Khởi nghiệp thành công với giấc mơ làm nông sản sạch ở tỉnh nghèo
Từ bỏ cơ hội lập nghiệp ở phố thị phồn hoa, quyết tâm đem giấc mơ nông sản sạch trở về quê hương khởi nghiệp, chàng trai trẻ Dương Công Huấn, sinh năm 1995, ngụ tại thôn Nà Chào, xã Như Cố, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đang từng bước hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Vườn dưa lưới của anh Huấn đang trong giai đoạn thu hoạch
Tốt nghiệp Đại học sư phạm Thái Nguyên năm 2017, Huấn xách ba lô trở về quê nhà. Tại đây, anh tham gia vào HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố và bắt tay vào công việc sản xuất rau, củ, quả cùng các thành viên khác. Đảm nhiệm chức vụ Bí thư chi đoàn Thôn Nà Chào, cùng tinh thần tiên phong Huấn luôn nuôi dưỡng ý chí phải thay đổi phương thức và cách trồng để làm sao không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mà còn cung cấp cho thị trường những sản phẩm rau, củ sạch và an toàn nhất.
Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đoàn thanh niên xã Như Cố anh Huấn đã mạnh dạn trồng thử nghiệm giống dưa lưới với quy mô 1000m2 cùng HTX. Theo anh Huấn khí hậu ở Nà Chào rất phù hợp để trồng các loại rau, quả khi nhiệt độ và độ ẩm không quá cao, thời tiết cũng không quá lạnh và địa phương chưa từng xảy ra sương muối.
Video đang HOT
Anh cho biết dưa lưới là giống cây cho năng suất chất lượng cao nếu tuân thủ đúng quy trình. Thời điểm tốn nhiều công sức nhất là khi cây thụ phấn, do được trồng trong nhà lưới nên phải tiến hành thụ phấn nhân tạo. Quá trình này thực hiện vào mỗi buổi sáng và cho kết quả sau 2 – 3 ngày. Muốn dưa lưới đạt chất lượng cao, giá trị dinh dưỡng tốt nhất thì mỗi cây chỉ để từ 1 – 2 quả. Khi ấy, anh phải thường xuyên bắt sâu và thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng các chế phẩm sinh học tự chế để đảm bảo chất lượng an toàn cho sản phẩm.
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm trong nhà lưới, cây dưa lưới phát triển rất nhanh tránh được sự xâm nhập và phá hoại của các loại côn trùng, sâu bệnh. Đồng thời, tránh được những tác động xấu từ bên ngoài môi trường. Tính đến thời điểm hiện tại, cứ 80 ngày dưa lưới cho thu hoạch một lần, ước chừng sản lượng đạt từ 1 – 2 tấn / năm. Dưa lưới sau thu hoạch được cung cấp cho các cửa hàng rau quả sạch tại thành phố Bắc Kạn và một số cơ sở tại Hà Nội.
Hiện nay, dưa lưới được bán ra với giá 50.000 – 60.000/ kg, mỗi quả nặng từ 2 – 3kg. Ngoài dưa lưới, gia đình anh còn tiến hành trồng luân phiên các giống cây khác như dưa lê, dưa chuột, cà chua…nhằm tận dụng triệt để quỹ đất và góp phần tăng thêm thu nhập lên 200 – 300 triệu/ năm.
Ông Mai Xuân Huấn chủ tịch UBND xã Như Cố cho biết: Hưởng ứng phong trào đoàn viên xây dựng nông thôn mới, hơn một năm qua anh Dương Công Huấn là một trong những thành viên tích cực nhất của HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố. Vì vậy, chính quyền địa phương rất khuyến khích nhân rộng mô hình và biểu dương những tấm gương thanh niên khởi nghiệp. Tuổi còn trẻ, nhưng Huấn là một trong những hạt nhân tỏa sáng rất có triển vọng, có nhận thức tốt về thay đổi bộ mặt nông thôn.
Theo Phương Thảo (NNVN)
13 năm làm đầu bếp nhà hàng thủ đô, bỏ về quê nuôi cả trại gà thịt
Sau 13 năm làm đầu bếp ở nhiều nhà hàng, khách sạn tại thủ đô Hà Nội, năm 2017 anh Vũ Văn Tin cùng vợ quyết định về quê mở trang trại chăn nuôi gà thịt. Hiện anh Vũ Văn Tin đang là ông chủ của một trang trại gà thịt lớn nhất vùng, mỗi năm cung cấp ra thị trường 9.000 con gà thịt.
Trang trại gà quy mô của anh Tin. Ảnh: Thái Hiền
Dẫn chúng tôi thăm trại gà, anh Vũ Văn Tin cho hay: Quê anh ở tỉnh Nam Định, năm 2004 sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng du lịch Hà Nội, anh làm đầu bếp cho một nhà hàng ở Hà Nội, đến năm 2008 anh kết hôn với chị Đào Thị Tuyết ở thôn 14 xã Long Sơn, Anh Sơn. Từ đó hai vợ chồng lập nghiệp tại Hà Nội, và làm đầu bếp cho nhiều nhà hàng, khách sạn.
Thời điểm này công việc 2 vợ chồng cũng đã ổn định, riêng anh Tin đang có mức lương gần chục triệu đồng/tháng. Nhận thấy quê vợ có diện tích đất đồi rộng rất phù hợp với chăn nuôi gà thịt, đầu năm 2017 hai vợ chồng anh đã quyết định về quê vợ mở trang trại.
Ban đầu, anh Tin ra tận tỉnh Hòa Bình mua 300 con gà giống Lạc Thủy về nuôi thử. Để trang bị kiến thức chăn nuôi cho mình, ngoài học tập kinh nghiệm thực tế của những hộ chăn nuôi, anh Tin lên mạng tìm tài liệu học thêm. Đồng thời, tham gia vào các hội, nhóm chăn nuôi gà trên mạng xã hội để trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, cách phòng trừ dịch bệnh.
Anh Tin chia sẻ: Hiện nay trang trại gà của anh nuôi 100% giống gà Lạc Thủy. Đây là giống gà hoàn toàn mới ở vùng đất Anh Sơn này, mỗi lần nuôi lứa mới anh phải ra tận tỉnh Hòa Bình chọn từng con giống. Giống gà này đặc hữu và quý hiếm, có mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôi, được thị trường ưa chuộng, cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt gà Lạc Thủy có khả năng chống chịu bệnh, thời tiết khí hậu, nhất là vào mùa lạnh khá tốt, dễ nuôi, lớn nhanh.
Theo kinh nghiệm của anh Tin để chăn nuôi gà có hiệu quả anh đã áp dụng nuôi gà an toàn sinh học. Ngoài ra anh còn chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt quy định về tiêm phòng vắc xin cho đàn gà và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đặc biệt, ở mỗi chuồng gà anh Tin đã lắp 2 đồng hồ đo nhiệt để biết được nhiệt độ trong chuồng gà từ đó có biện pháp điều chỉnh và phòng trừ dịch bệnh kịp thời. Từ những cách làm trên, gà anh nuôi rất hiệu quả, với 2 chuồng nuôi mỗi chuồng rộng 220m2, một năm anh nuôi 2 lứa, mỗi lứa 4.500 con. Mỗi năm trừ chi phí anh thu về trên 250 triệu đồng.
Anh Nguyễn Viết Hảo - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Sơn cho biết: Trang trại chăn nuôi của anh Vũ Văn Tin hiện là một trong những hộ có quy mô lớn trên địa bàn xã. Thời gian qua mô hình chăn nuôi gà của anh trở thành địa chỉ tham quan học hỏi kinh nghiệm của bà con nông dân trong xã.
Theo Thái Hiền (Báo Nghệ An)
An Giang: Lũ về tơi tới, cả làng đóng xuồng, bán 1,7 triệu/chiếc Năm nay, lũ về sớm, lên nhanh, diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây là điều kiện tốt để người dân kiếm thêm thu nhập, trong đó có nghề đóng xuồng mùa lũ ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới (An Giang). Anh Nguyễn Công Danh, Tổ trưởng tổ làng nghề đóng xuồng (ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp) cho biết: "Làng nghề...