Khởi công cầu vượt Hàng Xanh
Ngày 10.10, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM khởi công xây dựng cầu vượt bằng thép tại ngã tư Hàng Xanh, Q.Bình Thạnh.
Công trình cầu vượt ngã tư Hàng Xanh có bề rộng 16 m, dài 390 m, trong đó phần cầu dài 220 m, bao gồm bốn làn xe chạy trên trục đường Điện Biên Phủ, có vốn đầu tư 183 tỉ đồng trích từ ngân sách TP.
Cầu vượt Hàng Xanh chỉ cho xe buýt, ô tô dưới 9 chỗ và xe 2-3 bánh lưu thông.
Video đang HOT
Công trình dự kiến hoàn thành sau bốn tháng thi công.
Hiện nay Sở GTVT đã rào chắn một phần mặt đường tại khu vực vòng xoay để thi công giai đoạn một.
Sở GTVT cho biết từ nay đến cuối năm 2012 sẽ khởi công thêm hai cầu vượt nhẹ bằng thép tại vòng xoay Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình) và vòng xoay Cây Gõ (Q.11).
Cuối tháng 7.2012, Khu quản lý giao thông đô thị số 2 cũng đã khởi công xây dựng cầu vượt bằng thép đầu tiên tại ngã tư Thủ Đức (trên xa lộ Hà Nội) với kinh phí 227 tỉ đồng.
Đây là bốn công trình mang tính cấp bách nhằm chống ùn tắc giao thông tại TP.HCM.
Theo TNO
Bế tắc cảng Kê Gà
Sau 5 năm chuẩn bị, với 4 lần dự kiến khởi công, đến nay dự án (DA) cảng Kê Gà (Bình Thuận) vẫn rơi vào bế tắc.
Năm 2007, sau khi DA cảng Kê Gà (H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) được đưa vào danh mục các cảng nước sâu và được Thủ tướng phê duyệt, UBND tỉnh Bình Thuận đã thông báo ngừng triển khai các DA du lịch (12 DA) trong khu vực này. Cảng Kê Gà - chủ đầu tư là Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam - TKV, sẽ là điểm tập kết để xuất khẩu bô xít từ Tây nguyên chuyển xuống. Theo quy hoạch, cảng Kê Gà có chiều dài 2,3 km bờ biển với diện tích 296 ha mặt nước biển và 70 ha trên đất liền. Công suất vận chuyển hàng hóa của cảng Kê Gà từ 80.000 - 100.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Tuy nhiên đến năm 2010, Chính phủ mới có quyết định chính thức thu hồi đất của các DA trên. Từ đó đến nay, TKV và UBND tỉnh Bình Thuận vẫn loay hoay với công tác đền bù. TKV chỉ mới chuyển về Bình Thuận được hơn 4 tỉ đồng, trong số hàng trăm tỉ đồng phải chi trả bồi thường. Theo ông Hồ Lâm, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Bình Thuận, cái khó nhất trong đền bù chính là không thống nhất được các chi phí mà các chủ DA bị thu hồi đưa ra. Tuy nhiên, theo thông tin từ cuộc làm việc giữa lãnh đạo TKV với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thì vấn đề mấu chốt hiện nay là TKV đang gặp khó khăn về nguồn vốn, dẫn đến DA cảng Kê Gà đang rơi vào "ngõ cụt".
Trong khi đó, bà Trần Thị Lý, chủ đầu tư DA Thảo My và Phương Bắc, nói với Thanh Niên: "5 năm trôi qua, TKV chưa hề triển khai DA. Tôi cho rằng họ không nghiêm túc và không đủ tiềm lực. Đề nghị UBND tỉnh có tối hậu thư cho TKV, 6 tháng hay 1 năm, bắt buộc phải triển khai DA. Nếu không phải bồi thường thiệt hại cho chúng tôi vì phải "treo" DA suốt 5 năm qua". Tương tự, ông Nguyễn Thịnh Phát, chủ DA Thạnh Đạt, bức xúc: "Chúng tôi cũng ít nhiều đóng góp vào phát triển ngành du lịch của Bình Thuận. Ngoài yếu tố pháp lý, TKV nên nghĩ đến đạo lý. Có xây cảng hay không phải trả lời dứt khoát. Tôi nghĩ cảng Kê Gà khó mà hình thành nổi trong bối cảnh hiện nay. Đề nghị UBND tỉnh và TKV trả lại đất DA cho chúng tôi tiếp tục đầu tư kinh doanh du lịch".
Những resort cao cấp này bị "treo" trong dự án cảng Kê Gà - Ảnh: Quế Hà
Trong lần họp với lãnh đạo TKV, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương kể một câu chuyện rất xót xa. Chủ một DA du lịch (trong 12 DA bị thu hồi) đang bị bệnh K giai đoạn cuối, đã viết một bức thư đưa cho 2 người con trai đưa trực tiếp cho chủ tịch tỉnh. "Ông ấy muốn trước khi nhắm mắt xuôi tay, được nhìn thấy thành quả lao động của mình. Resort của ông ấy vừa hoàn chỉnh thì tỉnh yêu cầu ngưng. Hàng trăm tỉ đồng đổ vào DA không kinh doanh được, không lấy lại được đồng nào và bị treo suốt 5 năm qua", ông Phương kể.
Theo TNO
Thêm một cây cầu bắc qua sông Lam Sáng 7/9, tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Bộ GTVT đã tổ chức lễ thông xe cầu Bến Thủy II và khởi công Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Nam cầu Bến Thủy - Tuyến tránh TP. Hà Tĩnh. Cùng ngày thông xe cầu bến Thủy II, lễ khởi công xây dựng công trình nâng...