Khởi động dự án ‘Triển khai hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp WIPO IPAS’
Việc triển khai Hệ thống WIPO IPAS tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; kết nối hệ thống quản trị đơn của Cục SHTT với Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), tạo thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu với các cơ quan SHTT khác cũng như cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp cho công chúng.
Lễ khởi động “Triển khai hệ thống quản trị đơn SHCN WIPO IPAS” do Cục SHTT tổ chức chiều 1/11
Chiều 1/11, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã tổ chức Lễ khởi động dự án “Triển khai hệ thống quản trị đơn SHCN WIPO IPAS”.
Phát biểu tại Lễ khởi động, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho biết: Sau quá trình chuẩn bị vừa qua, đến nay là giai đoạn triển khai. Dự kiến theo kế hoạch đến hết quý I/2020 sẽ xong toàn bộ hạng mục của dự án. Theo đó, giai đoạn đầu của dự án sẽ triển khai hệ thống để áp dụng cho việc xử lý đơn kiểu dáng công nghiệp và các thủ tục liên quan như nhập dữ liệu, tra cứu, thẩm định, cấp bằng, công bố, thủ tục sau cấp bằng, khiếu nại…các tính năng thống kê báo cáo.
Ông Đinh Hữu Phí cho biết thêm: Tính đến thời điểm hiện nay, Cục đã chuẩn bị được một số hạng mục như hạ tầng, dữ liệu, đội ngũ cán bộ. Cục đã trình Bộ Khoa học & Công nghệ xin chủ trương thực hiện dự án công nghệ thông tin có tên “Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của Cục”, dự kiến quý II/2020 sẽ hoàn thành. Dự án này sẽ tập trung vào thực hiện các hạng mục về hạ tầng và dữ liệu, phần mền tùy biến. Ngoài ra, Cục đang tích cực triển khai các công việc khác chuẩn bị trang thiết bị, nguồn nhân lực,…
Ông Đinh Hữu Phí bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của WIPO trong chuyển giao kỹ thuật và đào tạo cán bộ từ chuyên gia, hỗ trợ về kinh phí để Cục có đội ngũ cán bộ vận hành khai thác tốt WIPO IPAS. Đồng thời, Cục sẽ dành mọi nguồn lực để thực hiện tốt dự án bởi đây là dự án được xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của Cục.
Tại buổi làm việc, ông Wiliam Meredith, Trưởng phòng, phòng giải pháp vận hành Cơ quan SHTT WIPO báo cáo kế hoạch tổng thể và các mốc, các sự kiện lớn trong thời gian tới. Để triển khai dự án giai đoạn đầu, các chuyên gia của WIPO đã cùng Cục lập lịch, ngày tháng và danh mục công việc cụ thể. Chuyên gia và Trung tâm công nghệ thông tin (đã thành lập đến hết tháng 3/2019) sẽ tiếp tục phổ biến, và phối hợp với các cán bộ đối tác để triển khai thực hiện các công việc như: đào tạo người dùng và cán bộ kỹ thuật; chuyển đổi dữ liệu, cần kiểm tra, xác nhận của người dùng; Phân tích, lập quy trình nghiệp vụ, áp quy trình lên hệ thống WIPO IPAS bằng công cụ IPAS Desiner,…Tích hợp hệ thống. Dự kiến Việt Nam sẽ cùng WIPO tổ chức hội thảo thường niên WIPO – ASEAN về công nghệ thông tin vào tháng 10/2019.
Đặc biệt, tại Lễ khởi động, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và ông Wiliam Meredith, trưởng phòng, phòng giải pháp vận hành Cơ quan SHTT WIPO đã bấm nút khởi động dự án.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 24/9/2018, nhân dịp tham dự Kỳ họp lần thứ 58 Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Đoàn công tác của Việt Nam đã có buổi chào xã giao Tổng giám đốc WIPO. Trong khuôn khổ buổi làm việc, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí và Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry đã ký Thỏa thuận hợp tác về việc triển khai Hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Theo Thỏa thuận hợp tác này, WIPO sẽ cung cấp miễn phí và hỗ trợ triển khai phần mềm quản trị đơn sở hữu công nghiệp (WIPO IPAS) tại Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và dữ liệu để có thể vận hành phần mềm này. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ cũng sẽ cung cấp một số thông tin sở hữu công nghiệp được trích xuất từ hệ thống cho WIPO khi Hệ thống đã đi vào vận hành. Dự án này dự kiến được triển khai từ năm 2018 và kết thúc vào năm 2020. Hệ thống WIPO IPAS được cho là có nhiều ưu điểm nổi trội so với hệ thống quản trị hiện đang vận hành tại Cục Sở hữu trí tuệ ví dụ như khả năng điều chỉnh linh hoạt hơn, giao diện thân thiện hơn, phù hợp với các chuẩn quốc tế và dễ dàng kết nối với các công cụ sẵn có khác của WIPO,…
Theo Báo Mới
Nóng chuyện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nông sản
Làm thế nào để đẩy mạnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nông sản? Vai trò Hội Nông dân ra sao trong việc bảo hộ này? Đây là những nội dung được bàn luận tại Hội thảo bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp Việt Nam diễn ra 31.10 tại TP.Hồ Chí Minh, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ KH-CN tổ chức.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi cần thiết phải xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho nông sản Việt "ngay bây giờ hoặc không bao giờ". Điều đó đã cho thấy, việc bảo hộ quyền SHTT nông sản đang cấp bách hơn bao giờ hết.
Bị cướp quyền SHTT rất dễ
Quang cảnh buổi Hội thảo bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp Việt Nam diễn ra 31.10 tại TP.HCM. Ảnh: T.Đ
Nổ phát súng đầu tiên tại buổi hội thảo, GS.TS Võ Tòng Xuân - Viện Lúa ĐBSCL cho rằng, ở Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ quyền SHTT như hiện nay thì đến Bill Gate "cũng phải thua, phải nghèo"! GS Xuân cho đây là "nạn cướp quyền SHTT".
"Nông dân, doanh nghiệp làm ra sản phẩm nông nghiệp nhưng không ai bảo vệ, thậm chí cả các cơ quan chức năng. Quá dễ để các đối tượng khác ăn cắp thương hiệu sản phẩm", GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết.
Tổng Giám đốc Công ty Phúc Sinh Phan Minh Thông bức xúc, công ty ông đã từng phải mất 5 năm khởi kiện một công ty khác đã đánh cắp nhãn hiệu một sản phẩm nông nghiệp của công ty mình. "Đăng ký đã khó, giữ vững thương hiệu càng khó hơn. Vì vậy, phải đăng ký ngay bảo hộ quyền SHTT khi xây dựng thương hiệu", ông thổ lộ.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An Ngô Thanh Tuyền cho biết, vừa rồi một nông dân trên địa bàn sản xuất được máy phun vôi. Tưởng đi đăng ký bảo hộ quyền SPTT thì ngay sau đó ông ta đã bán cái máy này. "Ông ấy không dám giữ lại vì sợ người khác đánh cắp mẫu mã ngay", ông Tuyền chia sẻ.
Đại diện Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang có ý kiến về việc bảo hộ quyền SHTT nông sản của nông dân.
Thật ra, hiện nay việc xin các cơ quan chức năng đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông sản không phải dễ.
Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn cho biết, một nông dân nuôi vịt trời ở Bắc Giang mất 2 năm xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm vịt trời. Hoặc, một nông dân ở TP.HCM mất 3 năm xin đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm ớt để xuất khẩu. Cả hai trường hợp này, cho đến nay vẫn chưa có kết quả.
Vai trò Hội Nông dân ở đâu?
Theo GS Võ Tòng Xuân, để đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu và bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp, một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay là xây dựng mối liên kết 4 nhà: Nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà nước, nhất là 2 nhà: Doanh nghiệp với nông dân. Ông Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) cũng đồng tình với ý kiến này.
Theo GS Xuân, nếu doanh nghiệp và nông dân làm đúng quy trình sản xuất sẽ cho ra sản phẩm nông nghiệp tốt, rồi xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ quyền SHTT nông sản tránh việc bị đánh cắp. Từ đây GS Xuân đề xuất, Hội Nông dân cần tìm kiếm những doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính, đầu ra tốt để liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Ông Xuân cũng cho rằng, Hội cần đẩy mạnh việc vận động nông dân "dồn điền, đổi thửa" nhằm tạo ra những cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, hiện Việt Nam có khoảng 1/3 hộ nông dân (3 triệu hộ) thuộc diện nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. "Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chưa có cuộc khảo sát nên chưa biết có bao nhiêu hộ trong số này có bao nhiêu sản phẩm nông nghiệp đã đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý... nhưng chắc chắn, những nông dân này rất mong được nhà nước bảo hộ quyền SHTT", ông Sơn nói.
Trưởng ban Tuyên huấn (Trung ương HND Việt Nam) Nguyễn Hồng Sơn (bìa trái) chia sẻ về vai trò Hội Nông dân trong việc bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp của nông dân.
Cũng theo ông Sơn, thời gian qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng đã đưa nhiều nông dân ra nước ngoài học kinh nghiệp làm thương hiệu nông sản, cũng như vận động nông dân hiểu được giá trị xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ quyền SHTT... Tuy nhiên, ông Sơn cũng thừa nhận, dù Trung ương Hội nỗ lực nhiều để giúp nông dân nhưng hiệu quả chưa tương xứng do gặp nhiều khó khăn.
"Thời gian tới, các cấp Hội phải có nhiệm vụ đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ nông dân trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, các dịch vụ, khoa học kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng chất lượng, vận động nông dân vào HTX, nhóm ngành, nghề; tạo điều kiện cho nông dân đăng ký bảo hộ quyền SHTT, nhãn hiệu nông sản", ông Sơn cho biết.
Theo Danviet
Nuôi gà trên đồi, mỗi năm người dân Yên Thế thu tới 1.200 tỷ Huyện Yên Thế (Bắc Giang) hiện có khoảng 3,3 triệu con gà, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 12 - 14 triệu con, mang lại giá trị sản xuất khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Những năm qua, chính quyền địa phương và ngành chức năng chú trọng chăn nuôi gà đồi theo hướng bền vững, từ đó phát huy thương hiệu, ngăn...