Khối lượng khủng long được đo như thế nào?
Một loạt kỹ thuật đã được sử dụng để đo khối lượng khủng long trong thế kỷ qua nhưng tất cả đều có hai cách tiếp cận cơ bản.
Trong nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Biological Reviews hôm 31/8, các nhà cổ sinh vật học do Tiến sĩ Nicolás Campione từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Cổ sinh của Đại học New England dẫn đầu đã biên soạn và xem xét một cơ sở dữ liệu khổng lồ về kỹ thuật ước tính khối lượng khủng long từ năm 1905, để đánh giá mức độ chính xác của chúng.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy tất cả các phương pháp đều có hai cách tiếp cận cơ bản. Trong cách tiếp cận đầu tiên, các nhà khoa học đo lường và chia tỷ lệ xương, chẳng hạn như tỷ lệ giữa chu vi xương cánh tay (chi trước) và xương đùi (chi sau), ở các loài động vật sống hiện nay và sau đó so sánh với khủng long. Cách thứ hai là tái tạo lại mô hình ba chiều của chúng dựa trên hóa thạch hoàn chỉnh để tính toán khối lượng của từng bộ phận.
Mặc dù có cách tiếp cận khác biệt, các kỹ thuật mang lại kết quả tương đối giống nhau, giúp các nhà khoa học dựng lại bức tranh về cuộc sống của những loài động vật từng thống trị Trái Đất thời tiền sử. “Trên thực tế, hai cách tiếp cận này bổ sung cho nhau chứ không mâu thuẫn”, Campione nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đồ họa so sánh kích thước của một số loài khủng long. Ảnh: David Evans.
Phương pháp chia tỷ lệ xương dựa trên những con số chính xác về kích thước và cân nặng của các loài động vật còn sống. Tuy nhiên, công thức có thể xuất hiện sai số khi áp dụng với khủng long do sự khác biệt về cấu trúc cơ thể.
Phương pháp dựng mô hình 3D có vẻ đáng tin cậy hơn khi sử dụng công nghệ hiện đại để xem xét toàn bộ cấu trúc xương của khủng long. Tuy nhiên, việc phục dựng cơ thể của chúng dựa trên hóa thạch là rất phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về giải phẫu học. Kết quả cũng phụ thuộc nhiều vào hình dung chủ quan của các nhà khoa học.
“Những hiểu biết của chúng ra về các loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu như cân nặng của chúng luôn mang tính tương đối. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy các kỹ thuật đang ngày càng tiến bộ, mang tới kết quả đo đạc chính xác hơn”, Tiến sĩ David Evans từ Bảo tàng Hoàng gia Ontario của Canada, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học khuyến nghị rằng các công việc tính toán khối lượng khủng long trong tương lai cần tích hợp cả hai phương pháp tiếp cận trên để thu được kết quả chính xác nhất.
Kích thước và khối lượng cơ thể quyết định hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống của một loài động vật, bao gồm cả chế độ ăn uống, sinh sản và vận động. Vì vậy, nếu có thể ước tính chính xác khối lượng của một con khủng long, chúng ta sẽ có nền tảng vững chắc để nghiên cứu cuộc sống của nó trong quá khứ.
Hóa thạch 70 triệu năm tuổi của cá xương khổng lồ
Các nhà cổ sinh vật học hôm 6/7 công bố phát hiện bộ xương hóa thạch của một con cá săn mồi dài 6 m sống cùng thời khủng long.
Một hóa thạch cá xương hoàn chỉnh, tương tự loài được tìm thấy ở Argentina. Ảnh:
Mẫu vật được xác định thuộc chi Xiphactinus, một nhóm cá xương lớn có thể phát triển tới kích thước tương đương cá mập trắng ngày nay. Chúng đã bơi ở vùng biển Patagonia vào cuối kỷ Phấn Trắng, khi nhiệt độ ở đó ôn hòa hơn nhiều so với bây giờ.
"Phần còn lại của con vật khổng lồ được khai quật gần hồ Colhue Huapia, cách thủ đô Buenos Aires của Argentina khoảng 1.400 km về phía nam. Nó có vẻ ngoài trông rất đáng sợ với cơ thể mảnh khảnh và một cái đầu lớn chứa những chiếc răng sắc nhọn dài vài centimet", Julieta de Pasqua, một thành viên trong nhóm nghiên cứu mô tả.
Hóa thạch của loài cá này đã được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới, một số thậm chí được bảo quản bên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở bắc bán cầu. Đây là mẫu vật Xiphactinus đầu tiên được phát hiện ở bán cầu nam.
Lưu vực hồ Patagonia ở Argentina là một trong những điểm nóng hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới, với rất nhiều bộ xương bò sát và cá tiền sử vẫn còn được bảo quản tốt.
Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Alcheringa: An Australasian Journal of Palaeontology hôm thứ Hai. Công trình được thực hiện bởi Đại học Quốc gia La Matanza, Phòng thí nghiệm Giải phẫu của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentina, Hội đồng Nghiên cứu Nhà nước Conicet và Quỹ Azara.
Phát hiện loài khủng long lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất Các nhà khoa học đã xác định ra loài khủng long lớn nhất trên Trái đất với trọng lượng lên tới nặng 75 tấn, Hình ảnh mô tả Argentinosaurus. Câu hỏi loài khủng long nào lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất đã được các nhà khoa học tranh luận sôi nổi trong những năm gần đây. Mới đây, trong một nghiên...