Khởi động dự án thương mại đầu tiên chuyển đổi thành nhà ở xã hội
Ngày 1/6 tại huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã diễn ra lễ động thổ Dự án Khu nhà ở xã hội Sunny Garden City. Đây là dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chuyển đổi thành nhà ở xã hội đầu tiên chính thức khởi động trên cả nước.
Tiền thân là dự án nhà ở thương mại, UBND thành phố và Bộ Xây dựng đã chấp thuận cho phép chuyển đổi từ dự án chuyển đổi thành dự án nhà ở xã hội.
Dự án thương mại được chuyển đổi thành nhà ở xã hội đầu tiên cả nước chính thức khởi động
Video đang HOT
Đây cũng là dự án đầu tiên chuyển đổi được động thổ trên cả nước kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Khu nhà ở xã hội Sunny Garden City có diện tích hơn 10ha có tổng mức đầu tư dự kiến 350 tỷ đồng, cung cấp 500 căn hộ với diện tích từ 30m2 đến 70m2/căn, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2015. Theo chủ đầu tư, mức giá thành dự kiến thấp nhất chỉ khoảng 250 – 300 triệu đồng/căn.
Đáng chú ý, dự án nhà ở xã hội được xây dựng khi các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, giao thông của dự án đã được chủ đầu tư triển khai và bước đầu hoàn thiện. Một số khu tiện ích công cộng như: Khu thể thao, cây xanh, hồ điều hòa đã được hoàn thiện và đưa vào hoạt động, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có được môi trường sống ổn định.
Hiện trên toàn quốc có khoảng 50 chủ đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô 31.000 căn hộ, chủ yếu ở tại các đô thị lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam: “Phát triển nhà xã hội chính là một gói kích cầu đa mục tiêu mà cả người dân, doanh nghiệp và nhà nước đều có lợi. Chính sách này cũng được kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.”
Theo Dantri
Ăn nước ao cạnh đường ống nước Sông Đà
Chỉ cách đường ống nước Sông Đà không đầy 2km, thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vẫn phải dùng nước ao trong chính danh nông dân thành phố.
Dân làng ở đây chưa bao giờ biết đến nước sạch nhà máy, nước giếng khoan là nguồn "nước sạch" chủ động duy nhất họ dùng cho mọi sinh hoạt thường ngày. Nhưng, 3 năm trở lại đây giếng khoan cũng không còn nước. Xoay xở mọi cách, có những gia đình chi đến 70 triệu khoan giếng, song sâu trong lòng đất 70m nước vẫn không có đủ dùng. Thế là cái ao làng, trước chỉ để khoắng chân lúc đi làm đồng về nay trở thành nguồn cấp nước chính.
Hàng trăm vòi lớn bé từ nhà dân xổ ra cắm xuống ao hút nước, trong khi bên cạnh là con mương nước thải của thôn đang bốc mùi. Nỗi khổ, nguy cơ bệnh tật khi phải ăn nước ao tù của người dân Ngọc Than đã diễn ra nhiều năm, và cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết.
Thiết nghĩ, sự bàng quan đến vô tâm của chính quyền đã - đang - sẽ bắt người dân phải chịu đựng đến bao lâu nữa?
Đập ngay vào mắt khi đến thôn Ngọc Than là đường ống dẫn nước ao mắc chi chít trên cột điện.
Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.
Ở ao đình - nơi thả cá - hàng trăm đường ống lớn nhỏ cắm xuống mặt nước không mấy sạch, và nặng mùi khi gió quẩn. Mỗi khi tát ao, người ta lại xây giếng sâu xuống đáy ao, cắm ống xuống đó để lấy nước trong hơn.
Tình trạng phải dùng nước ao để sinh hoạt đã rộ lên khoảng 3 năm nay, khi nguồn nước giếng khoan trong lòng đất đã cạn.
Chị Nguyễn Thị Dung thôn Ngọc Than đang mang cát ra bờ ao rửa, sau đó bỏ vào bể ở nhà để lọc nước ao dùng sinh hoạt.
Người làng Ngọc Than thông ống, sửa lại các đầu rọ đã bị đất trét đặc khi cái nóng bắt đầu gay gắt.
Việc đi xin nước ăn ở đây xảy ra như cơm bữa.
Mặc dù nước ao được dùng để sinh hoạt, nhưng dân làng vẫn phải dùng nước vào những việc khác như rửa cuốc xẻng...
Dàn ống nước đua nhau thả xuống ao từ những nhà mặt đường.
Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.
Bờ ao là nơi người dân rửa ráy, tắm giặt...mọi thứ đều mang ra đây cả giống như cách sinh hoạt ở giếng làng các vùng quê.
Lũ trẻ vẫn tắm, các vòi nước vẫn sục xuống ao hút nước, và bên bờ bên kia là chuồng lợn với hệ thống xả nước trực tiếp ra ao.
Nếu thấy nước ven bờ chưa đủ trong, người ta sẽ cất công mắc dàn ống ra giữa ao cho "sạch sẽ". Thật cám cảnh!
Theo Dantri
Chuyện về cặp giường nóng, lạnh của "Công tử Bạc Liêu" Tại chùa Sà Lôn (hay còn gọi là chùa Chén Kiểu) ở Sóc Trăng hiện có lưu giữ hai cặp giường được cho là của "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Điều đặc biệt ở hai chiếc giường này là "trái cực" nhau, một chiếc nóng, một chiếc lạnh. Mới đây, PV Dân trí tìm đến chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm,...