Khởi nghiệp tại Nhật Bản và những “vật cản” gia đình
Doanh nhân Nhật Bản gặp nhiều trở ngại từ phía gia đình khi nhiều người vẫn quan niệm công việc ổn định tại một công ty lớn mới là sự lựa chọn tốt nhất.
Một doanh nhân Nhật Bản sang đường ở thành phố Tokyo
Doanh nhân ở khắp mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên ở Nhật Bản, có 2 thách thức lớn mà những cá nhân muốn khởi nghiệp gặp phải, đó là “vật cản” vợ và “vật cản” phụ huynh.
Ý tưởng trở thành một doanh nhân khởi nghiệp hoàn toàn mâu thuẫn với “giấc mơ Nhật Bản”, giấc mơ về an ninh và lợi ích khi làm việc suốt đời tại một công ty lớn. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi một ý tưởng tuyệt vời của riêng mình, khả năng bạn sẽ bị vợ và cha mẹ phản đối (các doanh nhân muốn khởi nghiệp ở Nhật hầu hết là nam giới).
“Tại Mỹ, trẻ em làm nước chanh và kiếm tiền. Vì vậy chúng có kinh nghiệm kinh doanh ngay từ khi còn nhỏ,” Yoshiaki Ishii, quan chức tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết.
“Nhưng tại Nhật Bản, chúng tôi không có những hình mẫu khởi nghiệp hay sự hiểu biết về khởi nghiệp. Vì vậy mọi người không tự tin về việc bắt đầu kinh doanh riêng”, ông nói.
Video đang HOT
Nhật Bản có rất ít hoạt động doanh nghiệp từ năm 1999
Ở Nhật không có thung lũng khởi nghiệp Silicon như ở Mỹ, không có hình mẫu như ông trùm Facebook Mark Zuckerberg. Hầu như tất cả sự đổi mới của Nhật Bản đều xảy ra bên trong những công ty khổng lồ như Sony và Nintendo.
Bản khảo sát “Giám sát Doanh nhân toàn cầu”, được thực hiện bởi nhóm các trường đại học, cho thấy Nhật Bản có rất ít hoạt động doanh nghiệp từ năm 1999, thời điểm khảo sát bắt đầu thu thập số liệu. Với thang đo mới nhất về hoạt động khởi nghiệp gần đây, Nhật Bản đứng thứ 2 từ dưới lên, chỉ đứng trên Suriname, một quốc gia ở Nam Mỹ.
Một số yếu tố giữ chân các nhà kinh doanh Nhật Bản đó là: cản trở văn hóa gia đình (sự ngăn cản của vợ và cha mẹ), thiếu các hình mẫu doanh nhân và lo ngại rủi ro. Đó là còn chưa kể tới dịch vụ hành chính khét tiếng của Nhật Bản. Thủ tục đăng ký một công ty mới vẫn rất rườm rà với nhiều giấy tờ, liên quan tới nhiều cơ quan chính phủ.
Tomohiro Hagiwara, người sáng lập Aquabit Spirals, một công ty khởi nghiệp về công nghệ
Tuy nhiên, theo the Washington Post, một cách rất từ từ, môi trường cho các doanh nghiệp ở đây đang được cải thiện.
“Trong vài năm gần đây, sự thay đổi là khá ấn tượng,” Kagami tại đại học Tokyo nói. “Các công ty lớn hiện nay thực sự nghiêm túc về việc đổi mới. Họ đang dần muốn có được sản phẩm xuất sắc từ các nhà khởi nghiệp và các trường đại học.”
“Bây giờ chúng tôi có một hệ thống khởi nghiệp tốt hơn tại Nhật Bản”, ông Tomohiro Hagiwara, người sáng lập của Aquabit Spiral, một công ty khởi nghiệp về công nghệ nói. “Môi trường khởi nghiệp đang thay đổi từng ngày. Hiện chúng tôi có nhiều cơ hội về đầu tư hơn. Doanh nghiệp cũng dần trở thành phổ biến hơn,” ông nói.
Theo Danviet
Khám phá triết lý kinh doanh bằng sự tử tế của người Nhật
Inamori Kazuo - người sáng lập công ty Kyocera và KDDI, nguyên Chủ tịch của Japan Airlines nhận định triết lý kinh doanh bằng sự tử tế là điều làm nên những kết quả phi thường của nền kinh tế Nhật Bản.
Sự phát triển thần kỳ của nước Nhật Bản vẫn luôn là bài học quý giá cho cả thế giới tìm hiểu. Với những doanh nhân và người khởi nghiệp Việt Nam, câu chuyện đáng quan tâm ở cuốn sách này là làm thế nào để một xã hội Nhật đối diện với văn minh Âu-Mỹ 150 năm trước đã thích ứng với tiến bộ công nghệ và vận dụng thành công vào mọi mặt của đời sống không ngừng nghỉ cho đến tận bây giờ.
Nhà kinh doanh hàng đầu Inamori Kazuo đã nhận diện chìa khóa cho sự thành công ấy là cách sống đúng đắn, triết lý kinh doanh bằng sự tử tế, điều làm nên những kết quả phi thường của nền kinh tế Nhật Bản: Thành công bằng sự tử tế là một con đường bền vững và dài lâu. Tuy nhiên, triết lý của Kazuo lại không cao siêu, duy cảm mà thực sự là những bài học dễ học hỏi và vận dụng, đặc biệt trong tinh thần khởi nghiệp đang lên cao ở Việt Nam hiện nay.
Ông Kazuo Inamori diễn thuyết tại gala Kyoto Prize - giải thưởng được thành lập bởi quỹ Inamori và là giải thưởng quốc tế để vinh danh những người đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện khoa học, văn hóa và tinh thần của nhân loại.
Những đúc kết giá trị này được ghi lại trong cuốn "Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế" - đây là cuốn sách thứ hai sau "Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực" của Inamori Kazuo do Nxb Trẻ ấn hành. Trong khuôn khổ Hội sách Mùa xuân 2016 sẽ diễn ra buổi tọa đàm "Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế" dựa theo cuốn sách cùng tên vào lúc 15-17h ngày Chủ nhật 3.4.2016 tại Phòng Triển lãm tầng 1, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt (Hà Nội) với sự tham gia của khách mời: Ngài Jun Kawai - Phó giám đốc Japan Foundation cùng các diễn giả là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, marketing: Nguyễn Đình Thành, Khuất Tuấn Anh, Đỗ Sơn Dương...
Buổi tọa đàm sẽ nhấn mạnh đến triết lý kinh doanh bằng tinh thần đạo đức và sự tử tế mà tác giả gọi là "con đường chính đạo", vốn đã làm nên sự thịnh vượng của kinh tế Nhật.
Kazuo Inamori là người sáng lập tập đoàn điện tử sáng giá Kyocera và nhà cung cấp dịch vụ không dây lớn thứ hai Nhật Bản - KDDI. Ông còn đảm trách cương vị CEO Japan Airlines, sau khi hãng này phá sản hồi năm 2010. Kazuo Inamori thành lập Công ty TNHH Koyoto Ceramic vào năm 1959 với số vốn khởi nghiệp 10.000 USD và 28 nhân viên. Ngày nay, công ty (được đổi tên thành Tập đoàn Kyocera) có quy mô trên 65.000 nhân viên và doanh số bán hàng đạt khoảng gần 13 tỷ USD. Năm 1984, ông tiếp tục thành lập công ty DDI cạnh tranh với "gã khổng lồ" viễn thông NTT. Tính đến nay, nhà cung cấp dịch vụ không dây (được đổi tên thành KDDI) đã có trên 14.000 nhân viên với giá trị vượt quá 30 tỷ USD. Năm 2010, ông Inamori trở thành người giàu thứ 28 Nhật Bản theo bình chọn của tạp chí Forbes với tổng tài sản ước đạt gần 1 tỷ USD.
Theo Danviet
Bài học từ người thành tỉ phú nhờ... bị Facebook từ chối Tỉ phú Brian, người đã bị Facebook và Twitter từ chối nhận vào làm việc, giờ đang sở hữu tài sản kếch xù trị giá 4 tỉ USD. Brian Acton (bên trái), tỉ phú đã từng bị Facebook từ chối Brian, nhà đồng sáng lập ứng dụng WhatsApp, đã từng cảm thấy mình rất thừa thãi. Ông là nhân viên cũ của Yahoo!,...