“Khơi” được sức dân, Mường Cơi rộng mở nhiều con đường
Nhờ biết cách khơi gợi sức dân trong làm đường giao thông nông thôn, đến nay, xã Mường Cơi ( huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đã hoàn thành tiêu chí số 2 (tiêu chí giao thông) trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Hầu hết, các tuyến đường nội bản, liên bản trên địa bàn xã đã được bê tông hóa, cứng hóa…
Dồn toan lưc cho 4 tiêu chí con lai
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND xã Mường Cơi phấn khởi cho hay: “Sau nhiều năm phấn đấu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự chung tay góp sức của người dân, đến thời điểm này, xã Mường Cơi đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM. Xã đang dồn sức thực hiện nốt 4 tiêu chí còn lại để cán đích NTM vào cuối năm nay. Khó thực hiện như tiêu chí giao thông, đến nay xã cũng đã hoàn thành”.
Nhân dân xã Mường Cơi tham gia bê tông hóa đường nội bản. Ảnh: Lò Thái
“Đang đi trên đoạn đường đẹp lại đến đoạn đường xấu, tâm lý ai cũng cảm thấy khó chịu. Chính điều đó đã thôi thúc, tạo động lực để người dân góp tiền của, công sức hoàn thiện cả tuyến đường”.
Theo ông Hải, phong trào xây dựng NTM ở xã Mường Cơi đã và đang phát triển rộng khắp các bản, được người dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia, chứ không còn èo uột, rời rạc như những năm đầu triển khai. Cũng nhờ đó, diện mạo của xã đã có sự thay đổi nhanh chóng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện. Sự thay đổi rõ nét nhất phải kể đến đó là mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn xã.
“Năm 2013, tức là sau gần 4 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Mường Cơi vẫn chưa đạt được chỉ tiêu nào trong tiêu chí giao thông. Trong tổng số hơn 20km đường trục bản mới chỉ có hơn 0,5km được cứng hóa..” – ông Hải nhớ lại.
Tuy vậy, việc thực hiện tiêu chí giao thông đối với xã Mường Cơi không dễ dàng chút nào. Khó khăn là vậy, nhưng trong “cái khó ló cái khôn”, cấp ủy, chính quyền xã Mường Cơi đã đưa ra cách làm độc đáo và hiệu quả cao, đó là làm theo kiểu “nhỏ giọt”, tức là làm trước một đoạn đường ngắn.
Được Nhà nước hỗ trợ ximăng, cán bộ, đảng viên trong xã chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, bà con lối xóm nơi mình sinh sống, đóng góp cát, sỏi, công sức làm trước một đoạn đường nội bản.
Khơi nguồn lưc trong dân
Theo ông Hà Văn Phương – Bí thư Đảng ủy xã Mường Cơi, cách làm đường giao thông nông thôn theo kiểu “nhỏ giọt” đã khơi được nguồn lực trong dân. Vào thời điểm cuối năm trước, xã Mường Cơi lại chỉ đạo các bản đăng ký thực hiện các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM nói chung, tiêu chí giao thông nói riêng trong năm sau.
Video đang HOT
Theo ông Phương, cũng chính từ cách làm đó đã tạo nên sự đua tranh, học hỏi giữa bản nọ với bản kia, thúc đẩy phong trào làm đường nội bản phát triển sôi nổi, rộng khắp. Có nhiều đoạn đường nội bản, vì chưa đăng ký thực hiện nên không được hỗ trợ xi măng, người dân trong bản đã tự bàn nhau góp tiền mua xi măng, cát, sỏi để làm đường.
Điển hình như tuyến đường liên bản từ Quốc lộ 37 vào 3 bản Văn Tân, Tân Cơi và bản Kiềng. Người dân 3 bản đã góp tiền của, công sức để làm đoạn đường chung từ Quốc lộ 37 vào tới ngã ba của 3 bản. Tiếp theo, đoạn đường từ ngã 3 rẽ vào bản nào thì bản đấy làm. Điều này cho thấy tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng của người dân trong xã.
Nhờ cách làm hay, đến nay hầu hết các tuyến đường trục bản của xã Mường Cơi đã được bêtông hóa, tỷ lệ đường ngõ xóm đã cứng hóa đạt hơn 84%. Nhiều tuyến đường nội đồng cũng được cứng hóa với sự tham gia tích cực của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của xã phát triển.
Theo Danviet
Da trâu muối chua và vô số đặc sản ngon và đẹp ngây ngất nhất Sơn La
Các loại dược liệu, mật ong rừng, vải thổ cẩm... và vô số các sản phẩm đặc sắc khác của vùng núi Tây Bắc được trưng bày, chào bán tại Hội chợ triển lãm thương mại Sơn La, thu hút sự quan tâm của hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh.
Từ ngày 6.5 đến ngày 12.5, tại thành phố Sơn La, Sở Công Thương Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Hội chợ triển lãm thương mại Sơn La năm 2019. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7.5.1959 - 7.5.2019).
Các đồ dùng, vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày như: Ép khẩu, gùi, túi xách thổ cẩm.. do chính tay bà con dân tộc tự làm ra.
Quả Còn (được dùng trong trò chơi Ném còn) cũng được bày bán nhiều tại hội chợ.
Tham gia Hội chợ có 154 gian hàng, trong đó 54 gian hàng triển lãm giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và du lịch của các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Vĩnh Phúc...; 100 gian hàng thương mại trưng bày và bán các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Vừng đen ở Sơn La có đặc điểm là hạt nhỏ, có nhiều sọc vằn màu nâu, khác hẳn so với loại vừng đen ở dưới xuôi.
Hội chợ triển lãm thương mại Sơn La là hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá, giới thiệu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa và nông sản của tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh ở khu vực Tây Bắc nói chung ra thị trường trong và ngoài nước.
Da trâu muối chua, tương thối, chẩm chéo......là những loại gia vị đặc trưng trong mâm cơm của bà con Tây Bắc. Đây cũng là những sản phẩm được đông đảo du khách tìm mua khi đến hội chợ.
Du khách tới tham quan hội chợ được thỏa thích mua sắm các đặc sản của vùng cao Tây Bắc. Đặc biệt, hầu hết các sản phẩm bày bán tại hội chợ do bà con tự sản xuất hoặc tìm kiếm trên rừng nên đều cho chất lượng đảm bảo, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Đặc sản Rượu Cần của người vùng cao.
Những loại dược liệu được bà con tìm kiếm trong rừng.
Mật ong rừng thơm ngon, chất lượng cao được đóng vào các giỏ tre vừa làm nổi bật sản phẩm vừa tạo sự gần gũi với người tiêu dùng.
Những bộ sắc phục rực rỡ của các dân tộc Thái, Mông, Lào...... là điểm quan tâm của rất nhiều người dân, đặc biệt là các bà con người dân tộc.
Các loại nông sản chủ lực của thành phố,huyện, xã trong tỉnh Sơn La được lựa chọn để bày bán tại hội chợ.
Khách thích thú khi được tận tay lựa chọn những sản phẩm tươi, ngon, sạch của vùng cao.
Các loại gạo đặc sản nổi tiếng thơm, dẻo của huyện Phù Yên được bày bán, giới thiệu tại hội chợ.
Anh Nguyễn Công Thịnh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: "Tôi thấy hội chợ này rất hấp dẫn, có nhiều sản phẩm đa dạng, đặc sắc được bày bán, từ quần áo, đồ gia dụng đến thực phẩm. Ấn tượng nhất là các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của các huyện, xã. Tôi đã mua rất nhiều mật ong rừng, măng rừng, ...để về làm quà biếu người thân."
Theo Danviet
"Săn" lộc rừng mập u ú, nhú từ dưới đất trồi lên nhọn hoắt Chúng tôi có mặt ở bản Bãi Đu, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La khi người dân ở đây chuẩn bị vào rừng đào măng ngọt-lộc rừng mập u ú nhú từ dưới đất lên Anh Bàn Văn Thu cho biết: "Mỗi năm vào dịp cuối tháng giêng - đầu tháng hai âm lịch, bà con lại đi lên núi...