Khởi nghiệp, làm giàu từ mô hình nuôi bò
Với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, Lê Hoàng Sơn (27 tuổi), cán bộ Đoàn ở thôn 3, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương.
Anh là đại diện cho lớp thanh niên có chí hướng, khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.
Lê Hoàng Sơn chăm sóc đàn bò của gia đình.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Lê Hoàng Sơn đã ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên. Năm 2016, tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Lê Hoàng Sơn trở về địa phương mang theo nhiệt huyết, khát vọng của tuổi trẻ quyết tâm bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế. Nhận thấy lợi thế đất vườn của gia đình rất phù hợp cho việc đầu tư mô hình nuôi bò với quy mô lớn, anh đã mạnh dạn thực hiện.
Video đang HOT
Những ngày đầu khởi nghiệp, cũng như nhiều thanh niên khác, Sơn gặp khó khăn về nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi. Nhưng với sự chịu khó, ham học hỏi, anh đã tự tìm hiểu các cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò khỏe mạnh, sinh sản tốt, nên đã nhận được sự ủng hộ từ gia đình. Ban đầu Sơn kiên trì chăm sóc đàn bò 17 con, sau đó dần mở rộng quy mô chăn nuôi với diện tích chuồng trại trên 600m 2 . Để thực hiện mô hình này, anh đã xây dựng khu chăn nuôi riêng, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
Lê Hoàng Sơn chia sẻ: Khi bắt tay vào làm mô hình nuôi bò sinh sản này năm 2017, tôi gặp khá nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Cũng tự nhận thấy bản thân cần phải có thời gian tích lũy thêm kiến thức, nên tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả của bạn bè và áp dụng kiến thức đó vào mô hình của mình, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đàn bò được Lê Hoàng Sơn chăn thả tự nhiên, nên đảm bảo chất lượng.
Đến nay, sau 4 năm khởi nghiệp, đàn bò của gia đình Sơn đã lên đến 60 con, mỗi năm xuất bán khoảng 15-20 con, thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng.
Ngoài sử dụng chuồng trại trong chăn nuôi, Lê Hoàng Sơn còn áp dụng việc chăn thả bò tự nhiên ở những khu vực đất trống gần nhà, kết hợp cho ăn cám, nên bò luôn đảm bảo chất lượng, thịt thơm, ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sơn luôn tuân thủ các kỹ thuật chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để hạn chế phát sinh bệnh cho đàn bò, tiêm phòng đầy đủ và theo dõi, ghi chép lại quá trình sinh trưởng của bò, tìm hiểu về các loại bệnh giống bò sinh sản thường gặp phải, tiếp tục chủ động học hỏi từ những mô hình đã thành công…
“Tôi nghĩ muốn làm gì thành công đều phải đặt tâm huyết vào đó. Cùng với đó là sự ham tìm hiểu, ham học hỏi; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với những người đã làm lâu năm. Dù mô hình chăn nuôi chỉ ở quy mô hộ gia đình, nhưng tôi hy vọng với những thành quả đến bây giờ, cũng là động lực để cổ vũ tinh thần cho nhiều ĐVTN có ước mơ, hoài bão, muốn khởi nghiệp, làm giàu chính đáng tại nơi đây…” – Lê Hoàng Sơn chia sẻ về những kết quả đã đạt được.
Được biết, Lê Hoàng Sơn đang có dự định mở rộng diện tích, quy mô chăn nuôi để có thể phân loại từng khu vực chăn nuôi (khu vực chăn nuôi bò lấy thịt và khu chăn nuôi bò sinh sản). Từ đó, chủ động được nguồn con giống, đầu ra và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
9X làm giàu với trang trại chăn nuôi
Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, sau 5 năm khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi, chàng trai Lê Văn Tín (30 tuổi), ở thôn Phước Tích, xã Bình Mỹ (Bình Sơn), đã sở hữu trang trại heo, bò quy mô nhất xã, mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.
Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, biết năng lực của mình không vào được đại học, nên sau khi học hết THPT, Tín đã chọn học nghề sửa xe. Rời quê vào TP.Hồ Chí Minh học nghề và gắn bó với công việc này với mức thu nhập khá ổn định, nhưng sau gần 4 năm thì anh Tín quay về quê và quyết định làm lại từ đầu.
Anh Lê Văn Tín, ở thôn Phước Tích, xã Bình Mỹ (Bình Sơn) chăm sóc đàn bò.
"Thời điểm đó, gia đình tôi gặp biến cố. Cha tôi mất, nên suy nghĩ về con đường làm giàu của tôi thay đổi rất nhiều. Dù công việc ở TP.Hồ Chí Minh đang có thu nhập tốt, nhưng nếu không được ở gần gia đình, chăm sóc mẹ thì việc làm giàu cũng không còn ý nghĩa. Vì vậy, tôi quyết định ở quê làm kinh tế, gầy dựng mô hình chăn nuôi", anh Tín chia sẻ.
Để hiện thực hóa ý tưởng làm giàu bằng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, năm 2015, anh Tín đi học nghề thú y và tìm hiểu về các loại vật nuôi. Từ số tiền dành dụm được và mượn thêm người thân, năm 25 tuổi, anh Tín xây dựng gần 1.000m2 chuồng trại kiên cố để nuôi heo, bò và gà. Anh Tín cho biết: "Năm 2016, tôi đầu tư chăn nuôi heo. Đây cũng là thời điểm giá heo bấp bênh và xuống thấp. Dù 2 năm chăn nuôi heo không mang lại lợi nhuận, nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì, rồi đầu tư mạnh hơn vào bò và gà. Vào khoảng năm 2018 đến nay, thịt heo lên giá liên tục và giữ ở mức cao, nên mô hình chăn nuôi heo theo hướng trang trại của tôi mang về lợi nhuận khá tốt".
Nhờ nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, tuân thủ các quy trình tiêm phòng và chăn nuôi theo hướng khép kín, hạn chế các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài mà nhiều năm qua, đàn heo, bò của anh Tín phát triển mạnh và chưa năm nào bị dịch bệnh. Anh Tín cho hay: "Những năm qua, trung bình mỗi năm, tôi xuất bán hơn 500 con heo thịt và vài chục con bò thịt. Trừ hết chi phí, mỗi năm tôi cũng có được vài trăm triệu đồng. Hiện nay, tôi tiếp tục mở rộng quỹ đất trang trại lên 3ha và xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò với sức chứa trên 50 con".
Việc hiểu rõ năng lực bản thân đã giúp ông chủ trẻ 9X Lê Văn Tín có được những thành công từ khá sớm. "Dù trẻ tuổi, nhưng hiện nay, Tín sở hữu trang trại heo, bò quy mô nhất xã. Tín đã chứng minh cho nhiều bạn trẻ, làm nông nghiệp, chăn nuôi ở quê hương vẫn có thể làm giàu chỉ cần có kiến thức và sự kiên trì. Tấm gương vượt khó làm giàu của Tín là động lực cho nhiều thanh niên nông thôn mạnh dạn làm giàu ở quê hương", Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Mỹ Nguyễn Hồng Liễn bày tỏ.
Bỏ việc nhà nước về nuôi thỏ: Bán thẳng qua Nhật, thu tiền tỷ mỗi năm Nhiều năm kiên trì nuôi thỏ để xuất bán sang Nhật Bản, cuối cùng anh nông dân Đỗ Quốc Toàn cũng thành công. Đến nay, trang trại nuôi thỏ của anh cho doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Đều đặn mỗi ngày, anh Đỗ Quốc Toàn ở xã Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) tất bật bên trang trại thỏ của...