Khởi công tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An
Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng tỉnh Thừa Thiên – Huế (26/3/1975 – 26/3/2022), ngày 26/3, tại xã Hải Dương, thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế khởi công tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An.
Dự án sẽ góp phần mở ra không gian phát triển mới cho khu vực ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Mô phỏng cầu qua cửa biển Thuận An sau khi hoàn thiện.
Quy mô đầu tư giai đoạn 1 của dự án có chiều dài hơn 7,7 km, từ cầu Tam Giang đến cầu qua cửa biển Thuận An, kết thúc tại nút giao thông giữa quốc lộ 49A và quốc lộ 49B thuộc thị trấn Thuận An, thành phố Huế. Trong đó, cầu qua cửa biển Thuận An dài hơn 2,3 km, bề rộng mặt cầu cầu là 20m; mặt cắt ngang của tuyến đường là 26m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2.400 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 1.600 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương; thời gian thi công là 3 năm.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, đây là dự án trọng điểm của tỉnh và quốc gia. Khi dự án hoàn thành sẽ kết nối thông suốt với tuyến đường bộ ven biển của cả nước đã được quy hoạch; tạo sự liên kết với các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm ven biển miền Trung; góp phần củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, dự án còn tạo ra quỹ đất ven biển rộng lớn khoảng 1.500 hecta, qua đó thu hút những nhà đầu tư lớn để phát triển đô thị, các dự án du lịch nghỉ dưỡng…
Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thừa Thiên – Huế đang tập trung huy động mọi nguồn lực, nhanh chóng đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kinh tế, xã hội, với mục tiêu đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.
Ở các 'vùng đỏ' có dịch COVID-19, xe khách vẫn được phép hoạt động
Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; cảng biển; cảng, bến thủy nội địa; đầu mối xếp dỡ hàng hoá khác trên địa bàn có dịch COVID-19 ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 (vùng đỏ) được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
Ở các vùng đỏ có dịch COVID-19, xe khách vẫn được phép hoạt động. Ảnh: TTXVN
Đây là điểm mới trong Quyết định 359/QĐ-BGTVT vừa được Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Cụ thể, người điều khiển phương tiện (lái xe, phụ xe, nhân viên bốc xếp đi theo xe; lái tàu, thủy thủ, nhân viên bốc xếp đi theo tàu), hành khách tham gia giao thông 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tuân thủ "Thông điệp 5K"; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
- Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
Hướng dẫn này áp dụng đối với hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) trên phạm vi toàn quốc đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Đồng thời bảo đảm vận tải hàng hóa liên tỉnh lưu thông, tổ chức vận tải hành khách công cộng liên tỉnh phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/3: VN Index nối dài chuỗi phiên tăng điểm Thị trường vừa có thêm phiên phục hồi khá tốt, VN Index tăng gần 8 điểm, áp sát mốc 1.470 điểm. Như vậy VN Index đã nối dài chuỗi phiên tăng điểm lên 4 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật của phiên giao dịch các nhóm cổ phiếu hàng hoá cơ bản gồm dầu khí, thép, phân bón, cảng biển ... đã tăng...