặn quá cao nên gần 1.900ha tôm nuôi bị chậm lịch thời vụ. Để tránh thiệt hại, chính quyền khuyến cáo người nuôi thả cầm chừng, rải rác với mật độ thưa; đồng thời theo dõi chờ độ mặn giảm sẽ gia tăng xuống giống trong thời gian tới". Còn theo ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, hàng năm toàn tỉnh thả nuôi 25.000ha tôm các loại nhưng năm nay tỷ lệ xuống giống chỉ bằng 30% so cùng kỳ. Hiện tại, ngành chuyên môn đang tích cực hỗ trợ người dân phương án sản xuất, chỉ cần thời tiết ổn định cộng với giá tôm cải thiện diện tích nuôi sẽ nhanh chóng khôi phục.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL xem như hoàn thành tốt với sản lượng đạt 10,7 triệu tấn; nông dân bán có giá nên lãi từ 30%-40%. Mặt được là vậy nhưng vẫn còn một số nơi chủ quan, thiếu phối hợp chặt chẽ, nông dân thiếu thông tin nên xuống giống không theo khuyến cáo; lịch thời vụ chưa được kiểm tra thường xuyên, chưa rà soát kỹ về nguồn nước nên cơ cấu mùa vụ còn lúng túng... Từ đó, toàn vùng ĐBSCL có hơn 33.800ha lúa đông xuân bị ảnh hưởng hạn mặn mức độ khác nhau. Dù thiệt hại thấp hơn nhiều so với năm 2016 nhưng cần rút kinh nghiệm để tổ chức sản xuất hợp lý hơn trong thời gian tới.
Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, những ngày đầu tháng 4-2020 độ mặn giảm nhưng giữa tháng 4 xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tăng cao trở lại, sau đó đến cuối tháng 4 khả năng giảm nhanh ở các cửa sông... Vì vậy, chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp cần theo dõi chặt diễn biến nhằm chủ động gia tăng sản xuất khi điều kiện cho phép.
Bộ NN-PTNT cho rằng, hạn mặn năm nay vượt mốc kỷ lục năm 2016 và dù đã chủ động ứng phó nhưng một số thiệt hại xảy ra trên lúa, rau màu, thủy sản... khó tránh khỏi. Dự báo, giữa tháng 4 này, sau khi đợt mặn lên cao tình hình sẽ giảm dần. Vì vậy, các địa phương cần tập trung chỉ đạo sản xuất hơn 1,5 triệu ha lúa hè thu năm 2020 đảm bảo thắng lợi, với mục tiêu đạt hơn 8,7 triệu tấn. Ngoài ra, các tỉnh ĐBSCL cũng sớm tính kế hoạch sản xuất vụ thu đông với khoảng 750.000ha trong điều kiện dự báo lũ nhỏ không ảnh hưởng cho lúa.
NGỌC DÂN
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả dông lốc, mưa đá Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 481/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá. Từ đầu năm đến nay, dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn xảy ra nhiều đợt, trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ Công điện nêu rõ: Từ đầu năm...