Khối đá xù xì 12 tỷ đồng, sỏi mật trâu bò đắt hơn vàng giá tới 300 triệu/kg
Có những sản phẩm đôc lạ có giá bán rất đắt đỏ có thể lên tới tỷ đồng trên thị trường mà không nhiều người trong chúng ta được biết, và đây là 2 trong số chúng.
Sỏi mật trâu bò đắt hơn vàng hơn 300 triệu đồng/kg
Khá kỳ lạ nhưng sự thật là sỏi mật từ trâu bò đang là món đồ quý hiếm trên thị trường hiện nay. Theo Đông y, loại sỏi mật này có tên là Ngưu hoàng.
Dân Trí đưa tin, theo dân gian, ngưu hoàng là sạn mật hình thành trong túi mật của trâu, bò, ngựa khiến con vật bị bệnh, gầy yếu rồi chết. Kích thước sỏi mật cũng khác nhau, tùy bệnh từng con mà có sỏi to, sỏi nhỏ.
Ngưu Hoàng được coi là thuốc quý hiếm mà nhiều người săn lùng. Ảnh: Dân Trí
Muốn mua Ngưu hoàng phải có mối, giá bán trực tiếp ở lò mổ là 32 triệu đồng/lạng (320 triệu đồng/kg). Dấu hiệu con vật có ngưu hoàng là gầy yếu, mắt đỏ ngầu, nhìn lờ đờ hoang dại, uống nhiều nước (nhất là nước muối), thân nhiệt cao do sốt, ăn uống thất thường, di chuyển chậm chạp, khi đi đầu hay quay nghiêng, đứng hoặc nằm hay thở khò khè, lông mọc lộn xộn thậm chí rụng rất nhiều, thường không ngủ, kêu về đêm…
Cũng theo lời đồn, trong ngưu hoàng có nhiều khoáng chất, vitamin, axit (cholic, cholesterol, ergosterol…), muối canxi, sắt, đồng… Người ta khai thác Ngưu hoàng thủ công bằng cách: Nắn túi mật, ống mật, cuống mật; nếu thấy cộm, cứng như đá thì rạch ngay túi mật để tìm; lọc qua rây để tách mật và sỏi để riêng ngay, bởi để lâu dịch mật ngấm vào ngưu hoàng làm có màu đen, nứt vỡ, chất lượng kém đi. Lấy ngưu hoàng xong, không được để nơi có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa mà dùng giấy/ vải mềm/ gạc sạch thấm khô, gạt bỏ màng nhầy dính xung quanh. Lấy thông thảo, hoặc cỏ bấc đèn (gọi là đăng tâm thảo), hoặc bông bọc lại. Ngoài cùng bọc một lớp vải thưa, cẩn thận bỏ vào hộp có nút kín, hoặc lọ màu (trong có đặt vôi cục chưa tôi, hoặc gạo rang… để hút ẩm).
Sở dĩ ngưu hoàng được săn lùng với giá rất đắt vì theo đồn thổi, Biển Thước – vị danh y cổ đại Trung Quốc trong một lần chữa bệnh cho người bạn Cố Dương Văn đã phát hiện ra vị thuốc ngưu hoàng trong túi mật của con bò cái bị ốm đã 2 năm. Ông cho Cố Dương Văn uống ngưu hoàng liên tiếp 5 ngày thì tình trạng bệnh đã được phục hồi, không bị co giật, phần chân tay bị liệt cử động được một cách thần kỳ.
Khối đá xù xì từng được bán 12 tỷ đồng
Trông bề ngoài, đó chỉ là khối đá xù xì, xấu xí. Tuy nhiên, khối đá này có giá trị rất lớn. Khối đá xù xì đó chính là long diên hương – một chất sáp màu xám được tạo thành trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng.
Video đang HOT
Một trong những khối long diên hương từng được bán giá cao trên thị trường.
Long diên hương được ví như trầm hương của biển khơi, trở thành thứ khiến giới sành nước hoa phải khao khát. Lý do là bởi bên trong long diên hương có chứa một loại hóa chất đặc biệt, có vai trò ổn định mùi, giúp các mùi hương khác trong nước hoa lưu lại lâu hơn.
Các chuyên gia cho rằng long diên hương thực sự quý hơn vàng. Còn so với bạc, chúng đắt hơn 30 lần. Long diên hương có thể được bán với cái giá lên đến hơn 330 triệu đồng/kg.
Trên thế giới, một số người may mắn nhặt được long diên hương và bán được với giá rất cao.
Vào tháng 6 năm ngoái, một ông chủ một quán bar ở Thái Lan vô tình nhặt được vật thể lạ, mềm, nhẹ như mút xốp trên bờ biển được cho là long diên hương trị giá tới 500.000 USD (khoảng gần 12 tỷ đồng).
Trước đó, vào tháng 4/2016, một cặp đôi người Anh tìm thấy khối long diên hương 1,57 kg trị giá hơn 70.000 USD trên bãi biển Middleton Sands, gần vịnh Morecambe.
Tháng 11/2016, 3 ngư dân người Oman đã tìm thấy 80 kg long diên hương và bán nó với giá 3 triệu USD.
Vào tháng 8/2012, một học sinh ở Bournemouth (Anh) nhặt được “cục đá màu vàng nhạt nặng 600 gr có hương vị ngọt ngào” được cho là long diên hương, trị giá 40.000 bảng Anh.
Tháng 3/2013, ông Ken Wilman ở Anh vô tình nhặt được tảng long diên hương “có mùi phân ngựa, màu sắc giống như một loại đá biển, hơi vàng xám”, được định giá đến 180.000 USD.
Năm 2006, một cặp đôi khi đi dạo trên bãi biển tại Australia đã nhặt được một cục long diên hương nặng gần 15kg. Theo như truyền thông thời bấy giờ, giá trị của nó rơi vào khoảng 7 tỷ đồng.
Thu Hà
Theo vietQ
Chuyên gia Đông y tiết lộ: Bộ phận vốn là "bảo bối" trong quả vải, chữa được bệnh nhưng chúng ta toàn vứt đi
Khi ăn vải chúng ta thường vứt bỏ hạt vải mà không hay biết đây là một loại thuốc quý rất được tin dùng trong Đông y.
Hạt vải được xếp vào loại "Thuốc lý khí" trong cẩm nang về Đông dược
Chúng ta vẫn thường nghĩ cùi vải là thứ ngon ngọt nhất trên quả vải, có tác dụng chữa bệnh. Nhưng ít ai biết rằng, hạt vải mới chính là thuốc quý trong Đông y. Thế nên mới có chuyện vải sau khi ăn xong, nhiều gia đình thời xưa thường gom hạt lại đem rửa sạch, phơi khô làm thuốc trong gia đình hoặc để bán cho các thầy lang.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch; còn gọi là lệ nhân, đại lệ hạch... Trong sách thuốc Đông y, hạt vải được xếp vào loại Thuốc lý khí (lý = chỉnh lý, lý khí = chữa trị các chứng bệnh liên quan đến chức năng của khí), cùng với những vị thuốc quen thuộc như hương phụ (củ gấu), trần bì (vỏ quít chín để lâu ngày), thanh bì (vỏ quít xanh)...
Lương y Vũ Quốc Trung
Hạt vải có vị ngọt chát, tính ấm, không độc, đi vào 3 kinh can, vị và thận., có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống
Trong y học cổ truyền, hạt vải chủ yếu dùng để chữa "sán khí thống" (thoát vị, đau) do hàn ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày thể can vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do can uất khí trệ, huyết ứ.
Trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch; còn gọi là lệ nhân, đại lệ hạch...
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thuốc chế từ hạt vải có tác dụng ức chế rõ ràng đối với kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan b; có tác dụng phòng ngừa hình thành sỏi mật, có khả năng chữa trị một số thể bệnh đau dạ dày.
Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ hạt vải
Theo lương y Vũ Quốc Trung, hạt vải có thể được sử dụng để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh như sau:
- Phụ nữ đau bụng kinh hoặc xuất hiện hiện tượng đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Mỗi ngày sử dụng 2 lần.
- Điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2: Hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên; mỗi viên 0,3g. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4-6 viên; Liên tục 3 tháng là xong một liệu trình. Hoặc bạn có thể dùng cách: Hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10g với liệu trình 3 tháng.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, hạt vải có thể được sử dụng để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh.
- Đau dạ dày mạn tính: Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín. Khi dùng mỗi lần 6g hòa với nước ấm hoặc rượu trắng pha loãng, uống mỗi ngày 3 lần.
- Phòng chống bệnh sỏi mật: Hạt vải và hạt quít - mỗi thứ 20g, trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.
- Tinh hoàn sưng đau: Hạt vải thiêu tồn tính, nghiền mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 6g, trộn thuốc bằng rượu trắng hoặc nước ấm và sử dụng.
Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn: Dùng hạt vải 12g, xuyên tiêu 4g, đại hồi 4g, tiểu hồi 2g, xuyên luyện tử 12g, mộc hương 4g, thanh diêm 2g, muối ăn 2g. Các vị nghiền bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi. Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn.
Lưu ý: Thông tin có tính chất tham khảo. Nếu muốn chữa bệnh bằng hạt vải cần được chuyên gia Đông y, bác sĩ tư vấn kỹ càng, phù hợp cho từng thể trạng nên không được tự ý dùng.
Theo Helino
Nhà có sẵn tỏi chẳng khác gì thần dược có tính kháng sinh cực mạnh chữa bách bệnh cho con Ăn tỏi đều đặn hàng ngày không chỉ giúp con bạn tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chọi bệnh tật tốt hơn mà còn chữa được nhiều bệnh thường gặp. Tỏi là gia vị có khả năng chữa bách bệnh, đối tượng trẻ nhỏ cũng được sử dụng cực hiệu quả Tỏi không chỉ là gia vị thường được sử dụng...