Khỏi COVID-19, bệnh nhân 15 tuổi bỗng dưng biến thành “một người hoàn toàn khác”
Còn có những điều gì mà chúng ta chưa biết về virus corona mới nữa không? Tại sao một bệnh nhân 15 tuổi sau khi khỏi COVID-19 thì lại biến thành một con người “hoàn toàn khác hẳn”, như thể bước ra từ một thế giới khác?
Bệnh nhân nữ 15 tuổi này đã sống sót sau một đợt bị COVID-19 tưởng không qua khỏi. Nhưng đến khi khỏi bệnh, bạn ấy như “đến từ một thế giới khác”, với “tính cách hoàn toàn khác hẳn”. Chính mẹ của bệnh nhân đã cho biết như vậy.
Nia Haughton, 15 tuổi, người Anh, nhập viện vào ngày 10/4 năm nay. Theo kênh NBC News thì suốt 2 tuần sau đó, Nia phải dùng máy thở. Để rồi vài ngày sau khi bình phục, Nia lại cảm thấy không khỏe. Nhưng lần này, thay vì phổi, con virus đang tấn công vào não bạn ấy.
Nia nói với kênh NBC News: “Tôi không phân biệt được cái gì là thật, cái gì là không. Tất cả rất đáng sợ. Tôi nghe thấy những giọng nói trong đầu mình. Rất khủng khiếp”.
Nia Haughton đang phải chịu những biến chứng về thần kinh mà các bác sĩ miêu tả là “còn tệ hơn cả COVID-19″. Ảnh: Shira Pinson/ NBC News.
Lý do được cho là một biến chứng mà các nhà khoa học còn chưa giải thích được. Nó có thể xảy ra ở một số bệnh nhân COVID-19 trong khi họ đang hồi phục, nhất là những bệnh nhân ít tuổi.
Nia cũng không phải là bệnh nhân COVID-19 đầu tiên bị ảo giác. Đã có những bệnh nhân khác ở Mỹ có trải nghiệm tương tự.
Nia còn bị co giật và đã phải quay lại phòng cấp cứu. Tại đó, bạn ấy bị chẩn đoán bệnh viêm não.
Hình ảnh chụp não của Nia vào thời điểm có triệu chứng nặng nhất, những chỗ màu đỏ là vùng bị viêm. Ảnh: Viện Nhi Evelina, London.
Justina Ward, mẹ của Nia, kể: “Tôi không biết chuyện gì là đáng sợ hơn: Việc con bé không thở nổi và phải dùng máy thở, hay là chuyện nó sống sót nhưng lại trở thành một con người hoàn toàn khác, với tính cách khác hẳn”.
Video đang HOT
Trạng thái thần kinh của Nia dường như đi ngược thời gian, trở về thời ấu thơ: Cả giọng nói lẫn hành vi của bạn ấy đều thay đổi. Nia nhìn thấy những người không hề ở trước mặt mình (do bị ảo giác), ghi nhớ rất kém, không tìm được đúng từ để nói.
Cô Justina Ward, mẹ của Nia, nói rằng chỉ trong một tháng mà cô thấy con gái mình như biến thành người khác. Ảnh: Shira Pinson/ NBC News.
Ming Lim, bác sĩ khoa thần kinh, người điều trị cho Nia, nói: “COVID đã dạy chúng ta rằng, cứ mỗi lần chúng ta cảm thấy tự mãn, cảm thấy rằng chúng ta đã hiểu hết, thì một loạt vấn đề mới lại sẽ xuất hiện”.
Những bệnh nhân trẻ tuổi ít có nguy cơ tử vong vì COVID-19 hơn là người lớn tuổi. Tuy nhiên, họ lại có vẻ dễ bị tình trạng gọi là hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa. Nguyên nhân trực tiếp của hội chứng này chưa được xác nhận, nhưng người ta tin rằng cũng vẫn do con virus đó: SARS-CoV-2. Một bác sĩ đã dùng từ “đại dịch thứ cấp” để nói đến những bệnh nhân COVID-19 bị ảnh hưởng về thần kinh. Những người này sẽ còn phải chịu hậu quả trong nhiều năm sau nữa.
Bác sĩ Ming Lim ở Viện Nhi Evelina London (Anh). Ảnh: Joe Sheffer/ NBC News.
SARS-CoV-2, con virus đã khiến hơn 716.000 người thiệt mạng trên toàn thế giới, rõ ràng không đơn giản một chút nào.
Mùa hè và nỗi lo viêm não Nhật Bản
Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C. Đây là điều kiện lý tưởng khiến số lượng trẻ em nhập viện do mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm não gia tăng.
Chớm hè cần đề phòng viêm não Nhật Bản
Giảm chức năng vận động
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã khám và điều trị cho bệnh nhi V.T.K (10 tuổi, Hải Dương) bị liệt nửa người do viêm não Nhật Bản.
Thông tin tới báo chí, thạc sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi K nhập viện trong tình trạng rất nặng, thở oxy qua mặt nạ, ý thức li bì, bắt đầu có xu hướng hôn mê, tăng áp lực sọ não.
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ viêm não, chống phù não, hạ sốt chống co giật...Hai ngày đầu, dù được điều trị tích cực nhưng tình trạng của trẻ vẫn nặng lên, phải thở máy, đặt máy đo áp lực nội sọ liên tục nhằm phát hiện sớm các cơn tăng áp lực nội sọ, điều trị can thiệp tránh tổn thương não.
Sau hai ngày, áp lực nội sọ mới ổn định, sau đó trẻ được rút ống nội khí quản, tự thở, tự ăn, tự đi vệ sinh được. Sau 10 ngày điều trị, trẻ đã có thể xuất viện tiến hành phục hồi chức năng vì vẫn còn yếu tay, chân bên trái... Dự kiến sau xuất viện, bé sẽ chuyển sang Bệnh viện Châm cứu Trung ương để phục hồi chức năng. (dự kiến bệnh nhân K cần 6 tháng đến 1 năm mới có thể phục hồi).
Theo gia đình bệnh nhi K, khi thấy con trai kêu sốt, đau đầu, nôn mẹ cháu K nghĩ con chỉ bị ho, sốt bình thường. Cho con uống thuốc hạ sốt, chị thấy cơn sốt hạ, con hết đau đầu nên nghĩ con chỉ bị bệnh thông thường. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 trẻ có biểu hiện sốt cao trở lại, kèm theo co giật. Lúc này gia đình vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Hải Dương. Được một ngày, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo tìm hiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 100 trường hợp mắc bệnh viêm não nhập viện điều trị. Trong khoảng 2 tuần gần đây, mỗi ngày, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 10 ca viêm não. Hiện tại, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đang điều trị cho 55 ca viêm não, trong đó có 27 ca viêm màng não, 8 ca viêm não Nhật Bản, 20 ca viêm màng não mủ.
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, trong hơn 10 năm trở lại đây, số ca mắc viêm não virus trung bình khoảng 1.000- 1.200 trường hợp/năm và có khoảng 20- 50 trường hợp tử vong; trong đó, bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận 200- 300 trường hợp mắc và tăng cao vào các tháng mùa Hè. Đây là bệnh có diễn biến nặng, chủ yếu tấn công trẻ dưới 15 tuổi.
Nhận biết viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân viêm não Nhật Bản chủ yếu là do một loài vi rút thuộc nhóm flavivirus gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Vi rút gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm vi rút sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh.
Ở nước ta, loài muỗi truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Để có thể đưa trẻ đến viện khám và điều trị kịp thời thì phụ huynh cần phải biết được những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ bị viêm não Nhật Bản.
Theo các chuyên gia y tế, thời gian vàng để điều trị cũng như hạn chế di chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản là 2 ngày kể từ khi nhiễm virus. Tuy nhiên, đa phần các phụ huynh đều đưa trẻ đến viện muộn, khi đã có những triệu chứng điển hình.
Khi thấy trẻ có các triệu chứng sốt, ngủ nhiều, đau đầu thì hãy nghĩ ngay đến viêm não Nhật Bản và đưa trẻ đến khám. Trong trường hợp để trẻ xuất hiện các biểu hiện nặng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng và rất khó khăn trong quá trình điều trị. Theo đó, khi trong 1 đến 2 ngày đầu mắc viêm não Nhật Bản thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. Trong các biểu hiện trên thì sốt và nôn khan thường các bậc phụ huynh hay bị nhầm lẫn nhất.
Khi trẻ bị sốt các phụ huynh thường nghĩ đến sốt virus và mua thuốc hạ sốt cho con uống. Tuy nhiên, nếu bị sốt virus trẻ sau khi uống thuốc hạ được sốt thì theo bản năng trẻ sẽ hoạt động và chơi bình thường. Nhưng nếu bị sốt do mắc viêm não Nhật Bản khi hạ sốt trẻ vẫn li bì, đau đầu và ngủ nhiều, đây chính là biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh trung ương.
Khi thấy trẻ nôn khan, nhiều bà mẹ lại nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc ho nên nôn. Vì thế nhiều người cho trẻ uống men tiêu hóa, uống thuốc ho với hy vọng giảm cơn nôn của trẻ. Nhưng thực tế không phải vậy, nôn khan không liên quan gì đến rối loạn tiêu hóa. Thực tế khi trẻ bị nôn khan kèm theo sốt, đau đầu tăng dần thì đó chính là triệu chứng của viêm não nhật bản.
Việc các bà mẹ không nhận ra điều đó, đến khi trẻ có các biểu hiện điển hình như đau đầu dữ dội, sốt cao, co giật mới đưa đến viện thì lúc đó đã quá muộn.
Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét...
Phòng bệnh như thế nào?
Để ngăn chặn bệnh viêm não Nhật Bản, cần tuyên truyền rộng khắp trong toàn dân về tác hại của bệnh, sự nguy hiểm của muỗi và vai trò của bọ gậy (loăng quăng). Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà.
Những địa phương có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc đang có bệnh viêm não Nhật Bản, cần áp dụng các biện pháp dùng hóa chất diệt muỗi như phun, tẩm màn và dùng hương xua, diệt muỗi. Biện pháp phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp rất hữu hiệu nhưng cần tiến hành đồng bộ cho tất cả các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố, không được bỏ sót bất kỳ một gia đình nào để không còn nơi trú ẩn của muỗi. Khi nằm nghỉ hay ngủ, cần nằm màn tránh muỗi kể cả ban ngày.
Tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp tốt nhất để đề phòng mắc bệnh, vì vậy, cần cho trẻ và người lớn chưa có miễn dịch với bệnh viêm não Nhật Bản đến trung tâm y tế dự phòng để tiêm vắc-xin.
Cụ thể, đối với trẻ dưới 5 tuổi: mũi một, tiêm lúc trẻ đủ 1 tuổi; mũi 2, sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3, sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa từng được tiêm vắc-xin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản. Khoảng cách các mũi cũng tương tự như trên.
Để lại biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm não Nhật Bản có biểu hiện chính là sốt cao, kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương: Sốt cao từ 38-39 độ C, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ có các dấu hiệu như mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc ly bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh).
Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể có biến chứng rất nặng như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm phế quản - phổi do bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra có thể gặp một số có di chứng muộn sau một năm hoặc lâu hơn như động kinh, Parkinson. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao (khoảng từ 20-80%) thường gặp ở những bệnh nhân nặng như có co giật, hôn mê sâu, nằm lâu ngày, suy kiệt, viêm phổi nặng.
Tránh lơ là trong phòng bệnh truyền nhiễm Những tuần gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã ghi nhận số ca mắc các bệnh truyền nhiễm, như: Tay chân miệng, bạch hầu, viêm não, sốt xuất huyết... gia tăng. Điều đáng nói, có những bệnh có thể hạn chế được bằng vắc xin, nhưng người dân vẫn lơ là việc tiêm phòng. Do...