Khói cháy rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Cháy rừng đang gia tăng cả về cường độ và tần suất tại nhiều nước, khiến khói lan rộng.
Khói cháy rừng bao gồm các loại khí, hóa chất độc hại và những loại bụi mịn tiềm ẩn nguy cơ cao đối với sức khỏe.
Khói này còn độc hơn cả không khí ô nhiễm, khi có thể tồn tại trong không khí nhiều tuần và di chuyển xa tới hàng nghìn km.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Công viên quốc gia Sequoia ở California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Giám đốc Trung tâm Y tế và Môi trường tại Đại học California ở Davis, Kent Pinkerton, cháy rừng không chỉ thiêu trụi cây cỏ, mà còn cả các thành phố, phá hủy hoàn toàn xe cộ và nhà cửa. Ngoài đất và các vật liệu sinh học, khói cháy rừng còn chứa cả kim loại, nhựa và những vật liệu tổng hợp khác.
Chuyên gia Pinkerton cho biết các thí nghiệm cho thấy một lượng khói cháy rừng có thể gây viêm và làm tổn thương mô nhiều hơn lượng không khí ô nhiễm tương đương. Nghiên cứu đối với những người hít phải khói từ cháy rừng cho thấy họ có tỷ lệ đau tim, đột quỵ và ngưng tim cao hơn, nguy cơ nhập viện vì hen và các vấn đề hô hấp cao hơn và hệ miễn dịch bị suy yếu.
Video đang HOT
Trong một số trường hợp, việc gia tăng số ca mắc COVID-19 bị cho là có liên quan đến xu hướng lây lan virus trong bụi mịn từ khói cháy rừng. Việc tiếp xúc với cháy rừng khi mang thai cũng là một nguyên nhân gây sảy thai, trẻ sinh nhẹ cân và sinh non. Cháy rừng cũng góp phần gây kích ứng mắt, mẩn ngứa da và các vấn đề da liễu khác.
Nghiên cứu đối với các nhân viên cứu hỏa cũng cho thấy những người tiếp xúc nhiều với cháy rừng có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nguy cơ mắc ung thư ở những người bình thường khi tiếp xúc với cháy rừng.
Trước đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Canada đăng trên tạp chí The Lancet Planetary Health vào tháng 5 cho thấy những người sống bên ngoài các thành phố lớn và trong vòng 50 km từ nơi xảy ra cháy rừng trong thập kỷ qua có nguy cơ bị ung thư cao hơn 4,9% và u não cao hơn 10% so với những người chưa từng gặp phải cháy rừng.
Tần suất cháy rừng tăng lên đồng nghĩa rằng con người sẽ đối mặt với cháy rừng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đang tập trung vào ảnh hưởng đến sức khỏe khi hít phải khói cháy rừng qua các mùa.
Chuyên gia Keith Bein của Trung tâm Y tế và Môi trường của Đại học California ở Davis nhấn mạnh mặc dù việc tiếp xúc với khói cháy rừng qua các mùa Hè nhiều khả năng sẽ gây bệnh tật, song rất khó để đưa ra dự đoán chính xác. Nguyên nhân là do sẽ khó để tính toán người dân sẽ đối mặt với bao nhiêu trận cháy rừng, hỏa hoạn kéo dài trong bao lâu và khói có chứa chất gì.
Nghiên cứu hiện nay cũng tập trung vào tác động lâu dài của bụi mịn trong khói đối với nguồn nước, mùa màng hoặc gia súc; ảnh hưởng lâu dài của khói cháy rừng đối với đô thị; ảnh hưởng của cháy rừng đối với sự phát triển thần kinh ở trẻ và các vấn đề hô hấp, cũng như liệu khói cháy rừng có làm tăng tác động tiêu cực từ thời tiết nóng cực đoan hay không.
Để giảm thiểu nguy cơ về sức khỏe do cháy rừng, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đã triển khai khóa học trực tuyến về cách thức giảm nguy cơ hít phải khói khi ở ngoài trời và trong nhà.
Cháy rừng tạo ra lượng khí thải kỷ lục trong năm 2021
Các vụ cháy rừng trở nên nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đã tạo ra lượng khí thải carbon kỷ lục tại nhiều khu vực ở Siberia (Nga), Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2021.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Công viên quốc gia Sequoia ở California, Mỹ, ngày 18/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là kết luận của Cơ quan giám sát khí quyển Corpenicus công bố ngày 6/12.
Theo Corpenicus, biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao và tình trạng khô hạn trên khắp thế giới, góp phần khiến các mùa cháy rừng mạnh hơn và kéo dài hơn. Cháy rừng dữ dội và kéo dài đã thải ra ước tính tổng cộng 1,76 tỉ tấn khí carbon, tương đương hơn 1/4 lượng khí thải hằng năm của Mỹ.
Cộng hòa Sakha ở Đông Bắc Siberia, Thổ Nhĩ Kỳ và miền Tây nước Mỹ ghi nhận lượng khí thải do cháy rừng cao nhất trong năm 2021. Cháy rừng cũng tàn phá các nước Albania, Algeria, Hy Lạp, Italy, Bắc Macedonia, Tây Ban Nha và Tunisia.
Nhà khoa học cấp cao tại Copernicus, Mark Parrington cho biết :"Gần hết năm 2021, chúng ta đã chứng kiến các khu vực rộng lớn trải qua cháy rừng dữ dội và kéo dài, một số trong đó ở mức chưa từng thấy trong 2 thập kỷ qua".
Theo nhà khoa học trên, năm 2020 là một trong những năm nóng nhất cho tới nay, và năm 2021 gần như chắc chắn là một trong 10 năm nóng nhất cho trong lịch sử.
Tháng 7 vừa qua, vụ cháy rừng Dixie bùng phát ở khu vực Bắc bang California của Mỹ và kéo dài hơn 3 tháng, trở thành vụ cháy rừng lớn thứ 2 trong lịch sử bang này. Các vụ cháy rừng ở California (Mỹ), Canada và khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ năm 2021 phát thải khoảng 83 triệu tấn carbon.
Nhiều nước ở các vùng Đông và Trung Địa Trung Hải cũng trải qua nhiều ngày cháy rừng mạnh trong mùa Hè, dẫn đến mật độ bụi mịn cao và ô nhiễm không khí. Trong tháng 7, cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người phải sơ tán và hàng nghìn động vật chết.
Ông Parrington cho rằng điều kiện thời tiết khô nóng hơn do tình trạng ấm lên toàn cầu làm gia tăng nguy cơ cháy rừng và điều này thể hiện qua những đám cháy cực lớn, lan nhanh và khó dập tắt. Ông nhấn mạnh: "Rõ rảng thực tế năm 2021 cho thấy biến đổi khí hậu đang tạo môi trường lý tưởng cho cháy rừng".
Mỹ nỗ lực bảo vệ rừng cự sam cổ thụ hàng nghìn năm tuổi khỏi 'giặc lửa' Ngày 16/9, những cây cự sam (sequoia) cổ thụ lớn nhất thế giới đã được phủ một lớp màng nhôm nhằm tránh tác động từ các vụ cháy lớn đang hoành hành miền Tây nước Mỹ. Cây cối bị thiêu rụi trong đám cháy rừng Caldor ở California, Mỹ, ngày 29/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Người phụ trách hoạt động bảo tồn cho...