Khởi công xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây: Khơi thông động lực phát triển
Dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, một trong 2 dự án trọng điểm quốc gia đang triển khai trên địa bàn tỉnh sẽ chính thức khởi công vào cuối tháng 9 tới.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng (thứ hai từ trái qua) xem xét bản đồ thu hồi đất trên địa bàn xã Lộ 25, H.Thống Nhất trong chuyến đi khảo sát thực địa công tác giải phóng mặt bằng của dự án. Ảnh: P.Tùng
Đây là dự án được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải áp lực cho tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 1, đồng thời khơi thông động lực phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Hoàn thành xây dựng trong 24 tháng
Dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là dự án thành phần của dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đây cũng là dự án có vai trò đặc biệt trong việc kết nối giao thông cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với vị trí đặc biệt quan trọng đó, vào tháng 6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc chuyển đổi phương thức đầu tư từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công đối với 3 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, trong đó có dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Việc chuyển đổi phương thức đầu tư nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án thành phần này.
Theo ông Nguyễn Công Hợp, Phó trưởng phòng Quản lý dự án 2, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GT-VT), chủ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, sau khi Quốc hội thông qua việc chuyển đổi phương thức đầu tư đối với dự án, đơn vị đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm khởi công dự án. “Ngày 27-8, sẽ thực hiện phát hành hồ sơ mời thầu của dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây” – ông Nguyễn Công Hợp cho hay.
Theo tiến độ dự kiến, dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ được khởi công vào cuối tháng 9-2020. Dự án này có tổng chiều dài 99km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai dài 51,5km được chia làm 2 gói thầu.
Ông Nguyễn Công Hợp cho biết, so với 2 dự án thành phần khác cũng được chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công là đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45 và Vĩnh Hảo – Phan Thiết, thì dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có cấp độ ưu tiên cao hơn. “2 dự án Mai Sơn – quốc lộ 45 và Vĩnh Hảo – Phan Thiết là dự án trọng điểm cấp 1 thì dự án Phan Thiết – Dầu Giây là dự án trọng điểm cấp đặc biệt” – ông Nguyễn Công Hợp nhấn mạnh.
Với cấp độ ưu tiên đó, chủ đầu tư sẽ yêu cầu các nhà thầu thực hiện thi công ngay sau khi khởi công. Trong các điều kiện đưa ra với các nhà thầu, Ban Quản lý dự án Thăng Long cũng yêu cầu các nhà thầu phải huy động tối đa nhân, vật lực để thi công dự án.
Theo chủ đầu tư, thời gian hoàn thành thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai là 24 tháng. “Thời gian thi công rất gấp nên yêu cầu đối với nhà thầu là rất cao. Tuy nhiên, thuận lợi của dự án là khởi công vào thời điểm cuối mùa mưa nên tiến độ thi công có thể đẩy nhanh” – ông Nguyễn Công Hợp chia sẻ.
Video đang HOT
* “Chạy đua” giải phóng mặt bằng
Dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện thi công ngay và thi công liên tục sau khi khởi công, do đó chủ đầu tư đề nghị địa phương thực hiện bàn giao một lần toàn bộ mặt bằng sạch. Chính vì vậy, để đảm bảo tiến độ, các cơ quan chức năng và các địa phương cũng đang “chạy đua” để thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án.
Để thực hiện dự án, Đồng Nai sẽ phải thu hồi khoảng 412ha đất trên địa bàn các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP.Long Khánh.
Cưa cắt vườn cây nằm trong phạm vi dự án để tạo lập mặt bằng sạch tại xã Xuân Hiệp, H.Xuân Lộc. Ảnh: P.Tùng
Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 địa phương gồm huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và TP.Long Khánh đã cơ bản hoàn thành. Các cơ quan chức năng hiện đang thực hiện công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.
Trên địa bàn H.Xuân Lộc, địa phương có diện tích đất thu hồi lớn nhất hiện nay cũng đã cơ bản hoàn thành.
Ông Lê Khắc Sơn, Phó chủ tịch UBND H.Xuân Lộc cho biết, hiện nay, địa phương đã phê duyệt phương án đền bù đối với 723 trường hợp (521 trường hợp thuộc đợt 1 và 202 trường hợp thuộc đợt 2). Đồng thời đã thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 531/723 trường hợp và đang tiếp tục chi trả cho 192 trường hợp còn lại. Riêng đối với 114 trường hợp thuộc đợt 2 chưa được phê duyệt phương án bồi thường, các cơ quan chức năng của H.Xuân Lộc cũng đang hoàn thiện hồ sơ, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và thẩm định, phê duyệt. Khi chủ đầu tư chuyển kinh phí bồi thường, địa phương sẽ thực hiện cho trả sớm nhất cho người dân.
Để phục vụ tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi, Đồng Nai hiện đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 2 khu tái định cư trên địa bàn 2 huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, với yêu cầu về tiến độ từ chủ đầu tư, các địa phương cần phải đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng. Tăng cường vận động người dân thực hiện bàn giao mặt bằng cho dự án. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở TN-MT giải quyết nhanh các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. “Các địa phương và các đơn vị liên quan phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch trước thời điểm cuối tháng 9-2020 cho chủ đầu tư” – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Chuối bơm là giống gì mà đội sỏi đá vươn lên, cho toàn trái ngon, thu cả hoa lẫn lá?
Tuy giá bán không cao nhưng cây chuối bơm ít tốn công chăm sóc, trái chuối ăn tươi cũng được, chế biến làm chuối sấy cũng được.
Có lẽ vì vậy mà cây chuối bơm ở Đồng Nai vẫn lặng lẽ vươn mình trên đất sỏi, bất chấp thị trường xuất khẩu bấp bênh hay dịch Covid-19.
Cùng với chuối sứ, chuối bơm là một trong 2 giống chuối truyền thống có mặt từ lâu trên đất Đồng Nai.
Vươn mình trên đất sỏi
Huyện Thống Nhất được biết đến là địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất nhì tỉnh Đồng Nai. Trước làn sóng người dân ồ ạt chuyển đổi cây trồng sang chuối cấy mô để xuất khẩu, nhiều nông dân ở địa phương vẫn duy trì diện tích trồng chuối truyền thống. Trong đó, cây chuối bơm đã gắn bó rất lâu trên mảnh đất xã Quang Trung.
Nông dân trồng chuối bơm ở xã Quang Trung (huyện Thống Nhất). Ảnh: Duy Tân
Hiện toàn xã Quang Trung có gần 1.000ha chuối bơm. Để bảo đảm đầu ra cho giống chuối truyền thống, các hộ dân đã cùng với các cơ sở sản xuất chuối sấy, vựa thu mua chuối tạo thành mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ vụ sản phẩm chuối bền vững.
Ông Vũ Viết Châu - người dân xã Quang Trung cho biết, nơi đây là vùng bán sơn địa, đất canh tác trong vùng lẫn với nhiều sỏi đá nhưng lại rất thích hợp với cây chuối.
Dù đất khô cằn nhưng nhiều cây chuối vẫn đội đá vươn lên tươi tốt, vừa cho trái ngon, vừa cho hoa, lá, giúp người trồng kiếm thêm thu nhập. Hai năm trước, khi hồ tiêu rớt giá, ông Châu quyết định chặt bỏ 1ha vườn tiêu để quay lại trồng giống chuối bơm. Trước đó, vườn chuối bơm 1ha ở kế bên vẫn được ông duy trì liên tục từ hàng chục năm nay.
Theo ông Châu, chuối bơm thích ứng tốt với mọi điều kiện thời tiết. Khi trồng, không cần phải bón lót, rắc vôi hay phun các loại thuốc khử trùng. Công chăm sóc cũng nhàn hơn vì không phải dùng các loại thuốc trị nấm, trị rệp hay nhện đỏ.
Hiện nay, nhiều vườn chuối bơm được người dân đầu tư thêm hệ thống đường ống, béc phun tự động để tiết kiệm nước. Chuối bơm trồng mùa nắng vẫn cho sản lượng thu hoạch tương đương như mùa mưa.
Chuối bơm trồng chừng nửa năm là có thể cho thu hoạch. Bình quân trên 1ha, mỗi lứa ông Châu thu được 16 tấn trái, giá bình quân gần 4.000 đồng/kg. Không tốn chi phí đầu tư, kể cả trái chuối có tỳ vết vẫn bán được, nên đầu ra của chuối bơm rất thuận lợi. Hiện ông Châu tiếp tục đào mầm giống để mở rộng diện tích.
Chia sẻ điều này, ông Nguyễn Ngọc Diện - nông dân cùng xã cho biết, tuy giá bán không cao nhưng chưa thấy năm nào chuối bơm rơi vào tình trạng ế ẩm vì không bị ảnh hưởng bởi thị trường xuất khẩu
Người dân huyện Thống Nhất phân loại chuối trước khi đưa đi tiêu thụ.
UBND huyện Thống Nhất cho biết sẽ tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện quy trình sản xuất, hồ sơ đánh giá sản phẩm của 3 cơ sở thực hiện Chương trình OCOP năm 2020, trong đó có sản phẩm chuối sấy của cơ sở Cường Hoa xã Quang Trung.
Công chăm sóc đối với chuối truyền thống rất ít, chủ yếu là dọn lá, phát quang vườn tược. Trái chuối bơm ăn tươi được, chế biến làm chuối sấy cũng được. Ngoài bán trái, hoa chuối cũng được tận thu với giá hơn 6.000 đồng/kg tại vườn.
"Không bon chen với thị trường xuất khẩu đầy rủi ro nên cây chuối truyền thống vẫn có chỗ đứng ổn định và tồn tại đến ngày nay" - ông Diệp nói.
Thực tế thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giống chuối cấy mô xuất khẩu đang gặp khó khăn về đầu ra. Hiện các thương lái thu mua giống chuối này tại vườn chỉ từ 2.000-2.500 đồng/kg, thấp hơn rất nhiều so với mức giá từ 10.000-15.000 đồng/kg vào thời điểm thị trường xuất khẩu tốt.
Làm OCOP cho chuối sấy
Chuyện chuối cấy mô hết tăng giá rồi rớt giá đã lặp đi lặp lại từ lâu nay không chỉ ở huyện Thống Nhất mà khắp tỉnh Đồng Nai. Việc người dân đua nhau trồng chuối già xuất khẩu khiến sản lượng mặt hàng này tăng cao, càng dễ đẩy chuối cấy mô vào thế khó khi thị trường gặp biến.
Không chỉ là vùng có diện tích trồng chuối lớn từ nhiều năm nay, huyện Thống Nhất còn được biết đến là "cái nôi" của nghề làm chuối sấy - một đặc sản của địa phương. Nghề chế biến chuối sấy (chủ yếu với chuối truyền thống) vì thế còn là thế mạnh mà chuối cấy mô khó sánh được.
Ông Trần Ngọc Đặng - nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng chuối ở xã Quang Trung kể, nghề làm chuối sấy bắt nguồn từ xã Quang Trung cách đây hơn 20 năm. Nghề này từng phát triển ra nhiều địa phương nhưng chỉ có chuối bơm vùng xã Quang Trung mới cho ra miếng chuối sấy thơm ngon, giòn và có màu sắc đẹp sau khi chiên. "Nhờ vị ngọt, thơm, màu sắc bên trong rất vàng nên khi làm chuối sấy, sản phẩm nhìn bắt mắt và ăn ngon hơn chuối cấy mô" - ông Đặng nói.
Được biết, xã Quang Trung hiện có khoảng 10 hộ đang làm nghề sản xuất chuối sấy. Trong đó có một số hộ gia đình phát triển thành doanh nghiệp, tiêu thụ từ 8-10 tấn chuối mỗi ngày. Toàn bộ nguồn chuối nguyên liệu để sản xuất chuối sấy đều được làm từ giống chuối bơm của địa phương.
Bà Trần Thị Hoa - chủ cơ sở chế biến rau củ quả Cường Hoa, là một trong những người đầu tiên làm chuối sấy ở Quang Trung. Chuối sấy của cơ sở này từng được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Đồng Nai năm 2017. Đây cũng là một trong những mặt hàng thế mạnh của cơ sở từ nhiều năm nay với lượng hàng khá lớn bán ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Bà Lê Thị Thảo - cán bộ Địa chính - Nông nghiệp và Môi trường xã Quang Trung cho biết, địa phương ủng hộ người dân phát triển giống chuối truyền thống này vì cho năng suất và kinh tế ổn định. "Chuối bơm còn được định hướng phát triển trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)" - bà Thảo nói.
Đồng Nai: Trồng cây tai voi lớn, lạ mà quen, nông dân bỏ túi trăm triệu đồng/năm Nhiều nông dân xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) chỉ với vườn rau bạc hà (dọc mùng) dại đã có thu nhập 100 triệu đồng/năm. Bạc hà là loài cây mọc hoang dại được trồng chủ yếu để lấy bẹ làm rau hoặc làm cây cảnh với tên gọi phổ biến là cây "tai voi lớn". Anh Phạm Quốc...