Khói lửa mịt mù vì giá xăng tăng ở Indonesia
Hàng chục nghìn người Indonesia đổ xuống đường để phản đối chính phủ định tăng giá xăng, dẫn đến bạo loạn, đốt phá nghiêm trọng nhất trong 7 năm qua.
Những người biểu tình đi ngang qua đám lốp cháy trên đường phố thành phố Medan. Biểu tình bắt đầu lác đác từ ngày 27/3 và đến hôm qua thì lên cao trào. Cảnh sát ước tính có 80 nghìn người tham gia biểu tình ở nhiều thành phố khác nhau, trong khi quốc hội tranh luận về dự luật tăng giá xăng nhằm tiết kiệm ngân sách.
Một chiếc xe của cảnh sát bị những người biểu tình giận dữ đốt cháy ở thủ đô Jakarta tối qua. Đề xuất của chính phủ nhằm tăng giá xăng 33% lên mức 65 US cents (tương đương 13.000 đồng) mỗi lít. Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia năm ngoái là 4.750 USD.
Binh sĩ đứng canh gác Bộ tư lệnh quân đội dự bị tại thủ đô, trong khi các sinh viên biểu tình rầm rộ phía bên ngoài.
Video đang HOT
Họ sử dụng súng hơi cay nhằm vào đám đông.
Cảnh sát bắn hơi cay về phía người biểu tình ở tỉnh Subaraya.
Cảnh sát chống bạo động lập thành hàng rào quanh các địa điểm cần bảo vệ ở tỉnh Makasar, đối phó với những người biểu tình tay không. Họ mang theo các biểu ngữ phản đối việc tăng giá xăng. Indonesia là nước sản xuất được dầu thô nhưng vẫn phải nhập khẩu xăng.
Người biểu tình thuộc Tổng liên đoàn công nhân Indonesia dán biểu ngữ phản đối bên ngoài trụ sở quốc hội, khi các nhà lập pháp bàn bạc về giá xăng.
Một người biểu tình thuộc phe đối lập mang theo cả xoong nồi cùng biểu ngữ. Bà thuộc phong trào Mặt trận Nhân dân Đấu tranh, đang trên đường tới trụ sở quốc hội ở Jakarta.
Một thanh niên giúp bạn của mình khi anh ta bị dính hơi cay của cảnh sát tại Jakarta.
Toàn cảnh một đám đông người biểu tình. Đây là đợt biểu tình mạnh mẽ và lớn nhất trong vòng 7 năm cầm quyền của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.
Một chốt gác của cảnh sát ở tỉnh Makasar bị đốt bởi người biểu tình.
Theo VNExpress
Chủ nhà trọ vào màn "bắt muỗi hộ" nữ sinh
Bão giá càn quét khiến không ít sinh viên như Trang phải lựa chọn việc ở cùng phòng với chủ nhà cho giá thành rẻ hơn.
Bão giá nên đành ở cùng phòng với chủ nhà
Tiêu chí "càng cách xa chủ nhà càng tốt" cũng đành nhường bước khi "bão giá" càn quét đến cuộc sống sinh viên.
Nguyễn Thùy Trang, sinh viên trường ĐH Lao động Xã hội từng thuê nhà ở chung với chủ. Nhà Trang thuê ở hai tầng. Gia đình chủ nhà có 5 người, Trang ở tầng hai cùng với hai bác, còn vợ chồng con trai và cháu của bác ngủ tầng dưới.
Ông bà chủ chỉ lên tầng 2 ngủ buổi tối, còn ban ngày phòng là của Trang, hết sức yên tĩnh và thoải mái. Mọi chuyện tưởng như yên ổn cho đến một hôm người con dâu ốm vào viện nằm liền vài ngày, bà nội xuống tầng dưới ngủ trông cháu cho con trai vào viện trông con dâu.
"Lúc đó, phòng tầng trên chỉ còn mình và bác chủ nhà. Bác chủ nhà cũng lớn tuổi rồi, nên mình nghĩ không quá lo lắng".
Thế nhưng, mọi chuyện đều không như mình nghĩ! - Trang kể trong trong trạng thái vẫn còn hoảng sợ.
"Đêm đó, mình đang mơ màng thì thấy có bóng người đứng ở trước cửa màn, rồi dần dần chui vào trong màn của mình, sờ vào người mình. Mình choàng tỉnh dậy thì hóa ra đó là bác chủ nhà. Mình hoảng sợ, to tiếng hỏi bác làm gì thì bác bịt miệng, không cho mình được nói to và bảo: Bác thấy có muỗi nên... đuổi hộ!"
Hoảng hồn, cả đêm không ngủ, sáng Trang chuyển sang ngay sang nhà bạn ở nhờ vài hôm rồi tìm nhà trọ khác.
Học trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Huyền đang ở trọ khu Triều Khúc - Thanh Xuân với 1,2 triệu đồng/tháng tiền phòng thì chủ nhà trọ đột ngột tuyên bố tăng lên 1,5 triệu/tháng với lý do hết sức "thuyết phục": "Giá xăng tăng".
"Ở khổ lắm, bác chủ nhà ở một mình và rất khó tính, điện nước dùng phải thật tiết kiệm, giặt quần áo mà cứ mở máy nước tràn ra ngoài chậu một tí là bác mắng cho cả ngày".
Bác bảo, bác vào để "đuổi muỗi" cho mình (ảnh minh họa)
Cố gắng ngáy thật to, để anh chị được... tự do
Bạn bè vừa thấy Nam (sinh viên ĐH Xây Dựng) dọn ra ngoài ở riêng với anh trai với lí do: "Anh tớ mới cưới vợ", thì chưa đầy 2 tháng, lại thấy cậu đeo ba lô, tay xách nách mang dọn đồ về ở chung với anh chị.
"Về ở với anh chị còn có bữa cơm, chứ ở riêng thế này, toàn ăn mỳ tôm. Tiền bố mẹ gửi lên vẻn vẹn chỉ đủ đóng tiền trọ" - Nam phân trần.
Phòng trọ của anh chị Nam cũng không lấy làm rộng rãi gì cho cam, kê đủ một giường, một tủ và cái tivi. Từ hồi có Nam, anh chị phải kiếm cái ri-đô để "quây" cái giường lại, còn cậu em trai trải chiếu nằm dưới đất.
Biết anh chị mới cưới, cần không gian riêng, nên Nam chủ yếu chỉ ăn cơm và ngủ ở nhà, còn học hành, gặp gỡ bạn bè..., cậu đều tìm địa điểm khác. Thế nhưng, nào có tránh khỏi những chuyện "tế nhị".
Có đêm, thấy anh chị cứ lục sục, chị hỏi nhỏ anh: "Xem Nam nó ngủ chưa đã..." Dù đang thức, mình cũng phải cố tình giả vờ ngáy thật to, để anh chị được... tự do.
Thôi thì đành...tìm về "cuội nguồn"
Nguyễn Thanh Mai, sinh viên năm thứ ba khoa Lịch sử trường ĐH Sư phạm Hà Nội, không "né" nổi cơn bão giá, đành chuyển về "thân mật" với người bác ruột sống trên thành phố, nhưng rồi lại than thở: "Từ hồi về đây, đồ đạc của mình không có cái gì gọi là riêng tư cả, từ đôi tất, cái quần, cái áo..."
Chị mình dù có rất nhiều quần áo rồi nhưng cứ đi chơi đâu là lại hỏi mượn đồ. Chị ấy còn thường xuyên dùng đồ cá nhân, cả sữa tắm, dầu gội, nước hoa, son môi... của mình nữa.
Ở nhà mình, hai chị em ruột cũng không dùng chung đồ một cách tùy tiện như thế, vì hai chị em có nguyên tắc không dùng chung, xin ra xin, cho ra cho. Nói xa, nói gần mãi rồi mà chị không chịu hiểu hay cố tình không hiểu nữa!".
Mai nhớ lại, ngày đỗ ĐH Sư phạm, hai bác đã bảo Mai đến ở nhà bác vì nhà rộng và đỡ tốn kém. Mai tìm mọi cách thuyết phục bố mẹ cho ở trọ cho tiện việc học hành, vì biết ở chung sẽ không thoải mái.
Nhưng giờ đây, nhà có tới ba chị em ăn học, nghĩ mình là con gái nên chịu thiệt một chút để bố mẹ đỡ vất vả, Mai xin đến ở nhà bác ở Hà Đông nhân dịp bạn cùng phòng chuyển tới ở nhà họ hàng sống.
Mai tâm sự: "Đã vậy, chị gái "tốt bụng" nhường hết việc nhà cho mình, nấu cơm, rửa bát, quét nhà, đôi khi giặt quần áo cho cả nhà".
Đối phó với việc tăng giá nhà, kèm giá điện, nước, phòng Thu (ĐH Hà Nội) có 4 người đều tìm cách chuyển nhà về phía ngoại thành cho rẻ.
Thu xin về nhà dì ở vì không tìm được nhà rẻ và không có bạn ở cùng. Nhà dì đầy đủ tiện nghi, Thu không phải lo lắng về ăn uống, đi lại, nhưng từ khi Thu về ở chung thì... "dì không thuê người giúp việc nữa".
Theo Giáo dục Việt Nam
Giá xăng tăng, dân 'hò' nhau mua phụ gia đổ vào xe máy "Nếu pha thêm chất phụ gia này, anh dám khẳng định sẽ tiết kiệm được ít nhất 20% nhiên liệu", Nguyễn Văn Tuấn, một mối hàng chuyên cung cấp chất phụ gia XXL Fuel Booster - tiết kiệm xăng, dầu khẳng định. Thời gian gần đây, khi giá xăng dầu liên tục tăng, và ở mức cao (xăng là 21.300 đồng/lít, dầu diezel...