Khởi động Dự án quản lý cảnh quan rừng bền vững tại Lâm Đồng và Đắk Nông
Ngày 3/6 tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “ Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh tuyên bố Khởi động Dự án.
Đây là Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), có trị giá 5 triệu euro, triển khai trong giai đoạn 2022-2026.
Tại hội thảo, đại diện của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã báo cáo tổng quan về Dự án gồm: Mục tiêu chính của Dự án nhằm tăng cường tính bền vững về môi trường, an sinh xã hội, khả năng chống chịu và thích ứng của hệ thống sản xuất nông nghiệp và các chuỗi cung ứng của vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường hệ sinh thái, bao gồm giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái ưu tiên, giảm phát thải khí nhà kính; cải thiện sinh kế cho nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các chuỗi giá trị nông lâm nghiệp và du lịch sinh thái; nâng cao tính bền vững trong sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua cải thiện các khâu như thực hành canh tác, tổ chức sản xuất và phát triển các chuỗi cung ứng minh bạch và giảm thiểu trung gian.
Dự án sẽ thí điểm cách tiếp cận cảnh quan không gian mất rừng tại 4 huyện Đắk Klong, Đắk R’lấp của tỉnh Đắk Nông cùng Di Linh và Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng với tổng vốn tài trợ không hoàn lại là 5 triệu euro, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ.
Ông Jesus Lavina, Tham tán thứ Nhất, Phó trưởng ban hợp tác của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thảo, ông Jesus Lavina, Tham tán thứ Nhất, Phó trưởng ban Hợp tác của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam mong muốn tiếp tục được thảo luận chuyên sâu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp cũng như các đối tác có mặt tại đây, nhằm góp phần quản lý, phát triển bền vững diện tích rừng hiện có, bảo vệ phục hồi rừng, tạo ra việc làm bền vững cho người dân, tạo ra các giá trị gia tăng cho các sản phẩm; tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội bao trùm; tăng diện tích che phủ rừng; giải quyết tình trạng mất rừng và độ che phủ rừng…
Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng Đại diện Thường trú văn phòng UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo.
Ông Patrick Haverman – Phó trưởng Đại diện Thường trú văn phòng UNDP tại Việt Nam đánh giá, dự án này là cách tiếp cận bao trùm về cách thức để phát triển rừng bền vững và không gây mất rừng tại khu vực Tây Nguyên. Hội thảo là cơ hội để mọi người kết nối, tìm hiểu thêm về các dự án tương tự mà các nước châu Âu đang hỗ trợ…
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chung khôi phục rừng Tây Nguyên ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phát triển rừng trong thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh, kế hoạch hành động của REDD của tỉnh; Việc hợp tác của các tổ chức quốc tế và sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện để triển khai Dự án tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông là rất cần thiết .
Kết thúc cuộc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, Bộ cùng các địa phương, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên cần xác định là còn rất nhiều việc phải làm đối với lĩnh vực lâm nghiệp. Phải có hành động rất cụ thể cho từng năm, cho từng giai đoạn. Từng hành động rất căn cơ, bài bản và thường xuyên có đánh giá, có điều chỉnh giải pháp để thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao cách tiếp cận của dự án, rất mới và toàn diện do UNDP và EU tài trợ. Mục tiêu là giữ được rừng, không để mất rừng nhưng tạo được sinh kế cho người dân, cho người sống với rừng, giữ rừng bằng những hoạt động sản xuất bền vững, tiên tiến và thông minh…
Giá cà phê hôm nay 29/9: Quay đầu tăng mạnh, nhiều cảnh báo nông dân Việt khi bước vào vụ thu hoạch mới
Giá cà phê hôm nay 29/9 trong khoảng 39.800 - 40.700 đồng/kg. Cà phê Arabica tăng 2,55% lên cao nhất 1 tháng qua, trong khi Robusta thêm 1,86%
Giá cà phê hôm nay 29/9: Quay đầu tăng mạnh, nhiều cảnh báo cho nông dân Việt khi bước vào vụ thu hoạch mới
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg. Tại huyện Ea Hleo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.600 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.500 đồng/kg ở Đắk Rlấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.500 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.500 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng 300 - 400 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 39 USD/tấn ở mức 2.160 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.145 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 4,95 cent/lb ở mức 198,6 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 5 cent/lb ở mức 201,45 cent/lb.
Giá cà phê thế giới tăng mạnh trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh của các quỹ đầu cơ trên 2 sàn. Kết thúc phiên, cà phê Arabica tăng thêm 2,55% trong khi Robusta thêm 1,86%. Giá cà phê trên sàn New Yorkk tăng cao nhất trong 1 tháng qua sau khi có thông tin một hãng tư vấn kinh doanh nhận định hàng tồn kho của Brazil đã giảm mạnh so với năm ngoái.
Còn trên sàn London cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục được duy trì, với khối lượng thương mại rất thấp trong tháng cuối cùng của niên vụ cà phê 2020/2021. Điều này phản ánh sự quan tâm và thận trọng hơn của nhà đầu tư trong bối cảnh phải chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và cước phí vận tải biển tăng cao ngất ngưởng hiện nay.
Chỉ còn vài ngày nữa vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam sẽ bắt đầu trong bối cảnh các tỉnh thành bắt đầu lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế. Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, là nhà sản xuất và xuất chủ chốt cà phê Robusta - một loại hạt cà phê có vị đắng được sử dụng chủ yếu trong cà phê hòa tan và một số loại cà phê espresso. Việc xuất khẩu cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng tác động tới nguồn cung cà phê trên toàn cầu.
Ông Thái Như Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH cà phê Vĩnh Hiệp cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cà phê sang thị trường các nước châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Nguyên nhân là do cảng nước sâu ở TP Hồ Chí Minh đang thiếu cả tàu và container để chuyển hàng xuất bán. Đồng thời, các loại giấy đi đường và cách kiểm soát chặt của nhiều địa phương cũng khiến việc lưu thông, vận chuyển khó khăn, chậm trễ. Các tài xế phải cách ly y tế, có giấy xét nghiệm, cấp phép luồng xanh làm gia tăng chi phí vận chuyển, hạn chế số lượng tài xế.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, bà con nông dân hãy sẵn sàng cho giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, phân bón, vận tải và ngay cả rủi ro về mất mát hao hụt sau thu hoạch sẽ tăng rất nhiều trong niên vụ mới 2021/22. Trong đó không thể không kể đến mối lo thiếu nhân công thu hái.
ĐBQH: Lãng phí nhiều nhất là đất đai, phải thu hồi dự án chậm triển khai Phải cương quyết thu hồi những dự án chậm triển khai, có dấu hiệu găm đất và các quy hoạch treo để chống lãng phí nguồn lực đất đai. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu thảo luận tại hội trường chiều 2/6 do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành. Các đại biểu cho rằng, lãng phí diễn...