Khởi công xây nhà ga ngầm metro Bến Thành đến Nhà hát TP HCM
Gói thầu quan trọng bậc nhất của tuyến Metro số 1 thuộc công trình đặc biệt có tuổi thọ 100 năm, nối từ nhà ga Bến Thành đến Nhà hát TP.HCM vừa được khởi công.
Sáng 17.11, tại TP.HCM đã tổ chức lễ động thổ gói thầu 1a nhà ga trung tâm Bến Thành – Nhà hát TP.
Sáng 17.11, Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP HCM và liên doanh nhà thầu Sumitomo Mitsui-Cienco 4 đã động thổ thi công gói thầu cuối của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên (đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP). Theo Ban quản lý dự án đường sắt TP.HCM gói thầu 1a gồm nhà ga Trung tâm Bến Thành và đoạn đi ngầm từ nhà ga Bến Thành đến nhà ga Nhà hát TP được triển khai đấu thầu từ tháng 7.2015 và đến tháng 4.2016 hoàn thành công tác đấu thầu. Tháng 10.2016 công tác lựa chọn nhà thầu hoàn tất với tổng mức đầu tư dự án là 4.850 tỷ đồng.
Gói thầu 1a có phạm vi bao gồm kết cấu chịu lực, nội thất, kiến trúc và các trang thiết bị kỹ thuật điện – cơ; đường hầm sử dụng cho chạy tàu từ ga Bến Thành tới ga Nhà hát TP bên dưới đường Lê Lợi. Ga Bến Thành là ga trung tâm nên công tác thiết kế kỹ thuật gói thầu số 1a bao gồm cả phần kết cấu chịu lực của nhà ga thuộc tuyến Bến Thành – Tham Lương (tuyến đường sắt đô thị số 2) và một phần kết cấu chịu lực chính của nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 4 Thạnh Xuân – Nguyễn Văn Linh – nằm dưới nhà ga của tuyến số 1. Với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, đây là công trình đường sắt đô thị thuộc cấp đặc biệt có tuổi thọ 100 năm, khổ đường ray 1,435m, đường đôi; trong đoạn ngầm, vận tốc khai thác là 80 km/h.
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8.2012.
Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, tuyến metro số 1 được đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của tổ chức Jica Nhật Bản và vốn đối ứng ngân sách thành phố. Đến nay, dự án đã hoàn tất công tác đấu thầu, đã trao 3/4 hợp đồng chính thức cho nhà thầu. Gói thầu 1b, gói thầu số 2, số 3 của dự án đều được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
“Việc trao hợp đồng và động thổ gói thầu 1a đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố có ý nghĩa quan trọng vì đây là gói thầu cuối cùng của tuyến metro số 1, việc triển khai, hoàn thành gói thầu này cũng đồng nghĩa với việc hoàn tất dự án, để đưa toàn tuyến vào vận hành, khai thác trong năm 2020″, ông Khoa cho biết.
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8.2012. Tuyến dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2020.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Ngày thứ 2 người SG vật lộn với triều cường đạt đỉnh
Chiều 16.11, triều cường ở TP.HCM đạt đỉnh 1,70m khiến nhiều khu vực bị ngập sâu, hàng ngàn người dân phải "bơi" trong nước để về nhà.
Video đang HOT
Ngày thứ 2 triều cường đạt đỉnh, người dân TP.HCM phải vật lộn trên đường để trở về nhà.
17h, trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), nước ngập kéo dài khoảng 3km từ khu vực cầu Rạch Đỉa đến đường Nguyễn Bình khiến hàng ngàn người phải dắt xe lội nước vì xe chết máy. Tại giao lộ Lê Văn Lương - Nguyễn Bình ngập sâu nhất, nước trên đường gần tới yên xe máy. Tất cả phương tiện lưu thông qua đây bị chết máy.
Mỗi khi có xe ô tô chạy trên đường tạo thành sóng nước văng tung tóe hai bên đường, người dẫn bộ xe máy phải gồng mình để tránh bị ngã.
Hoạt động kinh doanh buôn bán của các hộ dân hai bên đường bị "đóng băng" vì nước vây tứ bề.
"Sáng đi làm cũng bị ngập nước phải dắt bộ cả đoạn dài. Chiều về cũng bị ngập. Ráng hết mấy ngày triều cường, đường hết ngập tôi sẽ mang xe đi sửa, thay nhớt luôn một lần", anh Phan Văn Toàn ngụ huyện Nhà Bè nói.
Do nước ngập sâu và kéo dài nên nhiều người đành đứng trên vỉa hè chờ nước rút, số khác nhờ tài xế xe ba gác máy chở cả người và xe máy qua đoạn đường ngập nước với giá tiền 50.000đ/lượt.
"Hôm qua tôi mới thay nhớt và sửa lại xe. Giờ không dám chạy qua nước ngập nên thuê xe ba gác chở 50.000đ/lượt cho khỏe. Nghĩ cái cảnh dẫn bộ xe trên con đường đầy nước cả km là ám ảnh", chị Thu Loan cho biết.
Đến 21h, triều cường đã bắt đầu rút nhưng khu vực đường Lê Văn Lương vẫn còn ngập sâu.
Cũng do ảnh hưởng của triều cường, đường Trần Xuân Soạn (quận 7) nước từ kênh Tẻ tràn vào gây ngập nặng, giao thông hỗn loạn. Đường Bến Bình Đông (quận 8) người dân phải bì bõm lội trong dòng nước đen ngòm để về nhà.
Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, chiều 16.11, triều cường sẽ đạt đỉnh cao nhất tại trạm An Phú trên sông Sài Gòn đạt 1,66m lúc 18h và 1,70m tại trạm Nhà Bè lúc 17h30. Sau đó các ngày tiếp theo triều cường sẽ giảm dần.
Nước ngập trên đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè kéo dài khoảng 3km, học sinh và người lao động phải bì bõm trong nước ngập trên đường
Người dân "rẽ sóng nước" trên đường trở về nhà
Đủ kiểu di chuyển trên đường ngập nước
Mỗi khi xe ô tô chạy qua tạo thành sóng nước văng tung tóe hai bên đường.
Nước ngập tứ bề, người đàn ông chỉ biết đứng nhìn.
Người đi xe máy không dám qua khu vực bị ngập sâu phải thuê xe ba gác máy chở
Triều cường đạt đỉnh khiến nhiều phương tiện "bơi" trong nước
Thanh niên may mắn bắt được con cá trê nặng khoảng 1kg trong triều cường ngày triều cường đạt đỉnh 1,70m
Nước ngập tràn vào nhà khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.
Nhiều người nhậu trong nước ngập. Trước đó, chiều 15.11, nhiều tuyến đường ở TP.HCM chìm trong "biển nước" do triều cường đạt đỉnh 1,65m, người dân phải bì bõm trở về nhà.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Thanh niên, già làng tung tăng chân trần lao vào lửa đỏ Những thanh niên, già làng chân trần nhảy vào ngọn lửa đang bốc cháy ngùn ngụt trong lễ Hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn khiến nhiều người không khỏi thót tim. Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn được tổ chức vào đêm qua (15/11), tại sân của UBND xã Tân Bắc, huyện Quang Bình ( tỉnh Hà Giang)....