Khơi gợi tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên
Ngày 8/4, Tỉnh đoàn Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi quý I, tổng kết Tháng Thanh niên năm 2021.
Quang cảnh hội nghị. – Ảnh: TĐST
Anh Lê Minh Dương – Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng cho biết, trong quý 1, các cấp bộ Đoàn đã tích cực triển khai các hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trong Tháng Thanh niên đảm bảo các nội dung về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gắn với các công trình, phần việc tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường trong ĐVTN như: xây dựng cầu giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình bạn, tuyến đường thắp sáng đường quê, đoạn đường cột cờ Tổ quốc, vận động người dân làm hàng rào, cột cờ trước nhà, phát hoang bụi rậm làm thông thoáng các tuyến đường giao thông… đã góp phần cùng với địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh đoàn đã tổ chức thực hiện công trình thanh niên xây dựng 01 cầu giao thông nông thôn, công trình cũng vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương là 1 trong 35 công trình thanh niên tiêu biểu “90 ngày tuổi trẻ cả nước thi đua chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
ĐVTN trò chuyện cùng trẻ em
Bên cạnh đó, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Sóc Trăng trong tham gia “Xây dựng văn minh đô thị”, các đơn vị đã tổ chức 200 buổi ra quân thực hiện “Ngày thứ bảy tình nguyện”, ra quân đồng loạt thực hiện”Ngày Chủ nhật xanh” (21/3), với hơn 17.000 ĐVTN tham gia, với các công trình, phần việc thanh niên thiết thực như: tham gia chỉnh trang đô thị, vệ sinh khu phố, bóc xóa các biển quảng cáo, rao vặt trái phép; xóa các điểm đen về môi trường, điểm đen về giao thông, trồng cây xanh; tổ chức các đội hình tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giữ gìn trật tự khu phố.
Mặt khác, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục quan tâm chỉ đạo đoàn cơ sở và đoàn trực thuộc triển khai phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Sáng tạo trẻ”, “Mỗi thanh niên 01 ý tưởng sáng tạo” trong các đối tượng đoàn viên, thanh niên. Theo đó, khuyến khích đoàn viên thanh niên đăng tải các ý tưởng sáng tạo, ý tưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động,… lên cổng thông tin ý tưởng sáng tạo của Trung ương Đoàn.
Ngoài ra, tiếp tục quan tâm triển khai phong trào “Sáng tạo trẻ” trong các đối tượng đoàn viên, thanh niên. Khuyến khích các ý tưởng nghiên cứu khoa học, hiến kế nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội.
Video đang HOT
Chị Võ Kim Chuyền, Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng thăm hỏi cụ già
Chị Võ Kim Chuyền – Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng đề nghị trong thời gian tới, tiếp tục bám sát chủ đề đề 2021 “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”, để từ đó xác lập những chương trình, kế hoạch phù hợp, góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên, thúc đẩy tạo ra những kết quả đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội là yêu cầu tất yếu, nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong năm 2021.
Đồng thời, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn gắn với việc triển khai Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, cụ thể hoá các Nghị quyết của cấp ủy đã ban hành thành những công việc thật cụ thể, có xác định trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu của địa phương, phân công trách nhiệm và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
Bên cạnh đó, tập trung tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện, gia tăng hàm lượng tri thức của thanh niên tham gia phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, tranh thủ các nguồn vốn vay hỗ trợ cho ĐVTN trong sản xuất, kinh doanh giúp thanh niên thoát nghèo bền vững.
Tỉnh đoàn Sóc Trăng tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể.
Dịp này, Tỉnh đoàn Sóc Trăng khen thưởng cho 12 tập thể và 26 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động Tháng thanh niên năm 2021.
Giao thông ĐBSCL ra sao sau 3 năm triển khai Nghị quyết 120?
Giai đoạn từ 2016-2021, Bộ GTVT đã triển khai đầu tư xây dựng 31 dự án, công trình giao thông với tổng mức đầu tư hơn 88.900 tỷ.
Quang cảnh hội nghị
Ngày 13/3, Cần Thơ diễn ra Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đột phá
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, việc ban hành Nghị quyết số 120 đã đánh dấu bước đột phá lớn trong tư duy, định hình chiến lược phát triển vì tương lai thịnh vượng, bền vững của ĐBSCL theo hướng tổng thể, tích hợp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường kết nối phát triển giữa các địa phương trong vùng, bảo đảm tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm thông qua cơ chế điều phối thống nhất.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương có báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 với nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến hạ tầng GTVT.
Theo Bộ GTVT, trong những năm qua, được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, nhiều công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng của vùng ĐBSCL đã hoàn thành.
Giai đoạn từ 2016-2021, Bộ đã triển khai đầu tư xây dựng 31 dự án, công trình giao thông với tổng mức đầu tư hơn 88.900 tỷ.
Trong đó, 14 dự án đã hoàn thành như tuyến N2 nối Cao Lãnh-Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án cầu Cổ Chiên, Cao Lãnh, Vàm Cống, Hòa Trung, Mỹ Lợi..., nâng cấp QL50, QL60, QL53, 57, 30...; nâng cấp 6 tuyến vận tải thủy chính kết nối TP.HCM và Đông Nam Bộ với vùng ĐBSCL đạt chuẩn tắc luồng, hoàn chỉnh Luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu và tuyến Kênh Chợ Gạo với tổng mức đầu tư là 40.494 tỷ,...
Tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi
14 dự án đang triển khai thực hiện như cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi,... và 3 dự án đang chuẩn bị triển khai với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ.
Bộ GTVT đánh giá, các dự án được đầu tư và đưa vào khai thác đã thực sự phát huy hiệu quả, đều là những dự án động lực, quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; các giải pháp đầu tư đã chú trọng đến thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo ổn định bền vững.
Để tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giao thông vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến sẽ phân bổ khoảng 388 nghìn tỷ đồng cho vùng, hoàn thành một số công trình trọng điểm như: thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau; các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết vùng và một số tuyến QL.
Liên kết, cùng phát triển
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu kiến nghị ĐBSCL đã kiến nghị cần phải xây dựng, thực hiện các dự án lớn, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, thích ứng với biến đổi khí hậu để tạo ra chuyển đổi quy mô lớn, có tính chất liên vùng, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư tỉnh Kiên Giang cho biết, qua 3 năm thực hiện, địa phương đã đạt được những kết quả bước đầu đặc biệt là nông, lâm nghiệp, thủy sản; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải. Tuy nhiên, địa phương này nhận thấy vẫn còn một số khó khăn, thách thức, hạ tầng giao thông vẫn là "điểm nghẽn" trong phát triển của vùng.
Từ thực tiễn địa phương, ông Đỗ Thanh Bình xin đề xuất, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi và dịch vụ logistics, đáp ứng yêu cầu phát triển cho vùng.
Tương tự, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đánh giá, qua 3 năm triển khai Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các giải pháp triển khai đúng hướng "thuận thiên". Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, những kết quả đạt được đó vẫn còn ở khá xa so với những mục tiêu tầm cỡ mà Nghị quyết đã đề ra.
Đại diện lãnh đạo tỉnh này đề xuất, 13 tỉnh thành ĐBSCL cần nhìn về một hướng, bỏ qua các vấn đề "xung đột lợi ích", chủ động trong hợp tác, liên kết với nhau với phương châm "muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau".
"Nhiều dự án giao thông trọng điểm của Khu vực đang được Chính phủ dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025, đây chắc chắn là cú hích quan trọng giúp phát triển kinh tế của khu vực.
Tuy nhiên, kiến nghị Chính phủ tính toán các phương án đầu tư, phương án hướng tuyến các cao tốc để đảm bảo hiệu quả khai thác và hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong khu vực. Đồng thời, Bộ GTVT đưa ra lộ trình đầu tư, cam kết tiến độ dự án cụ thể, làm cơ sở các địa phương tính toán đầu tư hệ thống giao thông kết nối, nhằm khai thác tối đa hiệu quả các tuyến cao tốc đi qua địa bàn", Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kiến nghị.
Triều cường cao nhất trong 5 năm khiến Bạc Liêu thành biển nước Trong 2 ngày qua, nhất là sáng nay 2/11, tại các xã, phường giáp biển của tỉnh Bạc Liêu bị ngập nước sâu do ảnh hưởng nặng đợt triều cường, nước biển dâng cao. Tại Trung tâm thành phố Bạc Liêu, triều cường dâng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người dân. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Pháp...