Khởi hành chuyến tàu khứ hồi chở hàng đầu tiên giữa Trung Quốc – Lào – Thái Lan
Ngày 7/2, một đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, đây là chuyến tàu chở hàng khứ hồi đầu tiên giữa 3 nước gồm Trung Quốc, Lào và Thái Lan.
Toa hàng hóa tại nhà ga đường sắt ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo lịch trình dự kiến, tàu sẽ tới ga tại thủ đô Bangkok của Thái Lan sau 55 giờ.
Video đang HOT
Tập đoàn Đường sắt Côn Minh cho biết tàu sẽ dừng tại điểm đầu tiên ở ga Nam Viêng Chăn của Lào để bốc dỡ hàng, sau đó tiếp tục di chuyển tới Bangkok qua tuyến đường sắt khổ hẹp của Thái Lan. Điều này giúp tàu rút ngắn được 24 giờ di chuyển so với lộ trình chở hàng trước đây có sự kết hợp giữa vận tải đường sắt và vận tải đường bộ cao tốc, đồng thời giảm hơn 20% chi phí vận tải. Ở chiều về, tàu sẽ chở các loại trái cây theo mùa như nhãn và sầu riêng Thái Lan.
Tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào có chiều dài 1.035 km, nằm trong một dự án do Bắc Kinh khởi xướng đi qua 30 tỉnh, khu tự trị tại Trung Quốc cũng như tạo kết nối với 8 quốc gia Đông Nam Á. Hiện tại, nhiều nước có hoạt động vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới qua tuyến đường sắt này, trong đó có 3 nước Đông Nam Á gồm Lào, Thái Lan, Myanmar.
Từ 10 loại hàng hóa ban đầu, cho đến nay, số lượng mặt hàng được vận chuyển qua đây đã tăng lên trên 1.200 loại và tổng khối lượng hàng hóa trên toàn tuyến hiện vượt 2,5 triệu tấn.
Kể từ khi đi vào vận hành, tuyến đường sắt này đã trở thành kênh kết nối quan trọng giữa Trung Quốc với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Thái Lan và Lào thúc đẩy đàm phán về tuyến đường sắt xuyên biên giới
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn thông báo của Cục Giao thông đường sắt Thái Lan (DRT) cho biết nước này và Lào đang đàm phán về việc hình thành tuyến đường sắt kết nối giữa ba nước Trung Quốc - Lào - Thái Lan trong vòng từ 3 - 5 năm tới nhằm cắt giảm khoảng 30 - 50% chi phí vận chuyển hàng hóa.
Toa hàng hóa tại nhà ga đường sắt ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Ông Athipu Chitranukroh, Phó Cục trưởng DRT và ông Kitjaluck Srinuchsart, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Thái Lan, gần đây đã có chuyến công tác tới Lào để thảo luận với các đối tác về vấn đề này.
Theo số liệu từ Chính phủ Thái Lan, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Thái Lan - Lào ở tỉnh Nong Khai trong năm 2022 đạt 99,2 tỷ baht (khoảng 3 tỷ USD).
Bất chấp đại dịch, trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm 2022 vẫn tăng 28,2 tỷ baht (860 triệu USD), tương đương mức tăng 39,9% so với năm 2021.
Ngoài việc nghiên cứu xây dựng mạng lưới tàu cao tốc, giới chức hai nước cũng đã đến thăm vị trí xây dựng nhà ga Khamsavath ở Viêng Chăn, cách ga xe lửa Thanaleng nối với tỉnh Nong Khai của Thái Lan khoảng 7,5 km.
Chính phủ Thái Lan đang phát triển ga đường sắt ở tỉnh Nong Khai trở thành một trung tâm kiểm soát hàng hóa xuyên biên giới và là tuyến liên kết giữa vận tải đường sắt và đường bộ. Dự kiến nhà ga này sẽ được vận hành như một điểm kiểm tra hải quan cũng như một trung tâm phân phối hàng hóa.
Mạng lưới đường sắt Thái Lan - Lào sẽ đưa vào vận hành 14 chuyến tàu mỗi ngày với hy vọng sẽ thu hút thêm đầu tư giữa hai nước cũng như thúc đẩy sự phát triển của những khu vực thương mại liền kề thủ đô Viêng Chăn.
CNN đưa Lào vào danh sách 23 địa điểm tốt nhất để đến thăm trong năm 2023 Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, kênh truyền hình CNN của Mỹ ngày 2/1 đã đưa Lào vào danh sách 23 điểm đến tốt nhất thế giới để ghé thăm trong năm 2023. Xe tuk tuk di chuyển trên đường phố tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN CNN cho biết nằm giữa các nước Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung...