Khối ngoại mua ròng nhẹ trong phiên thị trường giằng co, tiếp tục gom VHM, NVL
Phiên 14/12 đánh dấu chuỗi 18 phiên liên tiếp mua ròng nhà đầu tư nước ngoài.
Sau kéo mạnh cuối phiên hôm nay, thị trường tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp. Tâm lý tích cực lan tỏa giúp VN-Index bật tăng khá tốt trong phiên sáng, song lực cầu không đủ mạnh khiến chỉ số nhiều thời lúc lùi dưới ngưỡng tham chiếu trước khi bật tăng nhẹ vào cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu lớn phân hoá khá mạnh mẽ. Chỉ số VN-30 giảm nhẹ, trong đó có số mã giảm điểm và mã tăng điểm bằng nhau. Nổi bật nhất là GAS, VCB, EIB, GVR khi tăng mạnh và đóng góp lớn cho đà tăng của thị trường chung. Chiều ngược lại, PDR, SSI, VIC, MSN, CTG vẫn là lực cản “ghìm” đà tăng của chỉ số khi chìm trong sắc đỏ.
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,98 điểm ( 0,28%) lên 1.050 điểm. HNX-Index giảm 0,38 điểm xuống 213 điểm và UPCoM-Index tăng 0,27 điểm xuống 72,1 điểm. Thanh khoản trên HoSE đi ngang so với phiên hôm trước đạt mức 13.730 tỷ đồng.
Khối ngoại phiên hôm nay vẫn 3 sàn với tổng giá trị hơn 23 tỷ đồng. Phiên hôm nay cũng đánh dấu chuỗi 18 phiên liên tiếp mua ròng nhà đầu tư nước ngoài. Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào VHM, NVL trong khi bán ròng VNM, HPG.
Trên HoSE, khối ngoại mua ròng 28 tỷ đồng.
Tại chiều mua, VHM được mua ròng nhiều nhất với giá trị 78 tỷ đồng, NVL xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 51 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng HCM và STB với giá trị lần lượt 50 tỷ đồng và 48 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngược lại, VNM và HPG chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị lần lượt là 124 tỷ đồng và 46 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có SSI (31 tỷ đồng), VIC (29 tỷ đồng) và SHB (29 tỷ).
Trên HNX, khối ngoại bán ròng gần 5 tỷ đồng.
SHS được khối ngoại mua ròng mạnh với 4,7 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới CEO, PVI, PVS,… với giá trị mua ròng từ 1,1-3,9 tỷ đồng.
Ngược lại, tại chiều bán, IDC, THD, PGT… bị bán ròng từ 1,3-1,5 tỷ đồng trên HNX.
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng chưa đến 1 tỷ đồng
Cụ thể, cổ phiếu VEA hôm nay được khối ngoại mua ròng 3,1 tỷ đồng, tương tự, ACV, HPP, MCH, MCM cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.
Ngược chiều, QNS hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 2,6 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại VOC, VTP, CLX,…
FPT báo lãi sau thuế 11 tháng tăng trưởng 26%
Trong tháng 11, FPT ước đạt hơn 4.144 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế mang lại 614 tỷ đồng.
Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT) đã công bố KQKD 11 tháng đầu năm 2022, tiếp tục đạt mức tăng trưởng trên 20%.
Cụ thể, doanh thu FPT đạt 39.249 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 7.168 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí, FPT lãi sau thuế 1 1 tháng 6.155 tỷ đồng, tăng hơn 2 6 % so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, LNST thuộc về Cổ đông Công ty mẹ tăng 29% lên 5.067 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) tăng 28% lên 4.629 đồng. Tính riêng trong tháng 11, FPT ước đạt hơn 4.144 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế mang lại 614 tỷ đồng.
Nguồn: FPT, Đơn vị: Tỷ đồng
Về cơ cấu doanh thu 11 tháng đầu trong năm 2022, khối Công nghệ ghi nhận 22.477 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 3.322 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 23% và 26%. Lợi nhuận từ mảng Công nghệ chiếm hơn 46% cơ cấu lợi nhuận trước thuế cả tập đoàn. Đồng thời, doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số trong 10 tháng đầu năm đạt 6.534 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ; tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, Blockchain,...
Bên cạnh đó, doanh thu Dịch vụ Viễn thông tăng trưởng 2 con số 16,1%, đạt 13.372 tỷ đồng. Mảng giáo dục, đầu tư tiếp tục mức tăng trưởng doanh thu cao 71% đạt 3.400 tỷ đồng trong 11 tháng kéo theo lợi nhuận trước thuế tại mảng này đạt 1.269 tỷ đồng, tăng gần 46% so với cùng kỳ.
Nguồn: FPT, Đơn vị: Tỷ đồng
Tại mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài, FPT ghi nhận khối lượng đơn hàng đăng ký mới từ thị trường nước ngoài trong 1 1 tháng đầu năm, đạt 20.566 tỷ đồng (tăng trưởng 37,1 % so với cùng kỳ) .
Nhờ đó, doanh thu mảng xuất khẩu phần mềm tiếp đà tăng trưởng cao 31% so với cùng kỳ, đạt 17.107 tỷ đồng đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 48,6%) và APAC (tăng 47,3%).
Song song, thị trường Nhật Bản chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 27,3%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này sau thời gian dài phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.
Như vậy, Tập đoàn FPT đã hoàn thành được gần 93% mục tiêu về doanh thu và 94% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế sau 11 tháng kinh doanh.
Góc nhìn CTCK: Thận trọng trước rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh Theo VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát, giữ tâm lý thận trọng , kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho những tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng hơn. Sau phiên tăng điểm hôm qua, tâm lý tích cực tiếp tục lan tỏa giúp VN-Index bật tăng khá tốt trong phiên sáng 14/12. Tuy nhiên,...