Khởi động dự án FMCR: Trồng mới 9.000ha rừng phòng hộ ven biển
Mục tiêu của dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển là trồng mới 9.000ha rừng phòng hộ ven biển (ngập mặn và trên cạn); phục hồi 10.000ha rừng phòng hộ ven biển; bảo vệ rừng ven biển bền vững.
Ngày 20/12, tại TP.Hạ Long, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị khởi động triển khai Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển (FMCR).
Dự án FMCR do Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thực hiện, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 21/4/2017. Dự án có tổng kinh phí 195 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 150 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 45 triệu USD. Ngân hàng NN&PTNT được chỉ định là ngân hàng đồng hành tham gia phục vụ dự án.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Ngân hàng thế giới và tỉnh Quảng Ninh thực hiện nghi thức khởi công dự án. (Ảnh Minh Hà)
Địa bàn thực hiện dự án trải dài trên 257 xã của 47 huyện thuộc 8 tỉnh, thành phố ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị), với sự tham gia, hưởng lợi của 900 cộng đồng (tương đương khoảng 27.000 hộ gia đình). Mục tiêu của dự án: Trồng mới 9.000ha rừng phòng hộ ven biển (ngập mặn và trên cạn); phục hồi 10.000ha rừng phòng hộ ven biển; bảo vệ rừng ven biển bền vững thông qua hình thức giao 50.000ha rừng cho nhóm hộ/cộng đồng quản lý lâu dài theo cơ chế đồng chia sẻ lợi ích.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, mục tiêu của Dự án FMCR là cải thiện quản lý rừng ven biển nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và đề án tái cơ cấu ngành, đó là bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đồng thời kéo dài, nâng cao chuỗi giá trị cho sản phẩm lâm nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng ven biển.
“Dự án cũng sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và đóng góp quốc gia của Việt Nam, phù hợp với các ưu tiên đảm bảo tăng trưởng xanh bền vững và xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới.
Thực hiện thành công Dự án sẽ góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia, bởi 2 địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng là các khu vực phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc cải thiện, phục hồi rừng tại các địa phương này sẽ góp phần bảo vệ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng ven biển hiện tại và quy hoạch trong tương lai. Đối với 6 tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ có diện tích rừng lớn, nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, đặc biệt với những thắng cảnh đẹp và nhiều cảng biển, dự án sẽ góp phần tạo tiềm năng phát triển kinh tế xanh và du lịch sinh thái cho khu vực”, ông Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Ngay sau Hội nghị, khởi động Dự án, đại biểu đã tham gia hoạt động phát động trồng rừng ngập mặn tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ – một trong những xã thuộc địa bàn thực hiện của Dự án. (Ảnh Minh Hà)
Video đang HOT
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, khẳng định, với những hoạt động ý nghĩa thiết thực như đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng chống chịu của các khu vực ven biển, trồng, phục hồi rừng ven biển…, dự án FMCR sẽ đóng góp lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Với địa bàn thực hiện của dự án rộng cùng sự tham gia, hưởng lợi của hàng ngàn hộ dân, kết quả của dự án cũng tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của các địa phương tham gia dự án, trong đó có Quảng Ninh.
“Tỉnh Quảng Ninh cam kết với Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án các cấp, quyết liệt triển khai, thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt, đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của nhà tài trợ. Tỉnh cũng nỗ lực phối hợp làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc giải ngân cũng như kịp thời báo cáo hoặc chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Quảng Ninh sẽ phát huy tốt kết quả đạt được, đảm bảo dự án có hiệu quả bền vững”, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nói.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ ra 4 điểm NTM Quảng Ninh cần chú trọng
Xây dựng NTM ở Quảng Ninh đồng bộ, quyết liệt, liên tục và sáng tạo.
Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến về xây dựng NTM ở Quảng Ninh trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Ngày 23/9, tại TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Quang cảnh hội nghị.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu đã báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 -2020. Theo đó, Quảng Ninh bước vào xây dựng NTM với xuất phát điểm rất thấp: Số xã đạt trên 75% bộ tiêu chí có 26 xã, số xã đạt 50-70% bộ tiêu chí có 41 xã, số xã đạt dưới 50% bộ tiêu chí có 58 xã.
Tuy nhiên bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, quyết liệt trong chỉ đạo, sáng tạo trong cách làm, giai đoạn 1 (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh luôn là tỉnh đứng đầu ở khu vực miền núi Trung du phía Bắc; giai đoạn 2 (2016-2020) được Chính phủ đưa Chương trình MTQG của tỉnh trở thành một bộ phận không thể tách rời của chương trình MTQG xây dựng NTM trên toàn quốc và cũng là địa phương đi đầu trên toàn quốc có xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu và có nhiều đóng góp quan trọng cho khu vực Đông bằng Sông Hồng.
Đến nay, Quảng Ninh đã có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM mới (Đông Triều, Cô Tô, Cẩm Phả), có 2 đơn vị (Uông Bí, Móng Cái) đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua đang trình Thủ tướng Chính phủ công nhận, dự kiến hết năm kế hoạch 2019 có 90/111 xã đạt chuẩn và hoàn thành 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành chương trình xây dựng NTM.
Chương trình xây dựng NTM Quảng Ninh đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ
Dự kiến đến hết năm nay, toàn tỉnh sẽ có 90 xã và 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, vượt kế hoạch của tỉnh đề ra và của Trung ương giao. Trong đó, nhiều mục tiêu, tiêu chí được tỉnh thực hiện cao vượt so với toàn quốc: Số tiêu chí bình quân đạt 18,03 tiêu chí (cả nước là 15,26 tiêu chí); 81,1% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (cả nước là 50,26%); tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% (cả nước là 4,5%)...
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 -2020.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng thẳng thắn thừa nhận những tồn tại hạn chế, yếu kém: Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số cấp ủy chưa thực sự quyết liệt, thiếu sâu sát, nhất là trong việc phân công, kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ được phân công và tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn; công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện chương trình tại địa phương, cơ sở của một số sở ban ngành chưa thực sự thường xuyên; kết quả xây dựng NTM trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương, các xã.
Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, việc liên kết trong sản xuất chưa nhiều, sản phẩm ít và không ổn định, khâu bảo quản chế biến chưa phát triển nên hiệu quả sản xuất không cao, thiếu sự liên kết giữa các khâu từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ trên thị trường...
Vẫn còn địa phương nặng về hình thức, mới quan tâm đến việc đạt mục tiêu, chưa quan tâm đến chất lượng của việc đạt chuẩn NTM, nhiều tiêu chí đạt được nhưng chưa bền vững, xây dựng NTM nâng cao chỉ tập trung ở những xã đã đăng ký...
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, xây dựng NTM ở Quảng Ninh rất đồng bộ, quyết liệt, liên tục và sáng tạo.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng NTM đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, ngay từ những năm đầu thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, các lãnh đạo chủ chốt đã quan tâm chỉ đạo sát sao, sớm ban hành nhiều cơ chế chính sách đặc thù, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng, tham gia xây dựng NTM. Do đó ngay từ giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tích ban đầu, đáng khích lệ với 2 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM trong đó có Đông Triều là đơn vị cấp huyện đầu tiên của khu vực phía Bắc và Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trên cả cả nước.
Bước sang giai đoạn 2016-2020, phát huy kết quả đạt được cũng như bám sát hướng dẫn, định hướng của ban chỉ đạo trung ương, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của chương trình. Đồng thời tập trung chỉ đạo, tập trung vào các nội dung trọng tâm, nâng cao chất lượng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, phát triển sản xuất, gắn liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển du lịch với bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan, giữ gìn an ninh trật tự...
Ngoài việc ghi nhận, đánh giá cao những kết quả xây dựng NTM mà tỉnh Quảng Ninh đạt được trong gần 10 năm qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, động viên các tầng lớp nhân dân chung tay góp sức xây dựng NTM, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh...
Thứ trưởng cũng đưa ra 4 điểm mà Quảng Ninh cần chú trọng.
Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng NTM, thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay về xây dựng NTM. "Điều này rất quan trọng," Thứ trưởng nhấn mạnh
Thứ hai: Tập trung chỉ đạo các huyện, xã tiếp tục rà soát, có giải pháp hiệu quả để hoàn thành vượt mục tiêu của giai đoạn 2016-2020, chủ động xây dựng chương trình xây dựng NTM giai đoạn sau 2020.
Thứ ba: Đẩy mạnh tiến độ xây dựng hoàn thành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ, vùng nông sản tập trung, quản lý chất lượng VietGAP, GlobalGAP, truy xuất nguồn gốc với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế biển gắn với phát triển du lịch, quan tâm đến trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành trung tâm xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu gắn với chuỗi, các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình mỗi xã phương một sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu thụ sản phẩm...
Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản, phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cao hơn so với mức đạt chuẩn , chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển đô thị, kết nối liên xã, liên huyện, mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm,...
Trong khuôn khổ hội nghị, ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu, khách mời.
Nhân dịp này, 4 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong giai đoạn 2016-2020 đã vinh dự được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh; 43 tập thể và 31 cá nhân có những thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua Quảng Ninh chung sức xây dựng NTM gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020 cũng đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Theo Danviet
Mưa như trút, Hội chợ OCOP Quảng Ninh vẫn nườm nượp ngày khai mạc Dù trời mưa to như trút nước do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, nhưng Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh 2019 vẫn đông nườm nượp khách trong tối khai mạc. Tối 30/8, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã khai mạc Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc -...