Khởi công xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Sáng 19/9, dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội. Đây là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực KHCN, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Được xây dựng trên diện tích rộng gần 9ha, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có nguồn đầu tư 54 tỉ yên từ nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ.
Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020″. Khi hoàn thành, Việt Nam sẽ có Trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. Đơn vị triển khai thực hiện và tiếp nhận dự án trọng điểm quốc gia này là Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC) trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Mô hình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc
Video đang HOT
Dự án được đầu tư đồng bộ thành 3 phần: Hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, dự án sẽ đầu tư xây dựng Trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ trạm thu nhận tín hiệu vệ tinh khu điều hành, bảo tàng vũ trụ, đài thiên văn… Tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tự chế tạo 2 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất vớ i công nghệ rađa hiện đại, có độ phân giải cao, ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh. Bên cạnh đó sẽ có khoảng 350 nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ được đào tạo.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ đảm trách những nhiệm vụ quan trọng là: Làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, có khả năng quan sát toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ rada hiện đại Xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm hoạ môi trường Dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi hải sản, cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong Thư chúc mừng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân viết: “Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư đồng bộ và cho đến nay cũng là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua. Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đúng tiến độ, góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020… Dự án cũng là bước khởi đầu cho sự hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ”.
Theo Dantri
Bảo tàng 11.000 tỷ đồng chưa xây trong năm 2012
Do kinh tế khó khăn và cần nhiều thời gian để thiết kế, lập tổng dự toán... nên dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chưa thể khởi công vào cuối năm nay. Phương án thiết kế "bọc trứng Âu Cơ" được lựa chọn.
Chiều 11/9, ông Nguyễn Quang Nam, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, dự án đã hoàn tất công tác lập dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định để trình Chính phủ xem xét phê duyệt. Do còn phải thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán nên dự án chưa thể khởi công vào cuối năm nay.
Theo ông Nam, 5 năm qua, dự án bảo tàng đã 2 lần bị giãn tiến độ xây dựng do khó khăn về kinh tế của đất nước, thậm chí năm 2010, dự án không được xem xét bố trí vốn, dù từng được xác định là công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long. Ngoài ra, do tính đặc thù của công trình cần có sự đồng bộ giữa thiết kế kiến trúc với nội dung và hình thức trưng bày nên việc phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để chuẩn bị tư liệu, nội dung trưng bày cũng cần nhiều thời gian.
"Đây là dự án cần thiết, song chưa phải là cấp thiết ngay năm nay. Trong khi kinh tế đất nước còn khó khăn, quan điểm của chúng tôi là nỗ lực hoàn thiện dự án, phối hợp chặt chẽ với Ban xây dựng nội dung và hình thức trưng bày để thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán với chất lượng tốt nhất, tránh tình trạng vừa thiết kế vừa thi công", ông Nam bày tỏ.
Phối cảnh công trình Bảo tàng nằm giữa công viên Hữu Nghị. Ảnh: Đoàn Loan.
Ông Nam cho hay, 2 phương án tối ưu nhất đã được Ban tổ chức cuộc thi tuyển chọn phương án kiến trúc chấm điểm cao và được nhiều người dân lựa chọn tại cuộc trưng cầu lấy ý kiến vào năm 2007. Ban tổ chức đã lựa chọn phương án thiết kế của Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản). Đây là một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới về công tác lập dự án đầu tư và thiết kế cơ sở. Tại nhiều cuộc hội thảo, thiết kế của công trình này được các chuyên gia kiến trúc, quy hoạch, di sản văn hóa đánh giá cao.
"Thiết kế tòa nhà được đơn vị tư vấn đưa ra từ ý tưởng bọc trứng Âu Cơ, nhiều chi tiết thiết kế đã được đặc biệt quan tâm đảm bảo yếu tố bản sắc dân tộc, nhiều vật liệu được yêu cầu sử dụng vật liệu trong nước như bên ngoài toà nhà sử dụng gốm sứ...", Giám đốc Nguyễn Quang Nam nói thêm.
Công trình được đặt trong khuôn viên công viên Hữu Nghị (xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), sẽ có 4 hạng mục lớn gồm tòa nhà chính khu tưởng niệm danh nhân khu trưng bày ngoài trời hạng mục kỹ thuật phụ trợ, cây xanh, cảnh quan. Trong đó, tòa nhà chính được xây dựng trên khu đất hơn 20.000 m2, diện tích sàn xây dựng gần 90.000 m2, chiều cao tối đa 32,5 mét.
Tòa nhà này có một tầng hầm và 3 tầng nổi, bao gồm kho lưu giữ hiện vật vô cơ và hữu cơ qua các thời kỳ, thời đại không gian để trưng bày, tái hiện lịch sử, chuyên đề, sưu tập... trung tâm bảo quản và phục chế khu khám phá sáng tạo hội trường, các phòng hội họp, hội thảo, chiếu phim, học tập, tìm hiểu và giao lưu trao đổi kiến thức cộng đồng...
Khu tưởng niệm danh nhân có diện tích xây dựng 1.520 m2, gồm nhà tưởng niệm đặt các tượng, danh sách tên danh nhân được tôn vinh và hiện vật. Khu trưng bày ngoài trời sẽ trưng bày những hiện vật lớn tái tạo không gian lịch sử không gian văn hóa, kiến trúc đặc sắc không gian hoạt động văn hóa, trình diễn.
Lãnh đạo Ban quản lý dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng cho rằng, với tính chất đặc thù của công trình, thời gian chuẩn bị đầu tư có thể dài hơn so với các dự án thông thương thường nhưng sẽ đảm bảo yếu tố chất lượng để bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử mà còn trở thành một di sản văn hóa, công trình kiến trúc tiêu biểu của đất nước thời kỳ đổi mới.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, do thiếu diện tích nên số hiện vật lịch sử được trưng bày chỉ chiếm một phần rất nhỏ so hàng trăm nghìn hiện vật mà bảo tàng đang lưu giữ. Cơ quan này cũng phải thường xuyên trưng bày theo chủ đề để sử dụng hiện vật hiệu quả và không mất nhiều diện tích."Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mới sẽ có đủ diện tích trưng bày, lưu giữ bảo quản hiện vật, phát huy tốt giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc", ông Cường nói.Theo VNE
Dừng Dự án cảng biển Vân Phong của Vinalines Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký văn bản yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo, hướng dẫn Vinalines dừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong giai đoạn khởi động mà Tcty này làm chủ đầu tư. Văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từ Văn phòng Chính...