Khởi nghiệp bằng phương pháp tưới cấy chỉ cần một cái… nhấp chuột
“Một trong những thách thức lớn nhất trong nông nghiệp ở Ấn Độ là tưới”, Vijayeendra H S., đồng sáng lập startup nông nghiệp công nghệ cao Avanijal, nói. “Nông dân thường sử dụng các hệ thống nhỏ giọt hoặc vòi phun, vốn rất lãng phí nước và thường khi tưới quá nhiều, có hại cho năng suất cây trồng”. Để giúp nông dân chống hạn và sử dụng nước hiệu quả, startup gốc Bangalore Avanijal đã giới thiệu một phương pháp tưới khôn ngoan – một phương pháp có thể được lập trình và kiểm soát chỉ bằng một ứng dụng.
Avanijal đã phát triển một hệ thống tự động có tên là Nikash sử dụng IoT ( internet vạn vật) và công nghệ không dây để kiểm soát các môtơ và các van tưới nước ở trên đồng. Hệ thống chi phí thấp này gồm một bộ điều khiển nối kết với một ứng dụng, các nút cảm biến không dây được nhúng vào trong đất và các bộ nhắc (repeater) để tạo lập thông tin giữa bộ điều khiển và các nút.
Avanijal đã phát triển một hệ thống tự động có tên là Nikash sử dụng IoT (internet vạn vật) và công nghệ không dây để kiểm soát các môtơ và các van tưới nước ở trên đồng.
Nông dân có thể định cấu hình lịch tưới của họ trên ứng dụng và giám sát từ xa hoạt động sau đó, tự động hoá các quy trình đã được thao tác trước đó. “Sử dụng ứng dụng, nông dân có thể bảo đảm rằng thửa đất được tưới kịp thời và liên tục theo dõi tình trạng thửa đất, mà không phải cất công ra ruộng”, Vijayeendra nói.
Tưới nhỏ giọt, mặt khác, sẽ đòi hỏi nông dân theo dõi trực tiếp nguồn cung bằng cách tắt/mở môtơ và đóng/mở các van. Và với các hoạt động tưới chỉ có vài giờ có điện mỗi ngày, hầu hết là ban đêm, thực khó xoay xở trong những lúc không điện. Tuy nhiên với sự trợ giúp của Nikash, nông dân có thể áp dụng chính xác việc tưới dựa trên thời gian, khối lượng nước có sẵn và thậm chí cả ẩm độ của đất”, Vijayeendra nói. “Hệ thống cũng được thiết kế xem xét điện áp, vì vậy thời gian hoặc khối lượng nước được tự động điều chỉnh trong trường hợp bị cúp điện”.
Điều đó có nghĩa là khi có điện, bộ điều khiển – được nối kết với các nút cảm biến không dây trong đất tự động mở môtơ và khi được lên lịch bởi nông dân. Nó sẽ tắt khi một phần của đất có đủ nước ấn định, và chuyển sang phần đất kế tiếp – như được lập trình trên ứng dụng. Vào cuối chu kỳ, việc tưới kết thúc tốt đẹp trong ngày.
“Tỷ dụ, một nông dân có bốn mẫu đất và số đất này cần được tưới nhiều lần khác nhau với các lượng nước khác nhau – tất cả có thể được cấu hình trong ứng dụng”, Vijayeendra nói. “Đó là chức năng căn bản nhất của bộ điều khiển này”.
Video đang HOT
Một dòng sản phẩm tương cận khác mà startup này đang thực hiện là giám sát cây trồng. “Cho đến nay chúng tôi mới tập trung vào việc tưới, nhưng ứng dụng có thể dễ dàng điều chỉnh để giám sát cây trồng”, Vijayeendra nói. “Các bộ cảm biến trên thửa đất thu thập dữ liệu rồi lưu trữ trên đám mây. Chúng tôi có thể phân tích dữ liệu đó và cung cấp đầu vào trở lại cho nông dân dưới một dạng có thể đọc và đồ hoạ để họ hành động”.
Avanijal đã bắt đầu làm việc với IBM, để tải dữ liệu lên server của họ và sử dụng nền tảng IoT Watson để tiến hành phân tích.
Ba năm kết trái
Cùng với đồng nghiệp hồi còn làm bên công ty Wipro, Channabasappa Kolar, Vijayeendra lập Avanijal năm 2013. Sản phẩm đầu tiên của họ – Nikash – mất ba năm để phát triển. Quả là một tiến trình chậm và khó nhọc, nhưng rồi họ cũng đạt được thành quả vào cuối năm rồi khi thương mại hoá sản phẩm. “Trước tiên, chúng tôi so sánh giữa việc được thực hiện ở nước ngoài với quá trình ở đây”, Vijayeendra nói. “Trong khi Ấn Độ đang giải quyết các vấn đề trồng trọt bằng một kiểu làm sơ khai, những nơi như Mỹ, châu Âu, Nhật và Úc bỏ xa chúng ta trong việc đổi mới sáng tạo trên các nông trại của họ. Nhưng thay vì sao chép sản phẩm của họ tại đây, chúng tôi muốn “may đo” sản phẩm cho vừa với các điều kiện của Ấn Độ, thêm bớt một vài chức năng – một thách thức mà chúng tôi phải mất ba năm mới hoàn thiện”.
Quá trình này liên quan đến việc tham gia nhiều hội chợ nông nghiệp để có được phản hồi từ nông dân hoặc các khách hàng tiềm năng. Những chuyến đi đó đã giúp cho sản phẩm của họ được thiết kế dựa trên các vấn đề thực tế mà nông dân gặp phải. Những chuyến đi đó còn giúp họ nhận ra một điều rằng, sản phẩm của họ phải chạy ở một dải điện áp rộng, vì điện ở Ấn Độ rất cà giựt. Và bộ điều khiển của họ phải làm việc với nhiều nguồn nước. “Nhưng cái chính vẫn là giá cả”, Vijayeendra nói. Theo ông, Ấn Độ là một thị trường nhạy cảm về giá và một số sản phẩm ít ỏi hiện nay quá mắc đối với nhiều nông dân. Đây chính là sự khác biệt của Nikash: “Giá giải pháp của chúng tôi vừa phải và biến động từ 12.000 – 15.000 Rs mỗi 4.000m2 (4.296.000 – 5.370.000 đồng)”, Vijayeendra nói.
Theo Khởi Thức ( Thế Giới Tiếp Thị)
8X bỏ lương 25 triệu/tháng, về làm mô hình vườn rau nhà phố
Đang làm cho một tập đoàn viễn thông với mức lương 25 triệu đồng/tháng, anh Nguyễn Quốc Phong (SN 1985), quê huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nay trú tại Đà Nẵng bỏ ngang về mày mò nghiên cứu, thử nghiệm trồng rau thủy canh-vườn rau nhà phố. Sau 1 năm khởi nghiệp, anh đã "bỏ túi" trên 300 triệu đồng.
Mô hình lắp đặt hệ thống thủy canh của anh Phong cung cấp cho khách hàng
Bỏ việc về tìm...rau sạch
Gần một năm trước, việc từ bỏ một công việc kỹ sư công nghệ thông tin thu nhập 25 triệu đồng/tháng để thử nghiệm giải pháp trồng rau sạch khiến anhPhong bị nhiều người kêu là "khùng".
Mô hình trồng rau thủy canh của anh Phong nhen nhóm từ cuối năm 2016, và hiện đang tạo việc làm cho 5-6 lao động. Anh Phong cho biết, "Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, mình cũng đắn đo suy nghĩ không biết bắt đầu từ đâu. Cuối cùng giữa 2 ngã rẽ nội thất và nông nghiệp, mình quyết định chọn nông nghiệp bởi giải quyết được một số vấn đề hiện tại của xã hội về thực phẩm bẩn. Quy trình trồng trọt của không ít người dân hiện tại chưa được an toàn. Suy nghĩ và tìm tòi các giải pháp, mình thấy các giải pháp trồng rau thủy canh sẽ giảm thiểu được bài toán trên, sản phẩm đưa ra thị trường an toàn hơn".
Theo anh Phong, thực tế mô hình trồng rau thủy canh trên thế giới đã phát triển. Còn anh tự tìm hiểu trên mạng, Internet rồi thiết kế 1 mô hình thủy canh đơn giản cho gia đình. Anh Phong dùng những vật liệu có sẵn bằng ống nhựa. Thử nghiệm thành công, anh Phong liên hệ khảo sát mô hình tại Đà Lạt, tìm kiếm đối tác, vật tư, với giá cả thấp nhất. Sau đó, tìm kiếm vật tư nông nghiệp công nghệ cao chuyên dụng cho trồng thủy canh. Hiện anh đang dùng hệ thống công nghệ thủy canh NFT (công nghệ thủy canh dinh dưỡng màn mỏng). "Đây là công nghệ tối ưu nhất trong thủy canh", anh Phong nói.
Anh Phong kể, lúc bắt tay vào làm, anh cũng không có nhiều vốn liếng, có một ít tiền tích góp cùng với vay mượn, anh đầu tư xe cộ, sắm sửa vật tư, máy móc gia công...
Cuối năm 2016, mô hình bắt đầu có những khách hàng đầu tiên. "Khách hàng ban đầu, thử nghiệm mô hình của mình đầu tiên là 2 người bạn thân. Khi mình đưa mô hình lên mạng xã hội, 1 giám đốc tại Đà Nẵng cảm thấy thích thú với mô hình đã yêu cầu mình lắp đặt tại nhà của ông. Sau đó, cả 2 rất bất ngờ, hài lòng với sản phẩm mang lại.
Anh Phong đang kiểm tra và chăm sóc mô hình trồng rau thủy canh lắp đặt cho khách hàng.
"Sau khi nghỉ việc, mình ở nhà 4 tháng để tự tay nghiên cứu, tự làm phân, bón, trồng những cây rau đầu tiên trên môi trường đất và mô hình trồng rau thủy canh để xem xét trong quá trình trồng có những giai đoạn nào khó khăn, so sánh giữa 2 phương pháp. Đây cũng là khoảng thời gian đen tối nhất cuộc đời mình, thậm chí có nhiều người kêu mình bị "khùng" khi bỏ việc về đi tưới mấy cây rau trước nhà. Đến bây giờ chưa thể gọi là thành công. Những cái gật đầu, bất ngờ với sản phẩm của khách hàng đã chứng minh mình đang đi đúng hướng", anh Phong kể về quyết định liều lĩnh của mình.
Bỏ túi 300 triệu đồng sau gần 1 năm khởi nghiệp
Hiện mô hình khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của anh Phong cung cấp giải pháp trồng rau sạch mang tên H2O Farm theo quy trình chăm sóc, dinh dưỡng và hạt giống tiêu chuẩn châu Âu. Mô hình này phù hợp với nhu cầu trồng rau sạch của người dân các đô thị.
Sau gần 1 năm thực hiện, mô hình của anh Phong lắp đặt và đang chăm sóc cho gần 50 vườn "rau nhà phố" tại Đà Nẵng và 3 dự án trồng rau thủy canh thương mại với diện tích hơn 2.000 m2 .
Mô hình thiết kế trồng rau thủy canh này giúp giảm công chăm sóc của người trồng, tăng năng suất sản phẩm, tối ưu hóa các điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây. Hệ thống tự hoạt động tự động không cần công chăm sóc, phù hợp với mô hình cho nhà phố.
"Và hiện tại, trung bình mỗi tháng mình nhận thêm 10 đơn hàng để lắp đặt thiết kế mô hình trồng rau thủy canh. Tính đến thời điểm hiện tai, sau gần một năm khởi nghiệp, mình thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. Hiện mình đang tiếp tục đầu tư để mở rộng dự án. Đối với mình, khi khởi nghiệp ngoài đam mê phải có sự kiên trì, nhẫn nại, tìm kiếm mô hình, giải pháp phù hợp cho từng thời kỳ. Quan trọng sản phẩm làm ra phải giải quyết những vấn đề mà xã hội đang cần, thực sự cần...", anh Phong chia sẻ và nói thêm.
"Hướng sắp tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phù hợp hơn với nhiệt độ miền Trung; đồng thời chuyển giao công nghệ cho người nông dân, tạo quy trình chuẩn năng suất đồng đều, song song đó, tìm kiếm đầu ra hỗ trợ ngược lại những người nông dân về đầu ra, yên tâm trong việc lắp đặt hệ thống trồng rau thủy canh này...", Nguyễn Quốc Phong.
Theo Danviet
Trồng thành công 6 loại hoa cúc mi ni đỏ, cam, vàng, tím Đỏ, cam, vàng, tím là 6 loại hoa cúc mi ni được cấy mô và trồng thành công tại Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp. Đây là các loại cúc mi ni đẹp, từ khi hoa mới nở đến tàn có sự biến đổi màu rất bắt mắt, tán hoa tròn đều, lâu tàn, phù hợp để...