Khối EU cam kết chia sẻ thông tin tình báo sau vụ khủng bố Brussels
Các nước EU đang gấp rút đẩy mạnh việc nhất trí chia sẻ thông tin tình báo để đối phó với các vụ tấn công khủng bố tương tự như ở Brussels và Paris.
Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ các nước Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (24/3) kêu gọi nhanh chóng nhất trí về kế hoạch chia sẻ thông tin tình báo chiến lược sau loạt vụ đánh bom liều chết ở Brussels hồi đầu tuần làm ít nhất 31 người chết và 270 người bị thương.
Đặc nhiệm Đức. Ảnh: DPA.
Việc hợp tác an ninh, chia sẻ thông tin giữa các nước Liên minh châu Âu đã bộc lộ những điểm không tương xứng khi vụ khủng bố ở Bỉ xảy ra chỉ 4 tháng sau loạt vụ tấn công ở Paris tháng 11/2015 làm 130 người thiệt mạng.
Nhiều quan chức trong Liên minh châu Âu, bao gồm quan chức hai cường quốc đi đầu là Pháp và Đức, vẫn giữ những thông tin tình báo chiến lược cho riêng mình dù về mặt công khai họ tuyên bố sẵn sàng chia sẻ những thông tin này.
Nhu cầu chia sẻ thông tin hành khách
Video đang HOT
Tại một cuộc họp khẩn sau loạt vụ tấn công ở Brussels, các quan chức Liên minh châu Âu đã thừa nhận rằng, các nước thành viên không thể tiếp tục giữ kín những thông tin có thể cứu mạng nhiều người, ví dụ như thông tin về hành khách trên các chuyến bay.
Bộ trưởng Nội vụ Hà Lan, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu, ông Ronald Plasterk cho biết: “Điều này nhấn mạnh sự cần thiết là chúng ta phải trao đổi thông tin mau lẹ hơn trước đây. Chúng ta cần phải thực hiện Hồ sơ tên hành khách (PNR) và cần phải thúc đẩy việc hoàn thành khuôn khổ pháp lý chống khủng bố.”
Cũng tại cuộc họp này, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã bày tỏ sự thất vọng vì Nghị viện Liên minh châu Âu (EP) vẫn chưa bỏ phiếu thông qua việc lập Hồ sơ tên hành khách dù đã có một thỏa thuận không chính thức giữa Nghị viện, Ủy ban và Hội đồng châu Âu về vấn đề này tháng 12/2015.
Hồ sơ tên hành khách là một cơ sở dữ liệu gồm tên, ngày tháng đi lại, hành trình, chi tiết vé máy bay, chi tiết liên lạc, đại lý du lịch, phương thức thanh toán, số ghế và thông tin hành lý của từng người. Ủy ban châu Âu đã đấu tranh gần 5 năm qua cho một dự luật trao quyền để lực lượng an ninh các nước trong khối tiếp cận kho dữ liệu hành khách các chuyến bay trong châu lục này.
Tranh cãi về quyền riêng tư
Nhưng đến nay châu Âu vẫn tranh cãi về vấn đề chia sẻ thông tin hành khách do một bên cho rằng điều này vi phạm đời tư của công dân trong khi bên kia đặt ra yêu cầu khai thác dữ liệu khách hàng để bảo vệ người dân khỏi nguy cơ bị khủng bố.
Thực tế, cảnh sát nhiều nước châu Âu đã thu thập những thông tin hành khách đi lại trong khối và các nước thành viên đã chia sẻ với nhau cũng như với các nước bên ngoài nhưng việc thiếu một hệ thống quy chuẩn chung về dữ liệu bị coi là một nút thắt trong hệ thống an ninh thông suốt của khối này.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ các nước Liên minh châu Âu cũng kêu gọi tăng cường thông tin tình báo nói chung và thúc đẩy thực thi các biện pháp đã được nhất trí về mặt nguyên tắc như kiểm soát biên giới, kiểm tra nhận dạng để ngăn chặn việc sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo hoặc buôn bán chất hóa học có thể chế tạo bom.
Liên quan đến loạt vụ tấn công khủng bố ở Brussels. Cảnh sát Bỉ vừa bắt giữ 6 đối tượng tình nghi có liên quan.
Đêm qua theo giờ Việt Nam, Bỉ đã quyết định hạ một bậc cảnh báo nguy cơ khủng bố xuống mức cao thứ hai, nghĩa là mối đe dọa vẫn nghiêm trọng nhưng ít nguy cơ xảy ra hơn.
Kể từ sáng nay (25/3), 38 đường của hệ thống tầu điện ngầm ở thủ đô Brussels bắt đầu hoạt động trở lại từ từ 7h đến 19h nhưng việc khôi phục hoàn toàn hệ thống tầu điện ngầm phải đợi thêm vài ngày nữa.
Trong khi đó, trên trang mạng xã hội chính thức của sân bay Brussels đăng thông báo, sân bay này vẫn chưa thể tiếp nhận bất cứ chuyến bay chở khách nào ít nhất là cho đến thứ hai tuần tới do vụ đánh bom hôm 22/3 vừa qua làm hư hỏng nặng sảnh nhà ga đi của sân bay này./.
Diệu Hương Theo Reuters
Theo_VOV
Ba Lan từ chối tiếp nhận người tị nạn sau vụ tấn công ở Brussels
Ba Lan cho rằng, vụ tấn công ở Brussels đã cho thấy những yếu kém của hệ thống an ninh EU nên nước này tạm thời sẽ không tiếp nhận người tị nạn.
Người phát ngôn chính phủ Ba Lan Rafal Bochenek hôm qua (23/3) cho biết, nước này hiện không thể tiếp nhận bất cứ người tị nạn nào, sau vụ tấn công khủng bố tại Brussels của Bỉ.
Người tị nạn ở châu Âu (Ảnh minh họa/Getty)
Trong buổi họp báo tại Warsaw, ông Bochenek nói rằng, vụ tấn công chết người ở Brussels đã chứng tỏ hệ thống an ninh của Liên minh châu Âu không làm việc hiệu quả, do đó, Ba Lan không thể tiếp nhận bất cứ người di cư và tị nạn nào ở thời điểm này.
Ông cũng cho biết, những người đến từ Trung Đông và Bắc Phi sẽ bị kiểm tra chặt chẽ hơn để chắc chắn giấy tờ của họ là hợp pháp. Ông cũng nhấn mạnh, cho đến khi các mối rủi ro an ninh liên quan đến dòng người di cư được loại bỏ, thì Ba Lan vẫn phải đặt an ninh quốc gia lên hàng đầu.
Chính phủ tiền nhiệm của Ba Lan đã đồng ý tái bố trí gần 7.000 người tị nạn. Nhóm đầu tiên dự kiến đến nước này trong năm 2016. Trong tháng 1/2016, chính phủ đương nhiệm cũng tuyên bố sẽ thực hiện cam kết này. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được cân nhắc lại sau loạt vụ tấn công ở Brussels./.
Thùy Linh Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Bỉ đã phớt lờ cảnh báo về kẻ khủng bố Brussels Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chỉ trích chính quyền Bỉ không chịu nghe lời cảnh báo của nước này về việc Ibrahim El Bakraoui, một trong những kẻ khủng bố hôm 22.3 là phần tử thánh chiến. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Theo Tổng thống Erdogan, tên khủng bố Ibrahim El Bakraoui đã tới Syria và...