Khởi nghiệp từ khi lên 7, tại sao không?
Kid Start-up – Khởi nghiệp từ khi lên 7 được viết bởi Ian McCue cùng các “Shark” nổi tiếng trên kênh ABC Mark Cuban, Shaan Patel.
Bìa cuốn sách Kid Start-up – Khởi nghiệp từ khi lên 7 – Ảnh: NN
Với kinh nghiệm khởi nghiệp thành công từ những năm tiểu học, các tác giả sẽ chia sẻ cùng các doanh nhân tương lai những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, các cách thức để bắt đầu một hoạt động kinh doanh của riêng mình.
Cùng với Cuốn sách tài chính đầu đời của Walter Andal (bản dịch tiếng Việt do Nhã Nam phát hành tháng 11. 2019), Kid Start-up – Khởi nghiệp từ khi lên 7 sẽ trở thành một bộ công cụ hoàn hảo và hữu ích cho những bạn nhỏ muốn làm chủ từ sớm.
Mỗi ngày nhóm tác giả Mark Cuban, Shaan Patel và Ian McCue nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bậc cha mẹ cùng con cái họ, rằng trẻ em có thể khởi nghiệp và quản lý kiểu doanh nghiệp nào. Trên thực tế, có nhiều mô hình kinh doanh mà các bạn nhỏ tầm 8 hay 9 tuổi đã có thể bắt tay vào làm. Ví dụ như quản lý một quầy bán nước chanh trong vài giờ là một trải nghiệm tuyệt vời. Ngoài ra, còn có nhiều cách hơn để các bạn nhỏ không chỉ giành được những kinh nghiệm đáng giá trong thế giới kinh doanh mà còn kiếm thêm tiền nữa.
Bìa cuốn sách Kid Start-up – Khởi nghiệp từ khi lên 7 – Ảnh: NN
Vì vậy, có một điều chắc chắn rằng các em ở độ tuổi thiếu niên hoàn toàn có thể gây dựng một doanh nghiệp của riêng mình. Thậm chí, việc khởi nghiệp từ sớm còn là một lợi thế, bởi các em có nhiều thời gian để mắc sai lầm và học hỏi từ những sai lầm ấy; các em có thể dễ dàng làm lại từ đầu. Hãy hình dung, nếu một người 50 tuổi mới khởi nghiệp và thất bại, việc làm lại từ đầu với họ mới khó khăn làm sao!
Mang tới cho các doanh nhân tương lai những hướng dẫn từ kinh nghiệm thực tiễn, nhóm tác giả của Kid Start-up – Khởi nghiệp từ khi lên 7 hy vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn đọc nhỏ tuổi có một khởi đầu tuyệt vời khi ra mắt doanh nghiệp riêng phù hợp với độ tuổi của mình. Tự mình trải nghiệm việc khởi sự một doanh nghiệp sẽ dạy cho các em những điều tuyệt vời nhất về tinh thần khởi nghiệp. Và Kid Start-up – Khởi nghiệp từ khi lên 7 sẽ chỉ dẫn các em rất nhiều điều trong hành trình đó.
Nhóm tác giả cuốn sách “Kid Start-up – Khởi nghiệp từ khi lên 7″
Video đang HOT
Mark Cuban là một doanh nhân bẩm sinh, từ năm 12 tuổi, ông đã bán túi đựng rác đến tận nhà người mua. Hạt giống được gieo sớm này rốt cuộc trở thành thành công lâu dài của ông. Cuban hiện là một doanh nhân tỉ phú người Mỹ, nhà đầu tư, nhà sản xuất phim, tác giả, nhân vật truyền hình, nhà từ thiện và chuyên thành lập doanh nghiệp để rồi bán lại.
Ông là chủ của đội bóng rổ chuyên nghiệp Dallas Mavericks thi đấu tại giải bóng rổ chuyên nghiệp quốc gia Mỹ, Landmark Theaters và Magnolia Pictures, đồng thời là chủ tịch của AXS TV. Ông cũng là một nhà đầu tư “cá mập” trong show truyền hình Shark Tank nổi tiếng trên kênh ABC. Cuban cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy How To Win At The Sport of Business.
Shaan Patel luôn là một doanh nhân từ trong cốt tủy. Ở trường tiểu học, ông đã bán thẻ Pokemon; lên cấp hai, ông bán đĩa nhạc; tới trường trung học, ông đã có được hàng ngàn lượt giới thiệu trên Internet. Ở trường đại học, ông bán được hàng chục nghìn chiếc iPhone đã qua sử dụng trên eBay.
Với số điểm SAT hoàn hảo, Shaan đã tìm được doanh nghiệp thực sự của mình: Prep Expert, một công ty luyện thi cung cấp các lớp luyện thi SAT & ACT ở hai mươi thành phố và cả trực tuyến. Shaan cũng xuất hiện trong chương trình Shark Tank để cho ra mắt Prep Expert và kết thúc hợp đồng đầu tư với Mark Cuban. Shaan Patel cũng là tác giả của nhiều cuốn sách luyện thi SAT & ACT bán chạy nhất.
Ian McCue là người sáng lập và giám đốc của Spark Skill, một công ty khởi nghiệp về giáo dục, chuyên viết code, thiết kế và tổ chức trại hè cho thanh thiếu niên. Mới chỉ 16 tuổi, anh là một doanh nhân khởi nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Giáo dục và Toán học) và các dự án về giáo dục, cùng với niềm đam mê thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ vào việc viết code, kỹ thuật và phát triển kinh doanh.
Tú Viên
Theo motthegioi.vn
Cựu sinh viên Stanford khuyên: Đừng khởi nghiệp khi chưa đủ trăn trở!
Khi nhiều bạn trẻ tìm đến hỏi về khởi nghiệp thì khác với mọi người kêu gọi hãy khởi nghiệp đi, ThS Văn Đinh Hồng Vũ, cựu sinh viên Đại học Stanford trả lời: "Đừng nên khởi nghiệp!" - nhất là khi bạn chưa thật sự có trăn trở cho một sự thay đổi.
Chương trình "Ai - Blockchain và câu chuyện khởi nghiệp" với sự chia sẻ của nhiều gương mặt startup công nghệ Việt Nam và thế giới, tốt nghiệp từ những trường ĐH nổi tiếng thế giới diễn ra tại ĐH Văn Lang chiều 1/11 thu hút hàng ngàn sinh viên tại TPHCM tham dự.
Đủ trăn trở, hãy khởi nghiệp!
ThS Văn Đinh Hồng Vũ - cựu SV ĐH Stanford, 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018 bày tỏ, nhiều bạn trẻ đến hỏi về khởi nghiệp, thì phần lớn chị trả lời: "Đừng nên khởi nghiệp, vì rất khó!".
Cực sinh viên các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới chia sẻ về khởi nghiệp
Nói về sáng lập Elsa của mình - ứng dụng luyện phát âm chuẩn giọng bản ngữ theo cơ chế của trí thông minh nhân tạo (AI) được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng IA thay đổi thế giới, và lọt vào top 5 các ứng dụng AI hàng đầu hiện nay, chị Hồng Vũ cho hay ứng dụng này xuất phát từ hoàn cảnh, trăn trở của mình.
Khi học ở Việt Nam, ngoại ngữ là công cụ để mình đạt được những khát vọng. Nhưng khi qua Mỹ, cũng chính là ngoại ngữ làm chị và rất nhiều du học sinh khác mất đi sự tự tin. Mình viết rất tốt, viết ngữ pháp tiếng Anh có thể tốt hơn người Mỹ, đọc rất trôi nhưng nói... thì không ai hiểu.
Chị Hồng Vũ tự hỏi, tại sao chúng ta phải bỏ rất nhiều tiền để học tiếng Anh nhưng không thể sử dụng, mất nhiều cơ hội công bằng cho bản thân. Đây là vấn đề thời đại ảnh hưởng đến con người, sinh viên quốc tế. Nếu mình không làm thì ai sẽ làm, nên đã "đưa đẩy" chị khởi nghiệp.
Chị Hồng Vũ nên quan điểm, người trẻ đừng nên khởi nghiệp khi chưa thật sự trăn trở, ước mơ với vấn đề nào đó của xã hội, mong muốn chúng phải được giải quyết. Một khi bạn có đủ sự trăn trở, ước mơ thì điều này thôi thúc bạn khởi nghiệp.
Mất cả triệu đô vì quên... bài test cực đơn giản
Song song với dự án giáo dục Everest Education vừa gọi vốn thành công 4 triệu USD từ một quỹ đầu tư vốn tư nhân, vào năm 2015, ThS Quản trị Kinh doanh của Trường Kinh doanh Harvard, anh Ngô Chí Giang cũng thực hiện một dự án khác.
Cầm cự được 2 năm thì anh "đốt sạch" hơn 1 triệu USD vay từ người thân, bạn bè... Trong nỗi đau thương đó, anh chỉ còn sức nói với mọi người lời xin lỗi "mình xài hết tiền rồi".
Sinh viên quan tâm đến khởi nghiệp trong đời đại trí tuệ nhân tạo
Anh Giang kể, đưa một mô hình đã thành công ở nước ngoài về, xây hẳn bộ máy đồ sộ với toàn bộ các quy trình "ngốn" rất nhiều vốn. Với kinh nghiệm đầy mình nhưng anh phải mất hai năm, mất hàng chục tỷ và bao nhiêu đau khổ để nhận ra bài học cơ bản là mình đã quên làm bài 'test" nhu cầu thị trường Việt Nam với những thao tác cực rất đơn giản, chưa cần đến bộ máy, sản phẩm.
TS Vũ Duy Thức, người được vinh danh top 40 người dưới 40 tuổi nổi bật nhất tại thung lũng Silicon năm 2017 chia sẻ, cách đây không lâu, anh thực hiện một dự án ứng dụng dùng trên Facebook.
Mất hơn nửa năm với nhiều công sức, tiền bạc, họ tự đánh giá ứng dụng rất đẹp, rất thú vị, nhưng khi đưa ra thì không ai dùng hết.
Bài học từ của sự thất bại của họ có thể dành cho tất cả các bạn trẻ muốn khởi nghiệp: sản phẩm phải đi từ nhu cầu của người sử dụng.
Thất bại lớn nhất là chưa từng thất bại
Khi Hồng Vũ vừa đến ĐH Stanford, một giáo sư ngày đầu vào lớp, hỏi sinh viên: Bạn nào có thể đứng lên kể câu chuyện mình từng bất bại?
64 sinh viên chỉ nhìn qua nhìn lại. Một lúc sau, người thầy trả lời: Tất cả các bạn ở đây đều thất bại. Vì thất bại lớn nhất là các bạn chưa hề có thất bại!
Để đến được ngôi trường ĐH mơ ước, các bạn lúc nào cũng phải đạt điểm cao, lúc nào cũng phải đạt thành tích, chọn công việc mình thành công... Các bạn sợ thất bại và đã đặt mình vào môi trường an toàn. Chỉ dám dấn thân khi biết cơ hội thành công cao.
Ông thầy gửi gắm: Sau khi ra trường, các em hãy thất bại - thất bại thật sự! Khi đó, bạn mới được thả mình ở một sân chơi lớn hơn ngoài "vòng vây an toàn".
Một trong những yếu tố quan trọng khi khởi nghiệp, theo chị Hồng Vũ chính là việc hiểu cá tính, bản thân của mình cùng với việc nắm bắt và khai thác được sự hỗ trợ của công nghệ.
Ngoài ra, phải dám đương đầu với thất bại vì có đến... 95% khởi nghiệp thất bại. Tuy nhiên, thất bại cũng cần có kinh nghiệm để giữ lại được cái gì, đừng để mất trắng, không còn cơ hội làm tiếp.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Ước mơ "được cho đi" của cô sinh viên Đại học Hải Phòng Khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô sinh viên Bùi Thúy Nga đã thuyết phục ban giám khảo cuộc thi "Ươm mầm khởi nghiệp Hải phòng", xuất sắc giành giải ba cuộc thi với dự án Thiện Nhân. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện bên lề cuộc thi với cô sinh viên nhỏ nhắn nhưng đầy...