Khởi động chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao 2019
Chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao năm 2019 vừa chính thức được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thông báo khởi động, với thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình từ 30/6 đến 15/8/2019.
Thiết bị USB siêu bảo mật USEC DataSafe của Công ty CP An ninh mạng Việt Nam ( VSEC) là 1 trong 7 sản phẩm đã được VNISA trao danh hiệu “Sản phẩm An toàn thông tin mới xuất sắc” 2018.
Chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao là một hoạt động thường niên được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA triển khai từ năm 2015 cùng với chuỗi các sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT và sự phối hợp của Cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ TT&TT.
Chương trình nhằm mục đích phát hiện, tôn vinh các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin có chất lượng tốt để hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nội địa. Qua đó, chương trình cũng tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, thúc đẩy ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong các ngành kinh tế, xã hội; thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phát triển sản phẩm an toàn thông tin mở rộng thị trường.
Trong năm 2019 này, VNISA cho biết, chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao sẽ tiếp tục được triển khai trên phạm vi cả nước với đối tượng tham gia là những sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin có chất lượng cao, tiêu biểu do doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam (đã được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin) sở hữu, làm chủ công nghệ, có khả năng sản xuất hàng loạt, đã được thương mại hóa hoặc cung cấp cho thị trường.
Các danh hiệu do Chương trình tổ chức bình chọn và trao tặng gồm có: “Sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao” 2019, “Sản phẩm an toàn thông tin mới xuất sắc” 2019 và “Dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu” 2019.
Đại diện VNISA nhấn mạnh: “Các danh hiệu trao tặng trong chương trình bình chọn được coi là chứng chỉ chuyên ngành tin cậy, khẳng định và tôn vinh chất lượng, tính ưu việt, tính hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam”.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, lễ công bố kết quả và trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao, tiêu biểu năm 2019 sẽ được tổ chức trong phiên khai mạc Hội thảo quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay diễn ra ngày 29/11 tại Hà Nội.
Trước đó, trong 3 năm 2015, 2017 và 2018, triển khai chương trình bình chọn, VNISA đã tôn vinh 16 sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao, 10 dịch vụ ATTT tiêu biểu và 7 sản phẩm an toàn thông tin mới xuất sắc của các doanh nghiệp như Viettel, FPT, BKAV, CMC, CyRadar, VNCS, VSEC, MVS, Việt Kiến Tạo, Misoft, HPT, MK, Mi Mi, HT Việt Nam…
Theo ITC News
Dịch vụ truyền hình: Nên để khán giả quyết định tỷ lệ chương trình
Đại diện nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cho rằng, số lượng kênh, tỷ lệ chương trình trong nước cần theo nhu cầu của thị trường, không nên áp đặt theo tỷ lệ cố định.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Để việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế, đại diện nhiều doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng cần có sự điều chỉnh về quy định về tỷ lệ nội dung trong nước, cách quản lý danh mục nội dung và bản quyền nội dung... trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Những ý kiến trên được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP (ngày 18/1/2016) của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, diễn ra sáng 12/12 tại Hà Nội. Chương trình do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức.
Để thị trường quyết định
Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) bổ sung quy định về tỷ lệ kênh, nội dung trong nước trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Cụ thể, số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) yêu cầu tỷ lệ số lượng chương trình trong nước (trong tổng số chương trình cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền) không thấp hơn 30%.
Ông Lê Văn Khương (đại diện Viettel TV) cho rằng, quy định này là không hợp lý. "Quy định nhằm mục đích khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung chương trình phát thanh, truyền hình trong nước. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế thị trường nội dung số hiện nay ở Việt Nam, việc quy định như vậy sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Muốn thu hút người xem thì chúng tôi phải lắng nghe ý kiến của khán giả, 'chiều' theo thị hiếu khách hàng," ông Lê Văn Khương bày tỏ.
Từ đó, đại diện Viettel TV cho rằng, tỷ lệ kênh, tỷ lệ số lượng chương trình cần để thị trường quyết định, không nên áp đặt theo tỷ lệ, con số cứng nhắc.
Ở góc độ, ông Nguyễn Văn Nhiêm - Chủ tịch Hiệp hội Phát hành và Phổ biến Phim Việt Nam cho hay, quy định về tỷ lệ nội dung trong nước cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền sẽ làm khó doanh nghiệp trong việc thực hiện tổng thể các quy định của pháp luật.
Theo ông Nhiêm, chiếu theo quy định nói trên, thời lượng phát sóng phim Việt Nam phải chiếm tối thiểu 30% tổng thời lượng phát sóng phim trên các dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong khi đó, vấn đề cấp phép, thẩm định nội dung phim vốn không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
"Vậy nếu áp dụng quy định về tỷ lệ nội dung trong nước như Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) đặt ra thì đơn vị nào (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Bộ Thông tin và Truyền Thông) sẽ quản lý việc cấp phép, thẩm định nội dung những bộ phim này khi phát sóng? Doanh nghiệp có cần xin thêm các giấy phép 'con' khi thực hiện phát sóng những bộ phim này không?" đại diện Hiệp hội Phát hành và Phổ biến Phim Việt Nam đặt câu hỏi.
Trải nghiệm truyền hình tương tác của Viettel tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội). (Ảnh: T.H/Vietnam )
"Bài toán" đăng ký danh mục nội dung
Ngoài ra, những quy định về đăng ký danh mục nội dung chương trình, bản quyền các chương trình phát sóng trong Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp...
Ông Vũ Tú Thành, đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN tại Việt Nam và Hiệp hội Truyền hình đa kênh châu Á đặt vấn đề về tính khả thi của những quy định này.
"Thực tế, đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, danh mục nội dung có thể lên đến hàng nghìn bộ phim, chương trình với hàng triệu giờ phát sóng. Danh mục này cũng liên tục được cập nhật. Bởi vậy, yêu cầu cung cấp trước hồ sơ, danh mục nội dung chương trình dự kiến và toàn bộ văn bản thỏa thuận bản quyền của các nội dung này là yêu cầu không phù hợp với mô hình kinh doanh, dễ tạo ra sự chậm trễ," ông Vũ Tú Thành nói.
Thay vào đó, ông Thành cho rằng, quy định trên nên được điều chỉnh bằng cách yêu cầu cập nhật theo thời gian cụ thể.
Có cùng quan điểm trên, đại diện Viettel TV nhận định, việc lập danh mục, hồ sơ chương trình cũng như cung cấp văn bản chứng minh bản quyền phát sóng cần được thực hiện linh hoạt theo đặc thù của dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
"Tôi cho rằng, cơ quan quản lý nên đồng ý cho doanh nghiệp lập biểu báo cáo theo tháng; tránh mất thời gian, nhân lực vào việc kiểm đếm, dò lại từng con số trong mỗi lần tổng kết, báo cáo hay các đợt thanh kiểm tra," ông Lê Văn Khương cho hay.
Theo Báo Mới
Bảo hành Bphone tại nhà, Bkav muốn mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Từ ngày 15/5/2019, Tập đoàn công nghệ Bkav triển khai dịch vụ bảo hành sửa chữa Bphone tại nhà cho khách hàng ở các quận nội thành Hà Nội. Người dùng Bphone gặp sự cố như màn hình vỡ, không gọi được... sẽ được kỹ thuật viên của Bkav có mặt tận nơi xử lý. Đây là lần đầu tiên một hãng smartphone...