Khởi động dự án điện gió đầu tiên ở Tây Nguyên
- Dự án “Phong điện Tây Nguyên” được xây dựng tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) sẽ cung cấp 450 triệu/Kwh/năm, đủ khả năng cung cấp điện cho 200 nghìn hộ gia đình ở Tây Nguyên.
Dự án được khởi công sáng nay (6/3), tại xã Đliê-Yang, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) do Công ty Giải pháp năng lượng gió HBRE (HBRE Wind Power Solution) làm chủ đầu tư với tổng công suất thiết kế là 120 MW, tổng mức đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng.
Lễ khởi công dự án “Phong điện Tây Nguyên”
Sản lượng điện cung cấp hàng năm lên đến 450 triệu Kwh/năm, đủ khả năng cung cấp cho 200 ngàn hộ gia đình. Dự án này chia làm 3 giai đoạn và dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành toàn bộ. Riêng giai đoạn 1 sẽ hoàn thành và hòa vào điện lưới Quốc gia trong quý 2 năm 2016, với công suất là 28 MW.
Dự án triển khai và đi vào vận hành ngoài việc tạo được nguồn năng lượng xanh còn góp phần phát triển môi trường đầu tư của địa phương; tạo công ăn việc làm, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông; tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch và kinh tế- xã hội.
Video đang HOT
Ông Y Dhăm Enuôl, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đây là dự án điện gió đầu tiên ở Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk sẽ tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách để dự án hoàn thành đúng thời gian. Đồng thời mong muốn, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ tập trung mọi nguồn lực để sớm hoàn thành theo tiến độ dự án đề ra; bảo đảm nhà máy hoạt động ổn định, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.
Kết quả nghiên cứu của Bộ Công thương, Tây Nguyên là một trong những vùng có nguồn năng lượng gió dồi dào và ổn định nhất Việt Nam. Năm 2012, tổng công suất lắp đặt điện gió của Tây Nguyên chiếm khoảng 25% trên tổng sản lượng điện gió tiềm năng của Quốc gia, tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk và Gia Lai.
Trùng Dương
Theo_VietNamNet
Bi kịch, cả trường đeo khẩu trang trong giờ học
Gần 300 hộ dân thuộc tổ dân phố 5 cùng học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Thuần Mẫn ở thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) mấy năm qua chịu đựng tình trạng ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn nghiêm trọng từ mỏ đá của Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Dịch vụ Tân Thành Đạt (gọi tắt là Công ty Tân Thành Đạt). Giáo viên, học sinh phải đeo khẩu trang trong giờ học.
Năm 2007, Công ty Tân Thành Đạt bắt đầu khai mỏ, chế biến đá. Đây là lúc các hộ gia đình thuộc tổ dân phố 5, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Thuần Mẫn bắt đầu bị "tra tấn" bởi tiếng động cơ máy xay, xẻ đá và khói bụi. Gần đây, hoạt động khai thác, nghiền đá thải ra lượng khói, bụi đá rất lớn khiến cuộc sống người dân càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người mất ngủ, khó học hành.
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Thuần Mẫn phải đeo khẩu trang trong giờ học.
Ông Nguyễn Hoàng Hoa, người dân tổ dân phố 5 phản ánh: "Bụi kinh khủng, nhà tôi lau chùi hằng ngày mà chân đi lúc nào cũng nhám, đồ đạc phủ bụi dày. Mỗi lần họ nổ mìn phá đá y như động đất, nhà cửa rung chuyển, tiếng nổ nhức cả óc, bụi đá phủ trắng cây cối, bay thẳng vào nhà, trùm chăn vẫn thấy bụi. Bà con chúng tôi nhiều lần làm đơn kiến nghị lên chi bộ khối phố, gửi đơn lên cả UBND thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ea H'leo, nhưng mỏ đá hoạt động dữ dội hơn". Việc khai thác, chế biến đá đã khiến người dân khốn đốn, gần đây công ty còn lắp thêm trạm trộn bê tông nhựa nóng (nhằm phục vụ dự án mở rộng nâng cấp đường Hồ Chí Minh) khiến họ kêu trời.
Ông Phan Phú Đông nhà ở cách mỏ đá một con kênh bức xúc: "Nhà tôi đóng cửa 24/24h mà bụi vẫn bám khắp nhà. Nhiều lúc tôi phải đi nơi khác "lánh nạn"! Dù đã nhiều lần gửi đơn phản ánh nhưng môi trường vẫn ngày càng ô nhiễm, tôi phải gửi hai cháu nhỏ đi nơi khác sống. Mong được đối thoại trực tiếp với chính quyền địa phương và lãnh đạo công ty, chứ người dân không chịu nổi cảnh này nữa rồi".
Khoảng 5 tháng trở lại đây, mỏ hoạt động cả vào ban đêm. Ngoài việc phải đóng cửa nhà suốt ngày đêm, nhiều hộ còn phải xây thêm bờ kè, lắp cửa kính, che bạt ngoài cửa.
Thường xuyên phải đeo khẩu trang
Học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Thuần Mẫn cách mỏ đá khoảng 200m khi đến lớp, cả thầy lẫn trò đều phải đeo khẩu trang để dạy và học.
Cô Lê Thị Ngân, hiệu trưởng xác nhận, toàn trường có 389 học sinh. Hằng ngày, mỏ đá hoạt động gây tiếng ồn lớn lấn át cả tiếng giáo viên giảng bài, chưa kể những khi mìn nổ phá đá khiến nhiều học sinh, giáo viên khiếp vía. Để tránh bụi, nhà trường phải mua khẩu trang y tế phát cho giáo viên, học sinh đeo trong giờ học. Trường cũng đã làm đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương mong được giải quyết tình trạng trên.
Ông Lê Quốc Khiên, Hội trưởng Hội phụ huynh Trường Tiểu học Thuần Mẫn, bất bình: "Tôi và tất cả phụ huynh có con, cháu học tại trường đều phản đối mỏ đá hoạt động thải ra lượng khói bụi lớn khiến các cháu ngồi trong lớp phải đeo khẩu trang, đóng kín cửa. Giờ ra chơi cũng không dám ra sân. Lớp nào học thể dục ngoài trời mà không có khẩu trang thì bị viêm họng ngay. Nhiều cháu nhỏ còn giật mình khóc thét khi nghe tiếng nổ mìn phá đá. Việc nấu nhựa đường còn ảnh hưởng tệ hại đến sức khỏe các cháu".
Ông Nguyễn Hữu Trường, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ea H'leo cho biết: Ngày 6/11, UBND thị trấn Ea Drăng phối hợp với Ban tự quản tổ dân phố 5 kiểm tra xác minh theo đơn của Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Thuần Mẫn. UBND thị trấn đã báo cáo lên UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường tìm hướng giải quyết.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ nữ tài xế đâm 10 người thương vong Cơ quan Công an vừa cung cấp một số thông tin về nữ tài xế gây ra tai nạn thảm khốc ở Ea H'leo (Đăk Lăk) khiến 10 người thương vong. Công an huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết, tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền mới có bằng lái xe. Theo đó, bằng lái xe của nữ tài xế này do...