Khối lượng xây dựng các công trình giao thông đạt 300 tỷ đồng
Khối lượng xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong quý I – 2021 đạt 300 tỷ đồng.
Thi công tuyến đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân đoạn qua huyện Triệu Sơn.
Những tháng đầu năm, Sở Giao thông – Vận tải tập trung đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư các dự án, như: Dự án đường giao thông tư Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa, dự kiến khởi công trong quý III – 2021; dự án đường từ xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa đi xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa (nối Quốc lộ 1A và Quốc lộ 45), dự kiến khởi công trong quý III-2021; dự án đường bộ ven biển, đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa và Hoằng Hóa – Tĩnh Gia, dự kiến khởi công trong Quý III -2021.
Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, như: Đường giao thông nối TP Sầm Sơn với Khu kinh tế Nghi Sơn giai đoạn 1, Đại lộ Đông – Tây, đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân …; khối lượng xây dựng các công trình giao thông thực hiện trong quý I -2021 đạt 300 tỷ đồng.
Năm 2021, vốn UBND tỉnh đã thông báo cho các dự án do Sở Giao thông – Vận tải làm chủ đầu tư là 787, 816 tỷ đồng. Trong quý I đã giải ngân 168,399 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn năm 2020, sở đã báo cáo cấp có thẩm quyền kéo dài thời hạn giải ngân sang năm 2021 là 342,516 tỷ đồng (vốn tỉnh quản lý 222,516 tỷ đồng, vốn do Bộ Giao thông – Vận tải quản lý 120 tỷ đồng)… Tiến độ giải ngân của Sở Giao thông – Vận tải đáp ứng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20 – 1 – 2021. Dư ứng các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh đến nay 747,045 tỷ đồng (xây lắp 613,540 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 129,523 tỷ đồng, chi khác 3,982 tỷ đồng), trong đó, các dự án của tỉnh 511,174 tỷ đồng.
Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đi qua, để lại sống trâu, ổ gà
Nhà thầu hoàn thành việc thi công từ lâu song chậm hoàn trả mặt đường nên người dân đi lại rất khó khăn do mặt đường xuống cấp, hư hỏng.
Video đang HOT
Chi chít các vị trí hư hỏng, trồi sụt trên trục đường Cầu Giấy - Xuân Thủy
Việc chậm hoàn trả mặt đường sau khi hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội khiến tuyến đường Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn phủ kín sống trâu, ổ gà.
Đường xấu, tai nạn rình rập
Chiều 15/3, ghi nhận của PV Báo Giao thông trên trục đường Cầu Giấy - Xuân Thủy, dù nhà thầu tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã tháo rào chắn hoàn thành việc thi công từ lâu song người dân đi lại vẫn rất khó khăn do mặt đường xuống cấp, hư hỏng kéo dài.
Tuyến đường dài chưa đầy 3km nhưng xuất hiện liên tiếp các đoạn mặt đường gồ ghề, lồi lõm, chi chít các vị trí hố sâu, đặc biệt tại các đoạn từ đầu đường Cầu Giấy kéo dài hàng trăm mét tới số 74 Cầu Giấy; Trung tâm Kim Hoàng PNJ - 338 Cầu Giấy; ngã tư Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy; khu vực Đại học Quốc gia...
Đứng tại vị trí sụt lún sâu trên đường Xuân Thủy, anh Bình - lái xe ôm Grab cho biết, đi qua đoạn đường này rất nguy hiểm, dễ va chạm, đặc biệt vào buổi tối do đường lồi lõm. "Tôi đi qua đây thường xuyên nên thuộc từng cái ổ gà. Nhưng nhiều khi do đường "ken đặc" bắt buộc phải đi vào hố ga hay các vị trí xuống cấp", anh Bình nói.
Cách đó không xa, trên đường Hồ Tùng Mậu còn xuống cấp hơn khi xuất hiện liên tiếp nhiều vị trí lồi lõm, sụt lún, có đoạn 4 - 5 hố ga liên tiếp trồi sụt.
Nghiêm trọng nhất là khu vực Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), bề mặt đường rạn nứt cùng với lưng lươn chằng chịt, 3 - 4 hố ga trồi sụt, làm khó người đi đường. Không chỉ nắp cống, nhiều thiết bị kim loại cũng trồi lên giữa lòng đường, nhất là các đoạn đối diện số 32, 38, 42, 66 Hồ Tùng Mậu.
Anh Thắng, tuần đường thuộc Công ty Công trình giao thông 2 Hà Nội nhận nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra giao thông trên trục đường Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy cho biết, do nhà thầu hoàn trả từng đoạn không theo toàn tuyến nên xuất hiện nhiều vị trí xuống cấp.
"Hàng ngày đi tuần tôi cũng chụp ảnh lại những vị trí nguy hiểm, mất ATGT để báo cáo công ty khắc phục tạm thời, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông", anh Thắng chia sẻ.
Lên phương án cải tạo đường bên dưới tuyến Nhổn - ga Hà Nội
Khu vực Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội) bề mặt đường rạn nứt, nhiều phương tiện di chuyển khó khăn
Theo quy định của UBND TP Hà Nội, đối với các dự án mượn đường bộ để thi công, sau khi hoàn thành phải trả lại nguyên trạng hoặc tốt hơn. Tuy nhiên, đối với những tuyến đường bên dưới thuộc dự án đường sắt đô thị đã hoàn thiện, nhưng công tác bàn giao mặt bằng lại rất chậm và không đảm bảo an toàn.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đến nay đơn vị đã bàn giao hầu hết các vị trí mặt đường bên dưới tuyến đường sắt đô thị đoạn trên cao từ Nhổn - Cầu Giấy, chỉ còn một số vị trí "xôi đỗ" sau khi thi công xong sẽ bàn giao nốt cho Sở GTVT Hà Nội, đơn vị quản lý trực tiếp được giao bảo trì tuyến đường trên.
Ông Hiếu cũng thừa nhận, dọc tuyến còn những vị trí đã bàn giao nhưng còn nguyên chân cọc sắt, chân cột hàng rào tôn trước đây phục vụ thi công. Còn tại các đoạn hoàn trả nhưng mặt bằng vênh, cao hơn mặt đường cũ (không bị trưng dụng) do việc hoàn trả theo đoạn, vị trí nên không thể tạo được êm thuận.
"Khi hoàn trả các đoạn mặt bằng không thực hiện kẻ, sơn vạch. Sau này Sở GTVT Hà Nội sẽ có dự án để cải tạo lại mặt đường, giống như đường Nguyễn Trãi (bên dưới đường sắt Cát Linh - Hà Đông). Ban QLDA sẽ thống kê các điểm cụ thể chưa bàn giao mặt bằng để có kế hoạch bàn giao hết cho Sở GTVT Hà Nội", ông Hiếu cho biết.
Nói về kế hoạch cải tạo trục đường bên dưới tuyến Nhổn - ga Hà Nội, đại diện Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (đơn vị được thành phố giao chịu trách nhiệm cải tạo) cho biết, thành phố đã yêu cầu đơn vị lập phương án cải tạo các tuyến đường trên để đảm bảo cho người dân đi lại êm thuận khi tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động. Tuy nhiên, phương án đang phải xin ý kiến các địa phương, chưa xác định thời gian triển khai cụ thể.
"Chúng tôi dự kiến sẽ tập trung sửa chữa các vị trí mặt đường hư hỏng; thảm lại toàn bộ mặt đường; sơn kẻ, bố trí biển báo, đèn tín hiệu giao thông đồng bộ; nghiên cứu tổ chức lại giao thông phù hợp tại các nút giao; tổ chức lại giao thông, chia lại làn đường...", vị đại diện này cho biết.
Ông Nguyễn Văn Nhi, Phó giám đốc Công ty Công trình giao thông 2 Hà Nội cho biết, quá trình thi công đường sắt trên cao, nhà thầu rào chắn, đào đường để đặt công trình ngầm nên phát sinh nhiều vị trí hư hỏng trên QL32 và chưa được nhà thầu sửa chữa. "Với các vị trí xuống cấp, hư hỏng, công ty đều cho công nhân trám vá tạm thời, độ bền hữu hạn trong khi chờ dự án cải tạo...", ông Nhi nói.
Mở đường ra biển lớn Trà Vinh án ngữ vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, nhiều dự án trọng điểm giao thông vận tải (GTVT) như: cầu Cổ Chiên nối liền Trà Vinh - Bến Tre; cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ 53, 54, 60; mở luồng cho tàu biển tải...