Khởi động Tuần lễ Tiêm chủng thế giới 2021
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới – được tổ chức hằng năm vào tuần cuối cùng của tháng Tư – nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vaccine để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi.
Nhân Tuần lễ Tiêm chủng thế giới, ngày 26/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Liên minh vaccine toàn câu Gavi đã nêu bât sư cấp thiết phải đôi mơi cam kêt toàn câu nhăm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vaccine, trong bối cảnh hàng triệu trẻ em vẫn dễ bị mắc các bệnh chết người dù các dịch vụ tiêm chủng đã bắt đầu phục hồi sau những gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 cho tình nguyện viên tại Detroit, bang Michigan, Mỹ ngày 5/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Vaccine sẽ giúp chúng ta chấm dứt đại dịch COVID-19, nhưng chỉ khi chúng ta đảm bảo sự tiếp cận công bằng cho tất cả các quốc gia và xây dựng hệ thống mạnh mẽ để cung cấp chúng. Nếu chúng ta muốn ngăn chặn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh đe dọa tính mạng như sởi, sốt vàng da và bạch hầu, chúng ta phải đảm bảo các dịch vụ tiêm chủng thông thường được bảo vệ ở mọi quốc gia trên thế giới”.
Một cuộc khảo sát của WHO cho thấy mặc dù tình hình đã cải thiện hơn so với năm 2020, nhưng vẫn có khoảng 37% số quốc gia được hỏi báo cáo rằng công tác tiêm chủng thông thường của họ bị gián đoạn. Theo dữ liệu mới, 60 trong số các chiến dịch tiêm chủng này hiện đang bị hoãn lại ở 50 quốc gia, khiến khoảng 228 triệu người – chủ yếu là trẻ em – có nguy cơ mắc các bệnh như sởi, sốt vàng da và bại liệt. Hơn một nửa trong số 50 quốc gia bị ảnh hưởng là ở châu Phi, càng khoét sâu tình trạng bất bình đẳng kéo dài trong việc người dân được tiếp cận các dịch vụ tiêm chủng quan trọng. Đăc biêt, các chiến dịch phòng chống dịch sởi chiếm 23 trong số các chiến dịch bị hoãn lại, ảnh hưởng đến khoảng 140 triệu trẻ. Nhiều trẻ hiện đã bị hoãn tiêm chủng trong hơn một năm.
Video đang HOT
Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore lưu ý ngay cả trước đại dịch COVID-19, đã có những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy thê giơi đã dân thụt lùi trong cuộc chiến chống lại các căn bênh có thể phòng ngừa được ở trẻ em, với 20 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các đợt tiêm chủng quan trọng. Đại dịch COVID-19 đã làm cho tình hình tồi tệ hơn, khiến hàng triệu trẻ em không được tiêm chủng. Bà Fore cho răng các nước cân phải duy trì các chương trình tiêm chủng nhăm giúp mọi trẻ em phòng tránh các căn bênh sơi, bại liêt và các căn bênh khác, nhân mạnh “chúng ta không có thời gian để lãng phí”.
Vê phân mình, Giám đốc điều hành Gavi Seth Berkley cảnh báo hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới có nguy cơ không được tiêm chủng các loại vaccine phòng bệnh cơ bản. Để hỗ trợ đà phục hồi sau COVID-19 và ngăn ngừa các đại dịch trong tương lai, thê giơi sẽ cần đảm bảo công tác tiêm chủng định kỳ. Điêu này đòi hỏi sư đoàn kêt của công đông quôc tê, sự phối hợp giữa các cơ quan phát triển, chính phủ và tổ chức xã hội để “đảm bảo rằng không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”.
Để đối phó với những thách thức này và hỗ trợ tiến trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, ngày 26/4, WHO, UNICEF, Gavi và các đối tác khác đã khởi động Chương trình Tiêm chủng 2030 (IA2030), một chiến lược toàn cầu mới đầy tham vọng nhằm tối đa hóa tác dụng phòng bênh của vaccine thông qua các hệ thống tiêm chủng mạnh mẽ hơn. Chương trình nghị sự tập trung vào tiêm chủng trong suốt cuộc đời, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên và tuổi lớn hơn. Nếu được thực hiện đầy đủ, chương trình này sẽ ngăn chăn đươc khoảng 50 triệu ca tử vong, 75% trong số đó là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới – được tổ chức hằng năm vào tuần cuối cùng của tháng Tư – nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vaccine để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới. Do gián đoạn vì đại dịch COVID-19, trong năm 2020, UNICEF chỉ phân phối 2,01 tỷ liều vaccine, giảm so với con sô 2,29 tỷ vào năm 2019.
UNICEF đảm bảo năng lực chuyển chở 850 tấn/tháng liên quan tới phân phối vaccine ngừa COVID-19
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết trong năm 2021, mỗi tháng cơ quan này có thể vận chuyển tới 850 tấn hàng hóa - bao gồm vaccine ngừa COVID-19 và trang thiết bị bảo quản đi kèm - tới 82 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp, nếu sẵn có một lượng vaccine như vậy.
Một loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Sinovac được giới thiệu tại Hội chợ quốc tế về thương mại và dịch vụ Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 6/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo trên được đưa ra trong bản đánh giá mới của UNICEF, công bố ngày 18/12. Đánh giá là một phần trong quy trình mua và vận chuyển vaccine COVID-19 tới các nước nghèo theo Cơ chế Tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX - một sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vaccine (Gavi), Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) khởi xướng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vaccine phòng bệnh COVID-19.
Thông cáo báo chí, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore khẳng định đây là một khối lượng công việc khổng lồ và mang tính lịch sử, nhưng tổ chức này sẵn sàng đảm nhận.
Đánh giá của UNICEF đã xem xét năng lực vận chuyển bằng đường hàng không và đường bộ để hiểu rõ hơn các thách thức, khó khăn khi vận chuyển vaccine trong năm 2021. Kết quả cho thấy các hãng hàng không thương mại có khả năng vận chuyển vaccine đến tất cả 92 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp trong số 190 nền kinh tế tham gia COVAX. Chi phí ước tính cho công việc này là khoảng 70 triệu USD.
So sánh khối lượng hàng liên quan tới vận chuyển vaccine nói trên với các tuyến đường chở hàng và thương mại trên toàn cầu, UNICEF cũng thấy rằng năng lực của ngành vận tải hàng không hiện nay có thể đáp ứng được nhu cầu về vaccine của khoảng 20% dân số ở phần lớn 92 nước nói trên. Dự kiến vaccine COVID-19 sẽ được ưu tiên vận chuyển trên các chuyến bay thương mại hiện có và các chuyến bay vận tải cũng như huy động một số phương tiện vận tải khác tới các nước nhỏ hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận.
UNICEF đang làm việc với các hãng hàng không và ngành logistics để được ưu tiên vận chuyển vaccine đi khắp thế giới.
Vấn đề tài chính cũng rất quan trọng. UNICEF kêu gọi các nước quyên góp 410 triệu USD để hỗ trợ chi phí vận chuyển vaccine, thuốc điều trị và các công cụ chẩn đoán trong năm 2021. Ngoài ra, UNICEF ước tính cần 133 triệu USD để đảm bảo các vấn đề về hậu cần liên quan đến bảo quản vaccine tại 92 nước nghèo nhất thế giới.
Theo thông tin mới nhất, COVAS đã tiếp cận được gần 2 tỷ liều vaccine, cao gấp đôi so với khả năng cung ứng của chương trình này, với lô hàng đầu tiên dự kiến được phân phối trong quý I/2021.
COVAX đặt mục tiêu phân phối 1,3 tỷ liều vaccine đã được phê chuẩn cho 92 nền kinh tế có mức thu nhập thấp và trung bình vào năm 2021. Toàn bộ 190 nền kinh tế đã đồng ý tham gia chương trình này sẽ tiếp cận được vaccine trong 6 tháng đầu năm 2021, với lô hàng đầu tiên bắt đầu được phân phối trong quý I/2021. Điều này phụ thuộc vào việc phê chuẩn và khả năng sẵn sàng phân phối vaccine của các nước.
Tổng giám đốc WHO: Thế giới có thể bắt đầu mơ đại dịch kết thúc Tổng giám đốc WHO tuyên bố kết quả tích cực từ các thử nghiệm vaccine nghĩa là "thế giới có thể bắt đầu mơ về kết thúc đại dịch" Covid-19. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra thông điệp khả quan về Covid-19 trong bài phát biểu trước phiên họp cấp cao đầu tiên của...