Khỏe hơn với thở chậm, thở sâu
Bằng những phương pháp rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự theo dõi và điều chỉnh sự hô hấp của mình để tăng cường sức khỏe.
Chất lượng hơn số lượng
Bàn đến việc thở thế nào cho đúng, PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng và số lượng. Khi thở nhanh và cạn, khí sẽ nằm ở đường dẫn khí, không vào được phế nang, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Vì thế, thở chậm và sâu sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể hơn hẳn so với thở nhanh và cạn. Chẳng hạn như người thở 10 lần/phút sẽ có thể đạt mức thông khí phế nang cao gấp đôi người thở 30 lần/phút.
Để có được thói quen hít thở chậm và sâu không có gì là phức tạp. Mỗi sáng bạn chỉ cần dành ra 30 phút để tập thở. Thời gian đầu cần chú ý để đếm nhịp hít vào từ 1 đến 10, nín thở, ém hơi một chút rồi thở ra, lại đếm từ 1 đến 20, canh làm sao cho mỗi phút chỉ thở chừng 10 nhịp. Nếu được tập luyện đều đặn thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh thành thói quen thở sâu và chậm.
TS Lê Thị Tuyết Lan cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề tự bảo vệ trước những nguồn không khí ô nhiễm. Nếu không gian làm việc của bạn nhiều bụi bặm (công trường, xưởng sản xuất…), bạn nên “sắm” cho mình loại khẩu trang có miếng than hoạt tính thường bán tại các cửa hàng dụng cụ bảo hộ lao động. Khẩu trang cần được giặt mỗi ngày (sau khi rút miếng than ra), riêng than hoạt tính thì thay hằng tháng. Ngoài ra, những người làm việc ở môi trường có nguy cơ cao với hệ hô hấp (sơn sửa nhà, phun vẹc-ni…), lại càng cần trang bị các loại khẩu trang chuyên dụng có cấu tạo đặc biệt. Hiện nay đa số người lao động ít chú trọng việc này vì cho rằng đeo khẩu trang chuyên dụng dễ làm khó thở, cản trở công việc nên thường quên đeo, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Khi nào nên đi khám?
Theo TS Tuyết Lan, qua cách thở có thể phát hiện ra những dấu hiệu cấp tính để đưa người thân đi khám bệnh kịp thời. Trước hết là biểu hiện hít vào và thở ra khó khăn, phải sử dụng các cơ gắng sức (các nhóm cơ chỉ sử dụng trong quá trình hô hấp khi gắng sức). Trường hợp bệnh nhân dù không trải qua một vận động mạnh mà khi hít vào cánh mũi phập phồng (cơ cánh mũi), phải há miệng ra thở (cơ má, cơ lưỡi), co kéo ở xương đòn, xương ức…; hoặc lúc thở ra khó nhọc làm vùng ở giữa xương sườn co rút lại, hoặc phải hóp bụng lại mới thở ra được… nếu nhận thấy các biểu hiện này, đặc biệt khi bệnh nhân bị tím tái quanh môi, người nhà cần đưa đi khám ngay.
Video đang HOT
Một cách theo dõi khác là chú ý đến nhịp thở. Thông thường, trẻ em dưới 2 tháng tuổi thở dưới 60 lần/phút, từ 2-12 tháng dưới 50 lần/phút, từ 1-5 tuổi dưới 40 lần/phút, từ 6-8 tuổi dưới 30 lần/phút. Người lớn thường thở trung bình 20 lần/phút. Nếu nhịp thở nhanh quá mức bình thường, như người lớn mà thở trên 30 lần/phút thì cũng cần đến bác sĩ để khám.
Hạn chế sử dụng máy lạnh Đường hô hấp nhạy cảm với nhiệt độ thấp nên cần được giữ ấm. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng máy lạnh. Nếu nhà có thể mở cửa cho thông thoáng, ánh sáng mặt trời vào được và thoáng mát nhờ gió tự nhiên là tốt nhất. Trong trường hợp bắt buộc phải mở máy lạnh, cần vệ sinh máy 1 lần/tháng để tránh máy lạnh trở thành “ổ” nấm mốc, vi trùng. Rửa mũi, đơn giản mà hữu hiệu Trong số các phương pháp hỗ trợ cho hệ hô hấp chống lại khói bụi, rửa mũi là một cách rất đơn giản và dễ thực hiện. Nước phun rửa mũi có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc với giá thành rẻ, nếu xài hết có thể mua thêm dung dịch nước muối để bỏ vào chai, tiếp tục sử dụng. Khi phun nước rửa mũi không ngước cổ lên mà cần cúi đầu xuống để nước dơ chảy ra ngoài. Trung bình mỗi ngày có thể rửa từ 3 đến 7 lần.
Theo Nguyễn Ngọc Lan Chi
Thanh niên
8 động tác yoga cho làn da mịn màng
Khỏe, đẹp, dẻo dai đó là những lợi ích của việc tập yoga mang lại cho cơ thể mỗi người.
Bước1:
2 chân khép lại, giữ đầu gối hơi khụy xuống, 2 tay nắm gót chân. Tiến hành động tác thật chậm, vừa làm vừa thở sâuBước 2:
Chân chạm vào nhau, người hơi hướng về phía trước, gối hơi khịu xuống, ngực nâng lên, hai tay hướng lên trời, đồng thời chạm vào tai. Dứng lên ngồi xuống, (cố gắng tạo ra được 1 góc 90 độ ở chân). Giữ khoảng 5-8 nhịp thở và lặp lại khoảng 3 lầnBước 3:
Chân phải vắt qua chân trái để chạm mắt cá chân lên bắp chân trái. Tay phải và tay trá cũng vắt qua nhau như hình vẽ. Di chuyển lên xuống nhưng vẫn giữ cột sống thẳng. Làm đi làm lại khoảng 5-8 nhịp thở, sau đó chuyển chân và làm tiếp tụcBước 4:
Trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải, nâng chân trái lên, giữ đầu sao cho chân trái, cơ thể và đầu tạo thành 1 đường thẳng. Làm chậm trong khoảng 5-8 nhịp thở, sau đó lập lại với chân trái.Bước 5:
Chân phải bước rộng lên phía trước, khuỵu xuống. Đặt cơ thể song song với đùi chân phải. 2 tay chắp trước ngục, xoay qua bên phải. Làm từ từ trong khoảng 5-8 nhịp thở. Sau đó lặp lại động tác với chân trái.Bước 6:
Hai chân vắt chéo lên nhau, ngực ưỡn ra phía trước sao cho lưng thật căng, giữ yên tư thế khoảng 8-10 nhịp thở, rồi lặp lại vơic chân kiaBước7:
Nằm thẳng lưng, 2 tay nắm chặt nhau vòng sau lưng, 2 bàn chân đặt thẳng trên mặt đất và chạm nhau. Đẩy phần lưng, hông và mông lên khỏi mặt đất. Nâng lên chậm chậm trong khoảng 5-8 nhịp thở, sau đó từ từ hạ xuống đất. Làm đi làm lại khoảng 2-3 lầnBước 8: Nằm thẳng người trên mặt đất. 2 tay đặt lên eo, dung lực đâtr toàn bộ phần cơ thể, cùng chân, hông lên trên trời, cố gắng giữ chân cơ thể cang căng càng tốt. Cố gắng giữ động tác trong 30 giây, và làm lập đi lập lại khoảng 5 phút.
TrangMT
Theo Health
Thở sâu cho khỏe Thở sâu sẽ giúp tăng dung tích sống, kiểm soát cảm xúc, chống stress... trong khi thở nông có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm. Càng thở nông càng dễ dẫn đến cao huyết áp (CHA). Thở sâu đến bụng dưới vừa giúp tăng dung tích sống, kiểm soát cảm xúc, chống stress vừa hình thành một cơ chế...