Khởi điểm chịu thuế TNCN: 9 triệu đồng
Sáng 22/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/tháng lên mức 9 triệu đồng/tháng.
Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng.
Trước khi thông qua toàn văn dự thảo luật, Quốc hội đã biểu quyết riêng điều luật này với 427 phiếu tán thành (85,74%).
Theo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số tán thành với mức giảm trừ gia cảnh nói trên. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về mức giảm trừ gia cảnh, một số ý kiến cho rằng việc nâng mức giảm trừ gia cảnh như trên là chưa hợp lý, đưa thuế thu nhập cá nhân trở thành thuế thu nhập cao, thu hẹp quá lớn số người nộp thuế, tác động đến nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước…
Nhóm ý kiến này đề nghị giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh hiện hành hoặc quy định mức thấp hơn mức Chính phủ trình.
Nhiều đại biểu cho rằng thuế thu nhập cá nhân hiện nay chỉ mới “nắm người có tóc”, chủ yếu là những người làm công ăn lương với thu nhập ổn định, chưa có phương án điều tiết thu nhập của những đối tượng khác để tạo sự công bằng trong xã hội… Ảnh minh họa: gia đình chị Nguyễn Thanh Vân và anh Nguyễn Văn Hòa (Hà Nội) có hai con trai đang học lớp 2 và lớp 5 trong bữa ăn hằng ngày – Ảnh: TTO
Video đang HOT
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình về những ý kiến trên, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn thu ngân sách nhà nước hiện nay cơ bản chỉ đủ đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, chi trả nợ, tích lũy đầu tư còn thấp, thì việc giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực đảm bảo chi an sinh xã hội, chi cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, ông Hiển nhìn nhận cũng trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì mục tiêu ban đầu của Luật thuế thu nhập cá nhân là khó khăn. Đến khi nền kinh tế đất nước phát triển, thu nhập người dân được cải thiện sẽ thực hiện đầy đủ mục tiêu của luật.
Cũng theo ông Hiển, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, hỗ trợ người hưởng lương có thêm thu nhập, góp phần kích cầu tiêu dùng. “Vì vậy, xin các vị đại biểu Quốc hội cho giữ mức giảm trừ gia cảnh như quy định của dự thảo luật” – ông Hiển nói.
Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
Theo 24h
Đề xuất áp thuế TNCN mới từ tháng 7/2013
Sau phiên thảo luận tại hội trường sáng nay về dự án luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, đa số ĐBQH đề xuất áp dụng luật từ ngày 1/7/2013, tán thành nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng và giảm trừ cho người phụ thuộc lên 3,6 triệu đồng.
Không giảm trừ gia cảnh từ con thứ 3
Đa số ý kiến đều tán thành nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng cho người nộp và 3,6 triệu đồng cho người phụ thuộc.
ĐB Lê Công Vĩnh, tỉnh Long An cho rằng đối với chi tiêu cá nhân, ta chưa có điều tra cũng như công bố chính thức, tuy nhiên theo ước toán, chi tiêu cho mỗi cá nhân tại các thành phố hiện vào khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, chưa kể giải trí. Với mức này thì việc đưa ra mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân 9 triệu đồng có thể chấp nhận được, vừa giúp khoan sức dân vừa góp phần kích cầu tiêu dùng.
Tuy nhiên, ĐB Vĩnh cũng lưu ý rằng để thực hiện khuyến khích kế hoạch hóa gia đình thì chỉ giảm trừ gia cảnh cho 2 con trở xuống thôi, không thể giảm cho con thứ 3 trở lên được.
Theo ĐB Nguyễn Lâm Thành, tỉnh Lạng Sơn, cần xét ưu tiên giảm, miễn trừ thuế TNCN cho nhóm lao động đặc thù là các chuyên gia làm việc tại khu công nghệ cao, phần mềm, để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
ĐB Cao Sỹ Kiêm, tỉnh Thái Bình cho rằng mức điều chỉnh 9 triệu đồng cho người nộp và 3,6 triệu cho người phụ thuộc là hợp lý. Tuy nhiên, đối tượng không được giảm trừ vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy đề nghị Chính phủ tạo ra nhiều chính sách an sinh khác để đảm bảo giảm thiệt thòi cho người chịu thuế, bên cạnh đó là quản lý kiểm tra với người có thu nhập cao, hiện nay nhiều khoản thu nhập được giấu và không được kiểm soát.
Theo ông Kiêm, phải tiếp tục khống chế, quản lý tăng giảm biên chế tích cực. Biên chế ngày càng phình ra, thì quỹ lương tăng lên, lãng phí lớn. Giảm biên chế sẽ giúp giảm chi, tăng thu ngân sách tích cực và hợp lý.
Đại biểu Trần Thanh Hải (TP.HCM). Ảnh: Minh Thăng
ĐB Phạm Xuân Thường, tỉnh Thái Bình, cho rằng cả nước có tới 3,2 triệu hộ sản xuất kinh doanh nhỏ nhưng chỉ có 194.000 hộ nộp thuế thu nhập, còn lại là thuế khoán, vì vậy cần có xem xét cụ thể về đối tượng này để đảm bảo công bằng.
ĐB Trần Thanh Hải, TP.HCM cũng nhất trí với điều chỉnh mức khởi điểm 9 triệu đồng và 3,6 triệu đồng, nhưng cho rằng Nhà nước đang thực hiện nhiều chính sách phụ cấp với người lao động làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc để kéo dài tuổi thọ nghề nghiệp của họ hay trợ cấp để chia sẻ khó khăn cho người lao động... Nếu tất cả những khoản đó phải chịu thuế thu nhập thì chưa biết cuộc sống của người lao động sẽ ra sao, do đó cần phải bỏ những quy định này cho người lao động có cuộc sống và tương lai tốt hơn.
Nộp vào giữa năm
Không ít ý kiến đề nghị luật Thuế TNCN sửa đổi lần này cần áp dụng ngay từ ngày 1/1/2013 để đem lại niềm vui cho nhân dân cả nước. Dẫn lời một cử tri có thu nhập 16 triệu đồng/tháng đang phải nuôi cha mẹ già và 2 con nhỏ, ĐB Trần Thanh Hải mong muốn QH sớm điều chỉnh, nên áp dụng từ 1/1/2013 dù ngành thuế sẽ gặp khó khăn về các thay đổi như biểu mẫu, nhưng sớm mang lại lợi ích cho người dân.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, thì sau khi tổng kết các ý kiến từ thảo luận tổ ngày 5/11 và thảo luận tại hội trường sáng nay 15/11, đa số các ý kiến đều cho rằng nên áp dụng từ 1/7/2013. Bởi vì áp dụng từ ngay đầu năm 2013 ngân sách nhà nước sẽ thất thu khoảng 5.200 tỷ đồng trong khi nhiều công trình phúc lợi đang rất cần vốn.
Các ĐB cho rằng thời điểm áp dụng luật phù hợp nhất là từ 1/7/2013 và nên tiếp tục gia hạn thời gian miễn giảm thuế hiện hành đến lúc đó.
Theo 24h
Đề xuất áp thuế TNCN sửa đổi ngay đầu 2013 Thảo luận tại tổ chiều 5/11 về dự án luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, ĐBQH đề xuất áp dụng luật ngay đầu năm tới và nâng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 4,5 triệu đồng. Tán thành nâng khởi điểm lên 9 triệu đồng Đa số ý kiến đều tán thành nâng mức khởi điểm chịu thuế lên...