Khơi nguồn, châm lửa… cách tân
Có tới 65% số người tiêu dùng ưa thích sản phẩm mới. Phải chăng, đó là sự lựa chọn phát triển, cạnh tranh… gợi mở cho Báo NTNN khơi nguồn, châm lửa… cách tân?
Trong cuộc cách tân này, để Báo NTNN thực sự “khơi nguồn, châm lửa” vào ấn phẩm tới bạn đọc, xin chọn 3 vấn đề:
Nông dân là người sống bằng nông nghiệp, là một tư duy mở, đề cao giá trị cốt lõi của sự “sống”. Có nghĩa là: Chăm lo, đầu tư cho người nông dân là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Yêu cầu “sống” phải được thể hiện đầy đủ trong mọi chủ trương, chính sách, các hoạt động kinh tế, văn hóa, an toàn, an sinh xã hội… Làm sáng tỏ được điều này, “nguồn và lửa” của Báo NTNN không chỉ góp phần đem lại công bằng xã hội, sức sống mới cho người nông dân có được ngay từ trong chính sách, mà còn đem tri thức tới bạn đọc; Báo NTNN đủ mạnh, có bản sắc tương tác và cạnh tranh thông tin, khai thác thị trường phát hành, tổ chức sự kiện sau báo chí.
Nông dân tỉnh Long An thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: H.L
Phát triển nông thôn là miền quê đáng sống: Thực chất xây dựng nông thôn mới (NTM), nó chỉ là bước đi ban đầu, được cụ thể hóa bằng 19 tiêu chí quốc gia. Nhìn theo hướng cách tân, thì đích đến lâu dài và bền vững là “phát triển nông thôn là miền quê đáng sống”, với một quá trình đa chiều, hướng tới hội nhập bền vững trong tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau gần 10 năm xây dựng NTM, vẫn còn những “khoảng lặng” khá lớn: Phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, môi trường thêm ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế, an toàn, trật tự xã hội, đất đai… còn ẩn chứa những yếu tố bất ngờ.
Cách tân, Báo NTNN sẽ gia tăng giá trị cốt lõi phục vụ cộng đồng, thiết thực với bạn đọc, có sự tương tác cao hơn, song vẫn giữ được bản sắc “vì nông dân, cùng nông dân” trong quá trình phát triển”.
Phát triển nông thôn là miền quê đáng sống: Bên cạnh những tin, bài, ảnh nêu gương, phổ biến điển hình tiên tiến, cổ vũ cách làm mới, sáng tạo…, Báo NTNN cần thổi luồng gió mới “đánh thức” và cổ vũ tinh thần, các hoạt động: Với đội ngũ cán bộ là “Chúng ta có thể làm được, chúng ta sẽ làm được”. Với người dân là: “Cần cù, tự lực, hợp tác”. Với cộng đồng là: “Lao động mạnh mẽ, chủ động và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau”. Phát triển nông thôn là miền quê đáng sống, thì “nguồn và lửa” thông tin báo chí còn ít, bị “bóng đè” do bệnh thành tích và thiếu vai trò, tiếng nói của người dân. Thổi luồng gió mát cho miền quê đáng sống, cần thiết lập tiêu chí mới – tiêu chí 20 – đánh giá sự hài lòng của người dân.
Là người bảo vệ nhà nông, người bạn tốt của cán bộ Hội: Nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong suốt 30 năm qua, luôn giữ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế quốc dân. Nhưng nông dân còn đó 3 nỗi sợ: Sợ mất mùa mất giá; sợ ốm đau đi viện; sợ đến cơ quan công quyền gặp phải công chức quan liêu, hách dịch, năng lực kém!
Nông nghiệp đang hình thành sân chơi mới – sân chơi của người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và doanh nghiệp trong nông nghiệp làm giàu – Đó là sự tất yếu trong chọn lọc phát triển, cạnh tranh. Song, những hộ nghèo, hộ sản xuất nhỏ, hộ trong vùng luôn bị thiên tai, bão lũ sẽ thế nào? Chính sách, nguồn lực nào hỗ trợ ra sao? Nợ nần, thất học, bệnh tật, thu nhập thấp, đói nghèo… là con đường dẫn đến tách biệt xã hội .
Cách tân – Thông tin báo chí không chỉ dừng lại ở phản ảnh, ngợi khen, mà đáp ứng nhu cầu của cán bộ, hội viên, nông dân về: Thông tin thị trường nông sản, bài viết về “tam nông” có tính dự báo, cảnh báo, những phân tích, đánh giá, định hướng và giải pháp từ những chuyên gia giỏi; những trang phỏng vấn sắc sảo với người đủ thẩm quyền, có trách nhiệm giải quyết vấn đề, vụ việc “ nóng” mà bạn đọc chờ đợi – Phải chăng, đấy là sự bảo vệ chủ động và trực tiếp của báo chí đối với nông dân, là bạn tốt của cán bộ, hội viên và bạn đọc với người làm báo.
Báo NTNN đã đến với bạn đọc bằng tình yêu và trách nhiệm. Bạn đọc dành cho NTNN bao điều tốt lành, niềm tin và ấn tượng. Trong sự bùng nổ của thông tin, cạnh tranh khắc nghiệt của báo chí, bạn đọc mong chờ đón nhận tờ báo có sự cách tân mạnh mẽ nhất vào thời điểm kỷ niệm 35 năm Báo NTNN ra số đầu tiên.
Theo Danviet
Những người góp sức thầm lặng
Tôi còn nhớ, hồi cuối những năm 90, NTNN khó khăn đủ đường, bài vở thiếu, nhân sự vừa mỏng lại vừa yếu. Vì vậy, bài viết quan trọng hầu hết chị Mai Nhung - Tổng Biên tập phải đặt các CTV. Đi họp ở đâu hoặc đọc báo thấy bài viết hay của tác giả nào đó, chị gọi điện hoặc đến tận nơi mời, thuyết phục viết cho NTNN.
Tôi còn nhớ, hồi cuối những năm 90, NTNN khó khăn đủ đường, bài vở thiếu, nhân sự vừa mỏng lại vừa yếu. Vì vậy, bài viết quan trọng hầu hết chị Mai Nhung - Tổng Biên tập phải đặt các CTV. Đi họp ở đâu hoặc đọc báo thấy bài viết hay của tác giả nào đó, chị gọi điện hoặc đến tận nơi mời, thuyết phục viết cho NTNN. Nhờ tài thuyết phục của chị Mai Nhung, rất nhiều CTV đã viết thường xuyên cho NTNN, như các chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, Trần Bá Tước, Huỳnh Bửu Sơn, Đào Ngọc Lâm; các chuyên gia nông nghiệp: GS Bùi Huy Đáp; GS -VS Đào Thế Tuấn, PGS - TS Tạ Minh Sơn, TS Nguyễn Lân Dũng; các nhà báo Ba Thợ Tiện, Huỳnh Kim (Thời báo Kinh tế Sài Gòn), Lê Thọ Bình, Dương Thế Hùng (Tuổi trẻ), Trần Đức Mậu (Tạp chí Quê hương), Mạnh Cường, Xuân Quang (Lao Động); nhà thơ Thanh Thảo...
Một buổi giao ban nội dung sáng hàng ngày ở tòa soạn Báo NTNN tại 13 Thụy Khuê, tháng 6.2008. Ảnh: L.H.T
Hồi đó, mới về công tác, ngoài những việc ở tòa soạn, tôi được TBT Mai Nhung giao nhiệm vụ chăm sóc CTV. Đối với công tác viên lớn tuổi tại Hà Nội, tôi thường phải đến tận nhà để nhận bài, biếu báo, gửi nhuận bút. Đối với CTV ở xa, phải gửi báo biếu và nhuận bút cho họ đầy đủ. Vì vậy, dù nhuận bút có chậm, thấp nhưng được sự chăm sóc chu đáo nên ai cũng sẵn sàng ủng hộ NTNN. Với cá nhân tôi, nhờ được gặp, được lắng nghe sự chỉ bảo của CTV là các chuyên gia hay nhà báo kỳ cựu đã giúp tôi tích lũy nhiều kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp sau này.
Tôi còn nhớ mãi hình ảnh cố GS Bùi Huy Đáp - nhà nông học nổi tiếng một thời với việc cải tiến lúa xuân, ngoài 80 tuổi tay run run do bị tai biến vẫn miệt mài viết đều đặn cho NTNN. Viết vấn đề gì ông nhớ rất kỹ, dù hồi đó hầu như không lưu được bản thảo như bây giờ. Mỗi lần xuống nhà nhận bài, tôi lại được nghe ông giảng giải về các kỹ thuật trồng lúa, về nông vụ, về tục ngữ, thành ngữ gắn với nông nghiệp mà những phóng viên trẻ như tôi chưa nắm kỹ.
Bên cạnh những nhà nông học gắn bó với nông dân, là những nhà báo kỳ cựu luôn sẵn sàng "chia lửa" với NTNN. Nhà báo Ba Thợ Tiện dù tuổi cao vẫn miệt mài hàng tuần đóng góp với NTNN bằng chuyên mục "Giữa đường thấy chuyện". Nhà báo Dương Thế Hùng (bút danh Đạt Thịnh), nhà báo Huỳnh Kim thường xuyên có các bài viết về kinh tế nông nghiệp, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL... Nhà báo Trần Đức Mậu, Vũ Mạnh Cường đảm nhiệm nội dung trang quốc tế rất nhiều năm. Sau này, khi đi làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại CHLB Đức, anh Trần Đức Mậu vẫn đều đặn tuần 3 kỳ có các bài bình luận quốc tế nóng trên Báo NTNN.
NTNN sau 35 năm đã trở thành cơ quan báo chí lớn của cả nước, lượng phóng viên đông đảo hơn rất nhiều so với các đây hơn 20 năm, nhưng truyền thống tôn trọng, yêu quý CTV vẫn được tập thể báo duy trì, phát huy. Đội ngũ CTV cũng chuyên nghiệp và có nhiều bài viết sắc sảo hơn. Đó là nguồn lực quý giá góp phần xây dựng thương hiệu NTNN ngày càng lớn mạnh.
Theo Danviet
Chuyện chưa kể về Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam (chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới") hồi tháng 4.2018 để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng cho những người tổ chức và tham dự Sứ mệnh của "báo nhà nông" Tham dự sự kiện Tự hào Nông dân Việt Nam...