Khối đá tách đôi giống cắt bằng dao
Hai phần của khối đá 120 triệu năm tuổi giống như 2 miếng táo được cắt làm đôi, là điểm tham quan nổi tiếng của New Zealand.
Khối đá Táo tách đôi nằm ngoài khơi vùng vịnh Tasman, thuộc công viên quốc gia Abel Tasman, là kỳ quan địa chất nổi tiếng nhất của Đảo Nam, New Zealand. Đây là khối đá granit hình cầu, với đường kính khoảng 5,5 m và ước tính nặng tới 242 tấn. Nằm cách bờ biển khoảng 50 m, nó được nâng đỡ bởi những tảng đá granit nhiều hình thù, tựa như một hòn đảo nhỏ.
Tên gọi Táo cắt đôi Tokangawh chính thức được đặt vào năm 2014. Ảnh: WikiCommons.
Khối đá khoảng 120 triệu năm tuổi bị chia cắt làm 2 phần, tạo thành khe hở hình chữ V, giống như một quả táo được cắt đều bằng dao. Vì vậy, người Maori có truyền thuyết kể rằng, tảng đá được cắt bởi thanh kiếm của thần Zeus, trong khi chiến đấu với Hải vương tinh. Vì vậy, khối đá còn có tên gọi là Tokangawh, nghĩa là Vụ nổ đá.
Các nhà địa chất cho rằng, vào kỷ băng hà, nước đã ngấm dần qua những vết nứt tự nhiên trên bảng đá. Sau đó, khi nhiệt độ giảm, nước nhanh chóng đóng băng và tách rộng, khiến khối đá vỡ đôi. Tuy nhiên, nhiều người nghi hoặc, những phiến đá bên dưới không hoàn toàn tự nhiên. Chúng dường như được xây dựng thêm để nâng đỡ và giữ vững đá Táo tách đôi.
Dọc theo bãi biển là các điểm quan sát mặt trời mọc qua khe nứt của tảng đá. Đây được cho là cách để các nhà thiên văn học cổ đại nắm được ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí và giữ lịch luôn chính xác. Người ta cũng tìm thấy nhiều tảng đá được khắc đường chéo trên bờ biển, như những cột mốc đánh dấu vị trí quan sát mặt trời.
Du khách chụp ảnh vui nhộn với khối đá khổng lồ. Ảnh: Flickr.
Khối đá có hình thù đặc biệt này nằm ở vùng nước nông, vì vậy du khách có thể lội đến đây khi thủy triều xuống. Những lựa chọn khác là thuyền kayak, mô tô nước hoặc đường đi bộ giữa Kaiteriteri và Marahau.
Video đang HOT
Abel Tasman là công viên quốc gia nằm ở phía bắc Đảo Nam. Nơi đây được đặt tên theo nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên phát hiện ra New Zealand năm 1642, ông Abel Tasman. Công viên là một trong những điểm du lịch đẹp và nổi tiếng nhất đất nước, được bao phủ bởi 225 km2 rừng nguyên sinh và những bãi biển cát vàng, dòng sông nước trong vắt.
Công viên quốc gia Abel Tasman nằm cách thành phố Nelson khoảng 60 km. Từ sân bay thành phố, du khách đi theo quốc lộ 60 qua Motueka. Theo các biển báo tới thị trấn Kaiteriteri. Ngoài ra du khách có thể lựa chọn đi bằng xe bus từ Nelson và thị trấn Motueka.
Từ thủ đô Wellington có dịch vụ phà chở khách tới Đảo Nam. Các chuyến phà thường đi qua eo biển Cook đến thị trấn Picton. Từ đây đến công viên còn khoảng 3 giờ lái xe.
Người dân nhiều nước ủng hộ biểu tình ở Mỹ
Tuần hành phản đối vụ người da màu bị ghì chết ở Mỹ xuất hiện ở nhiều nước, hàng loạt quốc gia lên án hành động của cảnh sát Mỹ.
Nhiều cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, đang diễn ra ở nhiều quốc gia khắp thế giới.
Hàng nghìn người hôm nay tuần hành một cách ôn hòa ở New Zealand ôn hòa, trái ngược với biểu tình bạo lực tại Mỹ. Khoảng 2.000 người đã đến lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Auckland, hô vang khẩu hiệu "không công bằng, không hòa bình" và "người da màu đáng được sống".
Khoảng 500 người cũng tập trung tại thành phố Christchurch và tòa nhà quốc hội ở thủ đô Wellington, cầu nguyện cho những người Mỹ chết vì nạn phân biệt chủng tộc.
Người biểu tình tại thành phố Auckland, New Zealand, hôm 1/6. Ảnh: AP.
Truyền hình nhà nước Iran liên tục phát những hình ảnh biểu tình ở Mỹ, trong khi Tehran kêu gọi Washington chấm dứt tình trạng xung đột.
"Gửi tới các quan chức và cảnh sát Mỹ, hãy dừng hành động bạo lực chống lại người dân và để họ thở. Chúng tôi cảm thấy buồn với tình trạng mà cảnh sát Mỹ khơi mào. Cả thế giới đang đứng bên người dân Mỹ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nói trong cuộc họp báo ở thủ đô Tehran hôm nay.
Bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người nhằm ngăn Covid-19 lây lan, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại quảng trường Trafalgar ở trung tâm London, Anh, từ 8h ngày 31/5 nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình Mỹ.
Sở cảnh sát London cho hay tổng cộng 23 người đã bị bắt với nhiều cáo buộc khác nhau, trong đó có vi phạm lệnh phong tỏa. Giới chức cho biết phần lớn người tham gia biểu tình đã giải tán, nhưng nhiều cuộc tuần hành dự kiến diễn ra ở thủ đô Anh trong những tuần tới.
Tại một số nước, người biểu tình bày tỏ sự đoàn kết với cộng đồng người da màu tại Mỹ bằng các thông điệp nhắm tới chính quyền.
Hàng trăm người tuần hành tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, để phản đối các hành động bạo lực của cảnh sát nhằm vào người da màu tại các khu ổ chuột. Lực lượng an ninh bắn hơi cay để giải tán đám đông, khiến nhiều người hô lên "tôi không thể thở", tương tự lời Floyd trước khi chết.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở thành phố Montral, Canada, đã biến thành đụng độ. Giới chức tuyên bố việc tụ tập là phi pháp sau khi nhiều vật thể bị ném về phía cảnh sát và buộc họ đáp trả bằng hơi cay. Một số cửa hàng bị đập phá, nhiều đám lửa cũng được đốt trên phố.
Một số quốc gia cũng lên án tình trạng phân biệt chủng tộc và chỉ trích hành động của chính quyền Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là "căn bệnh kinh niên của xã hội Mỹ", đồng thời gọi cách chính phủ Mỹ phản ứng với biểu tình trong nước là "ví dụ về tiêu chuẩn kép nổi tiếng thế giới của họ".
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua cuối tuần qua gọi tình hình hỗn loạn trong biểu tình ở các thành phố Mỹ là "cảnh tượng tuyệt vời của Pelosi", ám chỉ bình luận của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi năm ngoái rằng các cuộc biểu tình ở Hong Kong là "cảnh đẹp đáng chiêm ngưỡng".
Chương trình bình luận vào khung giờ vàng tối 30/5 trên kênh CCTV cũng dùng cụm từ "cảnh tượng đẹp đẽ" để mô tả những cuộc biểu tình, thêm rằng "nhân quyền kiểu Mỹ là đạo đức giả và đáng khinh bỉ".
Cảnh sát giám sát biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh hôm 31/5. Ảnh: AP.
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay đăng tin về cuộc biểu tình với ba bức ảnh lớn về khung cảnh bạo lực tại thành phố Minnesota. Báo Triều Tiên đề cập thông tin hàng trăm người tập trung trước Nhà Trắng và cho biết biểu tình có thể tiếp tục lan rộng, nhưng không bình luận trực tiếp về chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
George Floyd tử vong tại bệnh viện hôm 25/5 sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút. Anh này đã liên tục cầu xin và nói "Tôi không thể thở". Hồ sơ khám nghiệm nói rằng Floyd mắc các bệnh lý nền gồm động mạch vành và suy tim do tăng huyết áp. "Những tác động kết hợp của việc bị cảnh sát ghì gáy, bệnh lý nền và chất kích thích tiềm tàng trong cơ thể Floyd đã dẫn đến tử vong", hồ sơ có đoạn viết.
Biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm. Hơn 5.000 lính Vệ binh Quốc gia đã được triển khai để đảm bảo an ninh và 2.000 binh sĩ đang trong trạng thái sẵn sàng cơ động. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng bị truy tố.
Biểu tình ở Mỹ lan sang New Zealand Các cuộc biểu tình ở Mỹ nhằm phản đối trước cái chết của người da màu bị cảnh sát ghì chết ở Minnesota tuần trước đã lan tới New Zealand. Các cuộc tuần ở New Zealand hôm nay diễn ra ôn hòa, trái ngược với biểu tình bạo lực ở Mỹ. Tại Aukland, khoảng 2.000 người tuần hành đến lãnh sự quán Mỹ,...