Khởi công nhà máy dừa tươi “khủng” 200 tỷ, công suất 25 tấn trái
Ngày 25/11, tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng nhà máy dừa tươi Kinh Thanh với công suất lên tới 25 triệu trái/năm do Tập đoàn Vina T&T làm chủ đầu tư.
Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng giám đốc Vina T&T cho biết, Tập đoàn Vina T&T đã có bề dày kinh nghiệm về xuất khẩu nông sản, có quan hệ hợp tác xuất nhập khẩu với nhiều đối tác uy tín trong và ngoài nước.
Tập đoàn đã xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản như thanh long, vú sữa, xoài, nhãn, bưởi.. đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Canada.
Các đại biểu tiến hành nghi thức động thổ dự án Nhà máy dừa tươi Kim Thanh. Ảnh: N.Hiền
Riêng với trái dừa Bến Tre, Vina T&T đã và đang cạnh tranh rất tốt với những sản phẩm cùng chủng loại của Thái Lan và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Hiện trái dừa Bến Tre đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Hoa Kỳ. Hiện mỗi tuần, công ty xuất khẩu 5 container (tương đương khoảng 100.000 trái dừa sang Hoa Kỳ.
Nhận thấy tiềm năng tiêu thụ mạnh mẽ của trái dừa Bến Tre tại thị trường Hoa Kỳ cũng như nhiều thị trường khác, Vina T&T đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy dừa tươi Kim Thanh nhằm nâng cao tỷ trọng sản xuất, chế biến dừa tươi phục vụ xuất khẩu.
Nhà máy có tổng diện tích gần 10.000 m2 và có công suất thiết kế là 25 triệu trái dừa tươi/năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án bao gồm cả hệ thống máy móc thiết bị là khoảng 200 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2019.
Video đang HOT
Hiện trái dừa Bến Tre đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Hoa Kỳ, tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường khác rất rộng mở.
Tham dự lễ khởi công, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, thị trường châu Âu, đặc biệt là Thuỵ Sỹ rất thích trái dừa tươi Việt Nam.
Việc nhà máy dừa tươi Kim Thanh đưa vào công nghệ hiện đại giúp kéo dài thời gian bảo quản trái dừa tươi lên tới 80-90 ngày sẽ tạo điều kiện rất tốt để đưa trái dừa tươi đến với các thị trường xa xôi. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản Việt và ổn định đời sống của người nông dân.
Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Bến Tre cũng bày tỏ vui mừng về việc nhà máy dừa tươi Kim Thanh sẽ giúp trái dừa tươi Bến Tre có thêm kênh thâm nhập các thị trường lớn, từ đó khai thác tối đa các giá trị, đặc biệt khi trái dừa xiêm xanh Bến Tre vừa được cấp chỉ dẫn địa lý.
Theo Nguyễn HIền (Báo Hải quan)
Sản xuất sản phẩm OCOP thời 4.0 cần nông dân, nông trại thông minh
"Ứng dụng triệt để vận hội của cánh mạng công nghiệp 4.0, chúng ta sẽ triển khai tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP theo mô hình nông nghiệp 4.0 với 3 trụ cột quan trọng là Nông trại thông minh - Nông dân thông minh - Công chức thông minh".
Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT tại Hội thảo quốc tế chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới tổ chức tại Hà Nội sáng nay (20/11).
Thời gian qua, việc triển khai chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) đã giúp TX Quảng Yên (Quảng Ninh) phát triển hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh. Ảnh: IT
Sau 8 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khu vực nông thôn đã có nhiều đổi thay rõ nét, lĩnh vực hạ tầng như: giao thông, các công trình công cộng phúc lợi: điện, trường, trạm, nhà làm việc, công trình văn hóa...đã được đầu tư, nâng cấp và phát huy tác dụng. Hơn 20.000 mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Tính đến nay, toàn quốc đã có 3.595 xã đạt chuẩn nông thôn mới (40,3%), 56 huyện thị xã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. Đây có thể xem là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới, tạo nên điều kiện vô cùng thuận lợi để chúng ta tập trung vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Nhung hươu là 1 trong những sản phẩm được lựa chọn vào chương trình OCOP của Hà Tĩnh. Ảnh: IT
Việc Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP được đúc kết từ thành công và kinh nghiệm của cả quốc tế cũng như trong nước, được đánh giá là một giải pháp rất cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện.
Theo báo cáo của 63 tỉnh thành, cả nước có 6.270 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất (có đăng ký kinh doanh), trong đó có 3.126 doanh nghiệp (chiếm 76,6% số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong cả nước), tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm (gồm: nhóm thực phẩm 2.584 sản phẩm; nhóm đồ uống 1.041 sản phẩm; nhóm thảo dược 231 sản phẩm; nhóm vải và may mặc 186 sản phẩm; nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí 580 sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 201 sản phẩm với 413 làng bản văn hóa gắn liền với du lịch).Trên cơ sở phân tích, đánh giá, cho thấy hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có tiềm năng lớn, có dư địa và động lực để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa.
Mía tím là một sản phẩm OCOP của huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Ảnh: IT
Tuy chỉ mới có 18/63 tỉnh phê duyệt đề án, nhưng theo ông Trần Thanh Nam, số sản phẩm mục tiêu của nhóm tỉnh này đã đạt 1.570 sản phẩm gắn sao OCOP đến 2020.
"Đây có thể xem là một lợi thế, nếu được chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách cụ thể, bài bản, đồng bộ, thì việc triển khai các nội dung đề án chương trình OCOP sẽ rất thuận lợi, tạo chuyển biến căn bản trong phát tr6iển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới giai đoạn tới đi vào thực chất, bền vững" - ông Nam nhấn mạnh.
Ông Ngô Tất Thắng - Phó chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cho rằng, việc ban hành triển khai chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm là rất cần thiết, với tinh thần cả quốc gia khởi nghiệp, cần có sự khởi nghiệp của cả đội ngũ nông dân đông đảo nhưng cần được tổ chức khoa học với sự chỉ đạo, hỗ trợ, dẫn dắt của Nhà nước để nông dân đứng trong tổ chức kinh tế của chính họ (là các doanh nghiệp, các hợp tác xã), thực sự làm chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế từ những lợi thế của mỗi địa phương trong cả nước.
Cũng theo ông Thắng, mục tiêu của chương trình giai đoạn 2018-2020 là tiêu chuẩn hóa 50% sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn hiện có, phát triển mới 1.000 sản phẩm; công nhận ít nhất 100 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia; đồng thời phát triển 8 - 10 làng văn hóa du lịch.
Để đạt được các mục tiêu trên, theo đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai đồng bộ, bài bản và phù hợp về quy mô, phương thức triển khai sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm gia tăng được giá trị, quảng bá thương hiệu, khẳng định và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của các địa phương lên tầm quốc gia. Giúp doanh nghiêp, HTX, hộ sản xuất sản phẩm OCOP phát triển các mối quan hệ với các bạn hàng, làm cho hoạt động bán sản phẩm OCOP trở nên dễ dàng hơn, nâng cao năng lực và tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng thời gop phân nâng cao hiệu quả Chương trình OCOP và tăng trương kinh tê chung cua quôc gia.
Theo Danviet
Quyết tâm giữ "vàng", 3 Bộ "tam kiếm hợp bích" Sáng nay 8.8, đại diện 3 Bộ: NN&PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ đã cùng nhau ký kết quy chế phối hợp giữa các bên về xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý (CDĐL), mở ra cơ hội vàng khi tham gia thị trường quốc tế cho các ngành hàng, sản phẩm của Việt Nam. Vì thiếu CDĐL mà không...