Khơi dậy tinh thần yêu nước trong đề thi cuối năm
Liên tục trong những buổi thi cuối học kỳ II và ôn thi tốt nghiệp, nhiều trường đã đưa vào đề thi cho học sinh các câu hỏi liên quan đến biển đảo, hay chiến thắng Điện Biên Phủ… nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức hướng về chủ quyền Tổ quốc vào thời điểm này.
Học sinh mọi lứa tuổi đều có thể thể hiện lòng tự hào dân tộc trong các hoạt động ở trường
Tuổi nhỏ và ý thức dân tộc
Phần lớn các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đang vào tuần kiểm tra cuối học kỳ II. Điều đáng nói là đề cương ôn tập các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn của nhiều trường đều có một phần không nhỏ đề cập đến nội dung về chiến thắng Điện Biên Phủ hay địa lý Việt Nam, Trung Quốc… Theo một Phó hiệu trưởng trường tiểu học quận Đống Đa, bài kiểm tra môn Lịch sử của trường ngày 14-5 được Ban Giám hiệu nhất trí tập trung vào kiến thức về ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Các học sinh được ôn tập khá kỹ diễn biến, mục tiêu cùng những thời khắc lịch sử đáng tự hào của dân tộc trong trận đại thắng của quân đội nhân dân Việt Nam. Cô giáo này cũng cho biết, liên tục trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường gần đây đều được liên kết với sự kiện lịch sử này. Các em học sinh được phát huy hết khả năng tự tìm hiểu, sưu tầm tài liệu để thể hiện khả năng của mình trong các tiết mục văn nghệ, giao lưu trong buổi Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên được nhà trường phát động nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đây được cho là chủ trương của nhà trường nhằm tuyên truyền tới các em học sinh dưới nhiều hình thức về ý thức dân tộc, đặc biệt trong thời điểm cả nước đang hướng về biển đảo, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Được biết, ngay trong đề thi Địa lý, các con cũng được hỏi về đặc điểm địa lý, biên giới Việt Nam-Trung Quốc dựa trên định hướng, giảng giải cụ thể của giáo viên để có những kiến thức về chủ quyền đất nước phù hợp với năng lực, tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Video đang HOT
Chạm đến trái tim yêu nước của tuổi 18
Cũng trong những ngày này, các đề ôn tập Ngữ văn của nhiều trường THPT cũng thường xuyên cập nhật thông tin thời sự cho học sinh với phương pháp ra đề mới. Trong đề ôn thi Ngữ văn của Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết dành cho học sinh lớp 12 D1 – trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cũng đã đề cập rất rõ tinh thần yêu nước khi tiếp cận, phân tích tác phẩm văn học.
Đề Ngữ văn này đề cập tới bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Trong đó, học sinh được yêu cầu thể hiện khả năng đọc hiểu và viết luận. Giáo viên đã trích dẫn lời nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay”. Đồng thời TS Trịnh Thu Tuyết cũng đặt vấn đề thời sự: “Ngày 1-5-2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự việc gây phẫn nộ sâu sắc đối với triệu triệu tấm lòng con dân đất Việt. Ngày 11-5-2014, nhân dân Việt Nam khắp ba miền đất nước đã xuống đường phản đối hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở khu vực biển đảo Tổ quốc. Từ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, từ những sự kiện trên, anh/chị hãy viết một bài luận khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của mình về chủ quyền dân tộc”.
Có thể thấy, với những cách đặt vấn đề như vậy, học sinh lứa tuổi 18 hoàn toàn có đầy đủ thông tin khách quan cũng như những suy ngẫm chủ quan để đưa ra những bài viết không chỉ có ý nghĩa là ghi điểm đơn thuần của bài kiểm tra kiến thức. Chạm đến trái tim yêu nước và đặt ra những suy nghĩ nghiêm túc về đất nước và trách nhiệm cá nhân chính là điều mà các nhà giáo dục muốn gửi tới lớp trẻ hôm nay.
Theo ANTD
Đề tài lịch sử được ưa chuộng trong các cuộc tranh tài
Không phải học sinh đều quay lưng với lịch sử. Điều này được chứng tỏ rõ nhất trong các sân chơi trí tuệ gần đây, khi các ứng viên đều thích thú chọn kiến thức lịch sử để thi tài.
Những năm gần đây, tình trạng dạy và học lịch sử Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều em học sinh khi được hỏi về những sự kiện lịch sử rất cơ bản trong chương trình học cũng không thể đưa ra câu trả lời chính xác. Vì vậy việc dạy lịch sử càng trở nên quan trọng hơn. Nắm vững được tầm quan trọng của môn lịch sử, các nhà sản xuất chương trình sân chơi truyền hình hiện rất tích cực trong việc chọn đề tài để thử thách các ứng viên tham gia sân chơi.
Chủ đề Lịch sử được các thí sinh hăng hái tham gia trong các sân chơi trí tuệ
Với hàng loạt các sự kiện lịch sử diễn ra trong tháng 4, tháng 5, Ban tổ chức chương trình "Chinh phục - Vietnam's Brainiest Kid" đã tranh thủ đưa ra chủ để "Chiến thắng lịch sử" phát sóng vào ngày 11-5 tới cũng như đề tài "Độc lập" trong số trước. Bên cạnh đó, chương trình này cũng đưa rất nhiều kiến thức liên quan đến bộ môn lịch sử trong suốt 20 cuộc thi các tuần vừa qua. Bằng cách nhắc lại những sự kiện nổi bật trong lịch sử Việt Nam qua các câu hỏi, Chinh phục đã tạo được cảm giác vui thích, không gây áp lực trong quá trình tiếp nhận thêm kiến thức của các em học sinh.
Theo dõi chương trình này có thể dễ dàng thấy được sự gia tăng về số lượng các em thí sinh chọn chủ đề sở trường liên quan đến lịch sử. Có thể kể đến quán quân nữ của cuộc thi tuần 12, Lê Hồng Thụy cùng chủ đề sở trường về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhờ tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng một cách kỹ càng, Hồng Thụy đã ghi được số điểm tuyệt đối ở vòng 3 và trở thành quán quân tuần.
Lê Hồng Thụy, gương mặt xuất sắc cuộc thi Chinh phục với đề tài về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ở cuộc thi với chủ đề "Độc lập" tuần 20, các thí sinh được tìm hiểu về, quốc huy của nước ta cũng như hiểu sâu hơn về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chấm dứt hoàn toàn chiến tranh tại Việt Nam... Xen lẫn những câu hỏi này, Chinh phục đã khéo léo đưa vào câu hỏi trực quan về chiếc đàn K'lông put làm cho 10 bạn thí sinh không cảm thấy nhàm chán với những sự kiện lịch sử có phần "khô khan".
Có thể thấy các sân chơi trí tuệ tương tự như Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, Ai thông minh hơn học sinh lớp 5... cũng đều có những phần đòi hỏi kiến thức lịch sử ở các ứng viên tham gia chương trình. Điều này góp phần không nhỏ trong việc giúp bộ môn Lịch sử trở thành môn học hấp dẫn hơn đối với học sinh hiện nay.
Cũng là người tích cực khuyến khích phong trào yêu lịch sử trong giới trẻ, GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, cho rằng, vấn đề hiện nay với đề tài lịch sử trong trường học không phải do môn học không hấp dẫn, cũng không phải do học sinh quay lưng, mà hoàn toàn do cách giáo dục môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
"Người Việt Nam ta có truyền thống yêu lịch sử. Vậy tại sao lớp trẻ lại không yêu? Đây không phải lỗi của các em mà trách nhiệm thuộc về những người làm giáo dục" - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh. Cũng theo GS, hiện nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ coi môn Sử là môn bắt buộc, vì họ quan niệm học Sử để rèn luyện nhân cách, xây dựng bản lĩnh, ý thức công dân. GS Phan Huy Lê cho rằng cần có nhiều hính thức như tôn vinh, khen thưởng, tổ chức nhiều sân chơi phù hợp cho học sinh các cấp học để môn lịch sử ngày càng gắn bó, gần gũi với các thế hệ trẻ hiện nay và sau này.
Theo ANTD
Đừng để sử thành môn học vẹt Việc môn lịch sử là lựa chọn ít ỏi nhất của học sinh (HS) trong số các môn thi tốt nghiệp THPT năm nay một lần nữa khiến những ai quan tâm phải nghĩ lại về cách dạy và học môn này. Nhiều ý kiến cho rằng HS sẽ không quay lưng lại với môn sử nếu có sự thay đổi về nội...