Khởi công xây dựng các công trình thuộc Tiểu dự án môi trường bền vững tại thành phố Nha Trang
Ngày 7/11, tại thành phố Nha Trang, Ban Quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa đã khởi công xây dựng các hạng mục trọng điểm thuộc dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án thành phố Nha Trang.
Một đơn vị chuẩn bị phương tiện để triển khai xây dựng kè và đường giao thông dọc bờ sông Cái Nha Trang trong khuôn khổ dự án.
Đây là dự án được triển khai tại thành phố duyên hải của Việt Nam, gồm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) và Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), được Chính phủ Việt Nam ký kết với Ngân hàng Thế giới để tài trợ nguồn vốn vay, thực hiện kể từ năm 2017.
Riêng tổng mức đầu tư cho tiểu dự án Nha Trang là 72 triệu USD; trong đó, có 60,6 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế giới và 11,4 triệu USD từ nguồn đối ứng của Việt Nam được triển khai thực hiện các nội dung kể từ năm 2019 bao gồm 4 hợp phần: mở rộng hạ tầng vệ sinh, cải thiện kết nối đô thị, bồi thường và giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thực hiện các cải cách thể chế.
Phát biểu tại Lễ khởi công, bà Crolyn Turk – Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: 18 năm qua, Ngân hàng Thế giới đã luôn đồng hành, hỗ trợ cho sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thành phố Nha Trang. Sự hỗ trợ này bao gồm nhiều dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật, tập trung vào chương trình cung cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường theo hướng bền vững. Các hạng mục công trình của dự án hiện nay, khi được xây dựng hoàn thiện sẽ góp phần cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho khoảng 400 nghìn người dân thành phố Nha Trang.
Các hạng mục được khởi công xây dựng lần này bao gồm: xây dựng nhà máy nước thải phía Bắc thành phố Nha Trang với công suất xử lý nước thải đạt 15.000m3/ ngày đêm, có giá trị hợp đồng thi công gần 303 tỷ đồng; xây dựng tuyến đường dài 2,3km và kè dài 1,9km dọc theo sông Cái có giá trị hợp đồng thi công 271 tỷ đồng; xây dựng đường Chử Đồng Tử dài 368m và kè bảo vệ bờ bắc sông Cái dài hơn 422m, có giá trị hợp đồng thi công 36 tỷ đồng; xây dựng trạm bơm nước mưa có công suất 10m3/giây, trị giá thi công trên 100 tỷ đồng. Các công trình này có thời gian thực hiện hợp đồng thi công từ 16 – 18 tháng.
Video đang HOT
Tiểu dự án thành phố Nha Trang có mục tiêu giải quyết tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường khu vực phía bắc thành phố; cải thiện vệ sinh môi trường, tăng cường khả năng thoát lũ và chống sạt lở hai bên bờ sông Cái đoạn qua thành phố Nha Trang, kết hợp nâng cấp hạ tầng giao thông… Đến nay, dự án đã có 5 gói thầu xây lắp (ngoài các hạng mục nói trên) đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao và đưa vào sử dụng.
Trước đó, trong giai đoạn 2006 – 2014, Nha Trang cũng là một trong 3 thành phố của Việt Nam được chọn để triển khai Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải (bên cạnh thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bằng vốn vay Ngân hàng Thế giới, kết hợp vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Trong số đó tiểu Dự án thành phố Nha Trang có mức đầu tư trên 93 triệu USD, sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả tích cực, tăng cường khả năng bảo đảm vệ sinh, môi trường đô thị.
Báo cáo Quốc hội tiến độ thực hiện cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Túy Loan. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 dài 654km, được chia thành 11 dự án thành phần, gồm: 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Về giải phóng mặt bằng các dự án thành phần bắt đầu thực hiện từ tháng 6/2019. Tính đến thời điểm đầu tháng 9/2021, chính quyền các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 642,4/652,3km, đạt 98,4%.
Đến nay, cả 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công đều đã khởi công xây dựng, gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận 2. Sản lượng thi công của 8 dự án đạt hơn 8.933 tỷ đồng, bằng khoảng 25,1% tổng giá trị hợp đồng.
Đối với 3 dự án thành phần triển khai theo hình thức PPP (hợp tác công tư), gồm: Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đến tháng 7/2021, cả 3 dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện nay, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án của 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP đang đàm phán với các ngân hàng đã cam kết cho vay vốn để thu xếp tài chính. Tuy nhiên, việc huy động vốn vay gặp khó khăn khi ngân hàng đề nghị được áp dụng điều khoản chia sẻ doanh thu theo quy định tại điều 82 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP).
"Bên cạnh việc tích cực đàm phán với ngân hàng, các nhà đầu tư đang nỗ lực huy động các nguồn vốn hợp pháp khác như: Tăng vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,...", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin.
Đề cập về những vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, việc giải phóng mặt bằng dự án vẫn đang còn vướng mắc gần 11km chưa được giao (chiếm khoảng 1,6% tổng chiều dài các dự án).
Các tồn tại, vướng mắc chủ yếu do chậm trễ trong di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư. Bên cạnh đó, một số dự án vướng mắc cục bộ do khiếu kiện, tranh chấp, người dân khiếu nại về đơn giá, chính sách bồi thường...
Báo cáo cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông vừa qua đã gặp vướng mắc về nguồn cung ứng vật liệu xây dựng (đất, cát, đá) do việc triển khai đồng loạt các dự án thành phần, nhu cầu vật liệu đất đắp tăng đột biến, dẫn đến tình trạng khan hiếm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án. Cá biệt, tại dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị cung cấp, vận chuyển vật liệu xây dựng cho dự án.
Ngoài ra, giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu tăng cao, đặc biệt là giá thép xây dựng tăng đột biến đã gây nhiều khó khăn về tài chính cho các nhà thầu thi công xây dựng. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dẫn đến việc huy động nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công tại hiện trường của các nhà thầu gặp khó khăn; trong đó, một số công trình đã phải dừng thi công do có cán bộ, công nhân lây nhiễm COVID-19 phải cách ly.
Để đảm bảo việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 theo đúng yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm, thường xuyên giám sát tình hình thực hiện dự án; chỉ đạo các cơ quan có liên quan kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội có ý kiến với đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương có dự án đi qua thường xuyên quan tâm, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận với chính sách đền bù, hỗ trợ thu hồi đất để giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Giải quyết các khó khăn về nguồn cung ứng vật liệu (đất, cát, đá) đáp ứng khối lượng, tiến độ thi công các dự án cũng như có giải pháp bình ổn giá, tránh đầu cơ nâng giá; ưu tiên tiêm vaccine cho cán bộ, người lao động và tạo thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân lực phục vụ thi công các dự án.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương rà soát tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai 6 dự án thành phần: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo để điều chỉnh thời gian xây dựng cho phù hợp, sớm hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ các dự án, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 dài 654km, đi qua 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án khoảng 12.401 tỷ đồng...
TP.HCM tái khởi động 22 dự án giao thông trọng điểm Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM sẽ khởi động trở lại 22 dự án giao thông trọng điểm và đặt mục tiêu cho nhiều dự án hoàn thành trong năm 2021. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM...