“Khối núi kho báu” bí ẩn ở Siberia với nhiều kim loại quý
Với kích thước đường kính khoảng 8km, cao 600m, khối núi Kondyor Massif được coi là kỳ quan địa chất bí ẩn với nhiều kim loại quý.
Khối núi Kondyor Massif nhìn từ trên cao.
Nhìn từ trên cao, Kondyor Massif giống như một miệng núi lửa do thiên thạch rơi xuống hoặc tàn dư của một ngọn núi lửa không hoạt động khổng lồ. Nhưng thực tế dãy núi hình tròn độc đáo này là kết quả của magma nóng chảy kết tinh hơn 1 tỷ năm trước. Có một dòng suối chảy ra từ giữa khối núi, được bổ sung nước từ tuyết tan chảy ở vành núi. Nhiều dòng suối nhỏ hơn tỏa ra từ vành núi, cung cấp nước cho sông Kondyor.
Kondyor Massif nằm ở vùng Viễn Đông của Nga, gần phía tây nam của Okshotsk và phía đông nam của Yakutsk. Người dân bản địa gọi khối núi tròn kỳ lạ và thiêng liêng này là Urgula. Trong khi những người trong ngành khai thác mỏ gọi đó là “Núi kho báu” bởi vì địa điểm này chứa rất nhiều kim loại quý.
Kondyor Massif là một kỳ quan địa chất hiếm có.
Các tinh thể vàng, bạc, bạch kim và bạch kim dài 1,5cm đã được tìm thấy ở Kondyor Massif. Đặc biệt một loại khoáng sản chỉ có ở Kondyor Massif được gọi là Konderite là hỗn hợp của đồng, bạch kim, rhodium, chì và lưu huỳnh. Những người khai thác cho biết khai thác được khoảng 4 tấn bạch kim hàng năm từ Kondyor và việc khai thác plutonium được cho là bắt đầu vào năm 1984.
Kondyor Massif được biết đến là một nguồn bạch kim quan trọng và là nơi khai thác mỏ bạch kim khổng lồ của Nga. Vàng cũng được tìm thấy trong Kondyor Massif, và đôi khi các tinh thể bạch kim nạm vàng cũng được tìm thấy.
Tuy nhiên, để tham quan Kondyor Massif không dễ vì nó ở khá xa, không có cơ sở hạ tầng du lịch và bạn sẽ cần giấy phép đặc biệt để vào khu vực này.
Trang Phạm
1001 thắc mắc: Da bạn có bị phồng rộp trước sức tấn công của mưa axit?
Sức tàn phá của các trận mưa axit khiến đền Taj Mahal - một trong những kì quan của thế giới bị bao phủ bởi một lớp vỏ bọc màu vàng nhạt, giống như răng của những người hút thuốc.
Vậy da của bạn sẽ thế nào nếu dính phải một trận mưa axit?
Đền Taj Mahal nằm cạnh rất nhiều nhà máy hóa học và xử lí chất thải. Những nhà máy này xả ra một lượng khí thải độc hại khổng lồ từ những ống khói của mình. Ngoài ra, Ấn Độ là nước đông dân thứ hai thế giới và bạn có thể tưởng tượng ra mật độ xe cộ khủng khiếp ở đất nước này.
Những nhà máy xả ra môi trường những thứ khí vô cùng độc hại như nitơ oxit (NO and NO2) và lưu huỳnh dioxit (SO2). Chúng bay lên không trung, kết hợp với những đám mây và phản ứng với nước để tạo ra axit lưu huỳnh và axit nitơ. Và thứ cuối cùng rơi xuống đất không còn là nước nữa, mà là một axit yếu.
Độ axit được đo bằng chỉ số pH. Số pH này được gán cho chất đó một giá trị từ 0 tới 14, trong đó 0 là độ axit cực mạnh, và 14 là nhẹ nhất (gọi là tính kiềm). Độ pH bằng 7 là trung hòa. Con số này được gán cho những chất không phải là axit và cũng không phải là kiềm, như nước chẳng hạn.
Đền Taj Mahal bị tàn phá bởi mưa axit.
Lưu huỳnh và nitơ là hai chất rất phổ biến trong bầu khí quyển của chúng ta. Điều này có nghĩa là nước mưa về cơ bản là đã có tính axit. Tuy nhiên, việc có quá nhiều lưu huỳnh và nitơ trong không khí sẽ làm tính axit mạnh hơn. Độ pH của nước mưa bình thường rơi vào khoảng từ 5 tới 6, nhưng với mưa axit, chỉ số này xuống khoảng 3 tới 4. Nhiều cơn mưa có độ pH cực cao bằng 2, tức là tương đương với độ pH của giấm.
Như vậy dù là cơn mưa axit mạnh nhất cũng chưa đủ để làm hại da của chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể cảm thấy an tâm và không lo lắng về nó.
Tuy nhiên, mưa axit có tác dụng rất xấu lên những công trình bằng thép và các công trình làm bằng đá vôi và sa thạch.
Mưa axit được cho là nguyên nhân làm ngăn quá trình phát triển của thực vật, hay nói một cách khác đi là giết chết chúng. Khi nước axit từ mưa thấm vào đất, chúng tiêu hủy luôn các chất dinh dưỡng thiết yếu, làm cho cây không còn có đủ dinh dưỡng và không thể phát triển.
Ngoài ra, khi mưa axit rơi xuống và chảy vào lá cây, chúng phá hủy lớp mô mỏng bảo vệ lá, khiến cho lá không thể thực hiện quá trình quang hợp, cuối cùng khiến cho cây gặp khó khăn trong việc "thở" và điều tiết dinh dưỡng.
Mưa axit làm ô nhiễm sông suối, ao hồ, khiến cá không thể sinh sống.
Mưa axit cũng làm ô nhiễm các dòng sông suối, ao hồ, khiến cá không thể sinh sống. Những con còn sống sót thì lại thường có khả năng cao sinh ra những thế hệ bị biến dạng. Mưa axit cũng góp phần sản sinh ra nhôm từ trong đất, một độc tố có thể gây hại cho hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
Một khi các hợp chất độc hại được hình thành, chúng có thể thấm vào nước uống và cũng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Thực phẩm bị ô nhiễm này có thể gây tổn hại các dây thần kinh ở trẻ em, hoặc dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nhôm, một trong những kim loại bị ảnh hưởng bởi mưa axit, có liên quan đến bệnh Alzheimer. Lượng khí thải của nitơ oxit và các vấn đề nguyên nhân sulfur dioxide như kích thích cổ họng, mũi và mắt, đau đầu, hen suyễn và ho khan...
Chúng ta nên làm gì?
Mỗi người chúng ta cần phải hiểu rằng sự cộng sinh là điều cơ bản của hệ sinh thái. Một sinh vật bị ảnh hưởng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới một sinh vật khác. Một loài cá nhỏ mất đi sẽ nguy hại tới một loài cá lớn hơn. Một loài côn trùng nhỏ bé khi mất nguồn thức ăn là những chiếc lá do mưa axit, số lượng của chúng sẽ giảm đi và những loài động vật khác có nguồn thức ăn là những con côn trùng này lại là nạn nhân tiếp theo.
Thủ phạm gây ra mưa axit chính là do ô nhiễm môi trường.
Mưa axit sinh ra do ô nhiễm môi trường, vậy thì giải pháp ngẫu nhiên là cần giảm thiểu ô nhiễm. Chính phủ phải đưa ra các qui định và chính sách để giảm thiểu tác hại mà các doanh nghiệp sản xuất gây ra cho môi trường.
Còn mỗi người, cần có ý thức tốt hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Những điều chúng ta có thể làm: Dùng ít túi bóng hơn. Đi mua đồ nếu như có thể cầm bằng hai bàn tay thì đừng lấy túi bóng từ chủ quán.
Nếu có thể hãy đi bộ nhiều hơn, dùng phương tiện công cộng hay xe đạp nhiều hơn thay vì đi xe máy hay ô tô.
Cân nhắc chuyển sang dùng các phương tiện tiết kiệm năng lượng hoặc thân thiện với môi trường như ô tô điện; Tắt hết các nguồn điện không dùng; Chuyển sang dùng năng lượng mặt trời nếu có thể; Trồng nhiều cây hơn; Không hút thuốc lá.
Mưa axít được phát hiện ra đầu tiên năm 1952 nhưng đến những năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này. Thuật ngữ "mưa axit" được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972. Người ta đã thấy rằng mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử...
Phát hiện tại Đức năm 1984 cho thấy, hơn một nửa các cánh rừng của miền Tây nước này đã và đang ở vào thời kỳ bị phá hủy với những mức độ khác nhau và sản lượng gỗ bị hủy ước tính khoảng 800 triệu đôla. Hay như ở Thụy Sĩ bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (chiếm 14% diện tích rừng), trong khi đó ở Hà Lan diện tích rừng bị phá hủy lên đến 40%.
Cơn mưa axit đầu tiên được phát hiện tại Na - Uy vào những năm 50 thế kỷ XX bởi hiện tượng nhiều loài cá trong các hồ của Na - Uy bị thoái hóa, cũng trong năm đó Thụy Điển phát hiện 4.000 hồ không có cá; 9.000 hồ bị mất một phần lớn các loài cá đang sinh sống, 20.000 hồ khác bị biến đổi môi trường nước.
Với lượng khí mà nước Mỹ thải vào bầu khí quyển trong năm 1977 là 31 triệu tấn oxit sulfur và 22 triệu tấn oxit nitơ, thì đôi khi, kể cả tuyết cũng có axit. Những bông tuyết thậm chí còn có thể bị nhuốm đen, khi những bông tuyết tan, nguồn nước sinh ra từ đó có nồng độ axit cao gấp 10 lần, so với mưa axit thông thường. Nước này ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, làm suy thoái đất và gây ảnh hưởng xấu tới nguồn ngầm.
Các nhà khoa học ước tính, tại Na - Uy có đến 56.000 tấn oxit sulfur theo mưa thấm vào lòng đất /năm, tại Anh các cơn mưa axit diễn ra ở vùng Perth (Scotland), khiến nồng độ axit cao gấp 500 lần so với axit có trong tự nhiên.
Đền Taj Mahal là một trong bảy kì quan thế giới đương đại. Ngôi đền được Vua Shah Jahan cho xây dựng làm món quà tình yêu gửi tặng đến vị hoàng hậu Muntaz Mahal - người mà đức vua yêu thương nhất. Hoàng hậu Muntaz Mahal đã qua đời ở tuổi 40 sau khi sinh đứa con cuối cùng của mình chỉ sau 30 giờ lâm bồn.
Taj Mahal là một công trình kiến trúc kì công và rất có giá trị. Có đến 28 loại đá quý được khảm lên mặt những phiến đá cẩm thạch trong lăng. Vật liệu xây dựng công trình được vận chuyển từ khắp nơi mang về trong đó: ngọc bích được lấy từ Trung Quốc, ngọc lam lấy từ Tây Tạng và từ Rajasthan lấy về đá cẩm thạch trắng cùng những vật liệu xây dựng chính.
Để hoàn thành công trình nhà vua đã chi đến 320 triệu rupeee tương đương với 1 tỷ USD, và có đến khoảng 20.000 người lao động cật lực để hoàn thành khu lăng mộ khổng lồ này.
Cách thiết kế Taj Mahal vô cùng độc đáo, 4 tòa tháp bao xung quanh được đặt ở xa tòa nhà chính hơn so với các thiết kế tháp cùng thời. Ưu điểm của việc thiết kế này chính là nếu 4 tòa tháp phụ có bị sụp xuống thì khu lăng mộ chính vẫn được bảo vệ, không hề bị tổn hại nào khác.
Tác hại của mưa axit. Clip nguồn youtube
Châu Anh (t/h)
Phát hiện "vật liệu sự sống" của trái đất trên một hành tinh khác Curiosity rover, robot thám hiểm Sao Hỏa dạng xe tự hành của NASA đã khám phá ra một dạng chất hữu cơ tương đồng với thứ có trong nấm và vi sinh vật cổ trên trái đất. Nhóm nghiên cứu đúng đầu bởi tiến sĩ Schulze-Makuch, nhà sinh vật học từ Đại học Bang Washington (Mỹ) và tiến sĩ Jacob Heinz từ Đại...